8 Cách để ngừng lo lắng người khác nghĩ gì | Vietcetera
Billboard banner
09 Thg 06, 2020

8 Cách để ngừng lo lắng người khác nghĩ gì

Từ khi nào mà chúng ta đã quá quan tâm đén suy nghĩ của người khác về mình? Làm thế nào để loại bỏ những suy nghĩ đó ra khỏi đầu và trở nên lành mạnh hơn?
8 Cách để ngừng lo lắng người khác nghĩ gì

8 Cách để ngừng lo lắng người khác nghĩ gì

Tại sao chúng ta quá quan tâm đến suy nghĩ của người khác?

Từ xa xưa, khi con người sống thành đàn và săn bắt hái lượm, chúng ta bắt đầu được lập trình để tìm kiếm sự chấp thuận của một nhóm người hay “bộ lạc” với mục đích cùng sinh tồn.

Khi xã hội ngày càng phát triển, quy mô các “bộ lạc” trở nên rộng lớn và phức tạp hơn. Con người không chỉ quan tâm đến thức ăn hay thú dữ mà còn suy nghĩ đến danh dự, cái tôi và vị thế xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu được chấp thuận vẫn ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta.

Không dễ để ngừng lo lắng người khác nghĩ gì về mình, vì điều này yêu cầu phải tái lập trình lại tâm trí. Quá trình đó đòi hỏi bạn phải đối mặt với những định kiến, kiểm soát lại những suy nghĩ trong tiềm thức và trải nghiệm vài bài học quan trọng để tìm ra bạn là ai và bạn muốn gì.

1. Suy nghĩ của người khác về bạn phản ánh chính bản thân họ, không phải bạn

Việc đaacutenh giaacute thể hiện quan điểm caacute nhacircn hơn lagrave nhắm vagraveo con người
Việc đánh giá thể hiện quan điểm cá nhân hơn là nhắm vào con người

Tất cả chúng ta đều nhìn thế giới qua quan điểm và nhận thức của chính mình. Con người thường ghét người khác ở những điểm họ ghét ở chính bản thân họ.

Ví dụ, khi bạn đánh giá tiêu cực về ai đó vì họ thích nói dối và phóng đại mọi chuyện, điều này phản ánh việc bạn không thích hành vi lừa dối hơn là nhắm vào người kể chuyện. Đối với người khác, câu chuyện đó có thể chỉ để giải trí, còn bạn đánh giá nó tiêu cực là do quan điểm của riêng bạn.

Tương tự, việc một người đánh giá tiêu cực về bạn thể hiện tư duy và hệ giá trị của họ hơn là về bạn.

2. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người

Trước đây, nếu không có sự hỗ trợ của “bộ lạc” thì ta không thể nào tồn tại trước thiên nhiên khắc nghiệt và nanh vuốt của thú dữ. Đó là lý do con người sợ bị từ chối và luôn tìm kiếm sự chấp thuận của cộng đồng như một bản năng sinh tồn.

Nhưng xã hội đang ngày càng phát triển và con người trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời phân chia “bộ lạc”, vì thế việc làm hài lòng tất cả là một điều không thể.

3. Hãy là chính bạn

Lagrave chiacutenh migravenh
Là "chính mình" sẽ giúp bạn tìm thấy những người thật sự chấp nhận bạn

Nghĩa là hãy trở thành người mà bạn muốn, không phải để làm hài lòng hoặc gây ấn tượng với bất kỳ ai. Đó là bản sắc cá nhân mà bạn đang giấu đi với thế giới bởi vì bạn khiếp sợ việc bị từ chối.

Để sống đúng với bản thân mình, bạn sẽ phải đối mặt với nỗi sợ đó. Món quà vô giá cho sự dũng cảm này là bạn sẽ tìm thấy người chấp nhận bạn bởi vì chính bạn, cũng như cảm thấy trân trọng bản thân mình hơn.

4. Mọi người không để ý tới bạn nhiều như bạn tưởng

Chúng ta dành quá nhiều thời gian lo lắng xem người khác nghĩ gì mà không hề biết rằng thật ra mọi người bận suy nghĩ về bản thân họ hơn là quan tâm đến chúng ta.

Hầu hết chúng ta lớn lên và bị ảnh hưởng bởi ý kiến của cha mẹ, thầy cô, bạn bè hay những người lạ trên mạng xã hội. Hãy ngừng vài giây và tự hỏi điều gì thật sự quan trọng hơn, ý kiến của họ hay chính bản thân bạn?

5. Liệu chính bạn cũng đang đánh giá người khác?

Đaacutenh giaacute vagrave sợ bị đaacutenh giaacute một vograveng lặp
Đánh giá và sợ bị đánh giá- một "vòng lặp" không lối thoát

Trong thời đại mà chúng ta bị bủa vây bởi các phương tiện truyền thông tiêu cực luôn chỉ trích bất cứ điều gì và bất cứ ai, chúng ta cũng đang vô tình làm điều tương tự để thuận theo dòng chảy ấy.

Chúng ta đánh giá mọi người và cho rằng họ cũng đang làm vậy với ta, để rồi tự cảm thấy đau khổ, chán nản và không công bằng, nhưng không hề nhận ra mọi vấn đề đều bắt đầu từ chính mình.

Để thay đổi, bạn phải ngừng đưa ra những đánh giá không cần thiết đối với người khác, chẳng hạn như về cơ thể, sự lựa chọn, hay trang phục của họ. Khoan dung với mọi người cũng chính là khoan dung với bản thân.

6. Biết việc gì là việc của mình và việc gì thì không

Bạn nhìn thế giới thông qua nhận thức của riêng bạn, nhưng đó không phải là sự thật. Chúng có thể đúng với bạn nhưng không có nghĩa sẽ được tất cả mọi người chấp nhận. Chúng ta cần phải tập trung vào vấn đề của bản thân, thay vì quan tâm tới việc của người khác và cho rằng bạn có khả năng hiểu họ hơn chính họ.

7. “Bắt quả tang” chính mình khi đang suy nghĩ tiêu cực

Con người suy nghĩ quá nhiều và dễ hướng đến những điều tiêu cực hơn là tích cực. Hãy cố “bắt quả tang” bản thân vào những lúc đang suy nghĩ tiêu cực về người khác hoặc khi đang lo sợ người khác nghĩ xấu về mình. Đây là bước đầu trong việc đối mặt và tìm ra lý do đằng sau suy nghĩ ấy (có nhiều khả năng liên quan đến chính tuổi thơ của bạn). Biết được nguyên nhân bạn sẽ tìm ra cách giải quyết phù hợp với bản thân mình.

8. Tập trung vào những việc cần thiết

Ưu tiecircn những gigrave thật sự quan trọng
Ưu tiên những gì thật sự quan trọng

Khi loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực là bạn đang cho mình cơ hội để tập trung vào những điều thiết thực hơn: bạn là ai, bạn cần gì và điều gì quan trọng với bạn.

Chúng ta lớn lên với thói quen cố gắng tìm kiếm sự công nhận từ người khác (như được nhận đồ chơi hoặc lời khen lúc còn bé). Hãy tập trung vào việc tự công nhận chính bản thân mình thay vì chờ đợi người khác làm điều đó. Để giúp bạn trong quá trình công nhận bản thân bạn có thể tham khảo năm điều sau:

- Điều gì quan trọng với bạn?

Hãy liệt kê năm điều bạn muốn tập trung và dành thời gian trong cuộc đời bạn. Đó có thể là gia đình, sự nghiệp, bạn bè,...

- Dành thời gian với những ai yêu quý bạn vì chính bạn

Và hạn chế tiếp xúc với những người có tư tưởng “độc hại”, những người khiến bạn cảm thấy tiêu cực và chán nản khi ở gần.

Ai lagrave người yecircu quyacute migravenh hơn
Ai là người yêu quý mình hơn.

- Dọn dẹp môi trường sống xung quanh

Việc dọn dẹp này bao gồm cả những đồ vật hoặc người làm ảnh hưởng đến tâm trạng tích cực của bạn.

- Hạn chế sử dụng mạng xã hội

Nếu chúng liên tục khiến bạn so sánh bản thân với người khác. Hoặc bạn có thể ngừng theo dõi những người/trang thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ.

- Ngừng cho rằng bạn không đủ tốt

Thay vì so sánh với thành công của những người xung quanh, hãy cố gắng vượt qua chính mình của ngày hôm qua.

Kết

Cuộc sống này quá ngắn chỉ để đoán xem người khác nghĩ gì và cố gắng làm hài lòng tất cả. Bạn không thể kiểm soát những gì người khác nói nhưng hoàn toàn có thể chọn cách phản ứng với những điều tiêu cực xảy đến, yêu quý bản thân và sống lạc quan hơn.

Bài viết này được chuyển ngữ từ bài gốc của tác giả Jade Nyx tại Lifehack.

Hình ảnh được thực hiện bởi Nhi Thanh.