7 Điều cần làm ngay khi thất nghiệp | Vietcetera
Billboard banner
15 Thg 04, 2020

7 Điều cần làm ngay khi thất nghiệp

Thất nghiệp là điều không ai muốn. Đây là trở ngại nhưng có thể là cơ hội để gắn kết một công việc mới nếu bạn biết cách thay đổi bản thân.
7 Điều cần làm ngay khi thất nghiệp

7 Điều cần làm ngay khi thất nghiệp

Theo ước tính từ Bộ lao động-thương binh và xã hội, đến ngày 20/3 số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc là khoảng 440.000 – 880.000 người. Tuy nhiên con số này có thể lên tới 880.000 – 1,32 triệu người nếu dịch bệnh kéo dài.

Nếu không may rơi vào trường hợp này, dưới đây là 7 điều bạn cần tham khảo để cải thiện tình hình khi đã thất nghiệp.

1. Xin bảo hiểm thất nghiệp

Nếu bạn thất nghiệp trong mùa dịch COVID-19, hãy lập tức nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Cẩn thận xem xét rằng bạn có đủ các điều kiện để hưởng bảo hiểm không và thực hiện theo đúng hướng dẫn về xin trợ cấp mùa COVID-19.

Với mức hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bạn sẽ giảm bớt được phần nào áp lực đến từ những hóa đơn tiền nhà, tiền nước hay tiền ăn khi đột ngột bị mất thu nhập.

Tigravem hiểu về caacutec goacutei trợ cấp lagrave caacutech tốt để an toagraven hơn về mặt tagravei chiacutenh sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Tìm hiểu về các gói trợ cấp là cách tốt để an toàn hơn về mặt tài chính.

2. Tìm kiếm các hỗ trợ tài chính khác

Nếu bạn đang có các khoản nợ phải trả hoặc cần vay hỗ trợ tài chính trong mùa dịch, hãy thường xuyên cập nhật các gói hỗ trợ từ các ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Một làn sóng các ngân hàng tham gia vào cuộc đua giảm lãi suất cho vay để giảm sốc kinh tế.

Cụ thể, ngay đầu tháng 4 này, BIDV đã công bố giảm tới 2% lãi suất cho vay với cả khoản vay cũ và mới, áp dụng với cả cá nhân và doanh nghiệp. Với khách hàng cá nhân, BIDV giảm 1- 2% lãi vay (cụ thể, giảm 1% cho khách vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương bị giảm và 2% cho lao động mất việc).

Ngoài ra, hãy theo dõi các tin tức kinh tế và thông tin từ chính phủ về các gói an sinh xã hội cứu trợ doanh nghiệp và người lao động trong mùa dịch. Hiện tại, đã thông qua gói hỗ trợ 3 tháng (4 – 6/2020) với mức 1.000.000 đồng/người/tháng cho đối tượng mất việc nhưng chưa được nhận trợ cấp thất nghiệp và 1.800.000 đồng/người/tháng cho đối tượng mất việc từ 14 ngày trở lên.

3. Thay đổi định hướng công việc

Sự thật là khi bạn thất nghiệp trong mùa dịch, đồng nghĩa cũng có rất nhiều người khác cùng vị trí và lĩnh vực đang chịu chung hoàn cảnh. Liệu dồn sức tìm một công việc mới tương tự với những gì đã làm có thật sự tối ưu? Khi mà giờ đây số lượng ứng viên cạnh tranh tăng đột biến? Và nhiều doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực đang chịu chung số phận?

Thay vì tìm kiếm một công việc như cũ, hãy suy nghĩ đến việc đổi mới định hướng. Xem xét liệu những kĩ năng và kinh nghiệm của bạn có thể áp dụng cho vị trí mới nào, lĩnh vực mới nào. Khả năng uyển chuyển và gắn kết được với nhiều công việc khác nhau không chỉ giúp sự nghiệp của bạn vững vàng trong hiện tại, mà cả sau này khi đối mặt những khủng hoảng mới.

Uyển chuyển thay đổi định hướng để thiacutech ứng với những cơ hội nghề nghiệp mới sẽ coacute lợi trong thời điểm nagravey sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Uyển chuyển thay đổi định hướng để thích ứng với những cơ hội nghề nghiệp mới sẽ có lợi trong thời điểm này.

Chỉ duy nhất nhớ một điều, những con đường hay định hướng mới này cần phù hợp với giá trị bạn tôn trọng. Hãy nhắm đến các giá trị, đó là cách bạn khiến tư duy mình rộng mở và sẵn sàng trước mọi thay đổi.

4. Học kỹ năng mới

Đại dịch làm chậm mọi hoạt động của hành tinh nhưng bạn vẫn có thể tăng tốc trong cuộc đua tìm việc nếu biết tận dụng thời gian này để học các kỹ năng mới. Các khóa học trực tuyến miễn phí từ các trường đại học danh giá Mỹ có thể giúp bạn trang bị kiến thức trong giai đoạn thất nghiệp và cách ly xã hội này với các chủ đề đa dạng như: phát triển kinh doanh, khoa học xã hội, nghệ thuật và thiết kế, kỹ thuật, phát triển cá nhân…

Kể cả khi thất nghiệp, hãy xem đó là “gap time” để xây dựng chiến lược phát triển bản thân. Đây là điều nhiều nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi để xác định khả năng thu nạp kiến thức mới, cùng cách thích ứng của bạn khi sự việc không mong đợi xảy ra. Tận dụng gap time hiệu quả sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh khiến bạn được đánh giá cao hơn ứng viên khác.

5. Đổi mới sơ yếu lý lịch

Nếu sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn không thật nổi bật thì bây giờ là thời gian để bạn trau chuốt và chỉn chu chúng. Dành thời gian suy nghĩ về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ phù hợp với công việc tiếp theo. Sử dụng những từ khoá ấn tượng có thể giúp bạn nổi bật trước nhà tuyển dụng.

Hãy viết tất cả các kỹ năng và tư duy bạn học trong thời gian thất nghiệp lên sơ yếu lý lịch để cho thấy bạn đã tận dụng một cách thông minh và hiệu quả khoảng thời gian “nghỉ giữa hiệp” này.

Nhacircn cơ hội nagravey hatildey bổ sung những kinh nghiệm vagrave kĩ năng coacute được trong thời gian qua vagraveo CV sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Nhân cơ hội này, hãy bổ sung những kinh nghiệm và kĩ năng có được trong thời gian qua vào CV.

Cũng đừng quên diện một chiếc áo thật đẹp cho bộ hồ sơ ứng tuyển của bạn bằng cách sử dụng một số dụng cụ để thiết kế miễn phí như như Canva, VisualCV,…

6. Luyện tập phỏng vấn

Nếu đã làm việc quá lâu ở công ty cũ và quên mất lần cuối cùng phỏng vấn xin việc, thì bây giờ là thời điểm tốt để thực hành lại. Tranh thủ sự giúp đỡ của một thành viên gia đình hoặc bạn bè để luyện tập những câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Điều này quan trọng vì sẽ tăng cường sự tự tin cho bạn khi gặp nhà tuyển dụng.

Đừng quên giữ thái độ lạc quan và tích cực ngay cả khi nhà tuyển dụng mới đề cập đến khoảng thời gian thất nghiệp mùa dịch. Tốt hơn nữa, hãy chia sẻ những góc nhìn, sáng kiến mới để hỗ trợ công ty vượt qua hay bức phá trong mùa dịch. Và luôn nhớ, hãy cảm ơn họ vì đã cho bạn cơ hội để trao đổi.

7. Mở rộng các mối quan hệ công việc

Tiacutech cực networking lagrave caacutech để bạn tigravem kiếm cơ hội việc lagravem mới sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Tích cực networking là cách để bạn tìm kiếm cơ hội việc làm mới.

Thực hiện cách ly xã hội không có nghĩa là bạn ngừng kết nối. Hãy cập nhật sơ yếu lý lịch và hồ sơ của bạn trên các trang xin việc như LinkedIn, Careerbuilder, Vietnamworks

Tiếp cận với bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ cũ và cho họ biết bạn đang tìm việc. Kết nối với những người khác cũng đang trong tình cảnh như bạn và xem liệu hai bên có thể hỗ trợ gì nhau.

Ngoài ra, hãy xem liệu có bất kỳ cuộc gặp gỡ trực tuyến hay hội nhóm trên mạng xã hội nào dành cho những người trong ngành – vì đó là một cách tốt để mở rộng các mối quan hệ của bạn và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người đồng cảnh ngộ.

Kết

Một điều cuối cùng bạn nên biết rằng thất nghiệp còn là một cơ hội. Những thử thách hiện là điều kiện để bạn tái tạo lại năng lượng và trân trọng giá trị bản thân nhiều hơn. Với bất kỳ ai chọn sự lạc quan và nỗ lực, hãy tin rằng khoảng thời gian thất nghiệp mùa dịch chính là một cái kén. Để rồi khi khủng hoảng ra đi, bạn sẽ là một con bướm hoàn hảo và tung bay đầy kiêu hãnh giữa bầu trời.

Bài viết được thục hiện bởi Đinh Hương.

Xem thêm:
[Bài viết] Ngoài trữ tiền mặt, bạn cần làm gì ngay để đủ tài chính vượt qua mùa dịch?
[Bài viết] Công ty không đào tạo để bạn phát triển? Không lo, vẫn có những cách sau!