Negroni, Gimlet, hay Daiquiri đều là những cocktail đắt giá trong menu của các quán bar. Bên cạnh yêu cầu về nguyên liệu cao cấp, những loại cocktail này cũng là một thách thức với tay nghề của người pha chế, bạn đã biết chưa?
Negroni
Câu chuyện về Negroni khá đơn giản, khi tên gọi của cocktail này chính là tên của người đầu tiên “yêu cầu làm ra nó”. Vào đầu thế kỷ 20 tại Bar Casoni ở Florence, Ý, Bá tước Camillo Negroni đã tới và yêu cầu người pha chế phải làm cho Americano trở thành đồ có cồn.
Người pha chế khi đó đã làm theo yêu cầu của bá tước, là thay 2 nguyên liệu trong đồ uống (soda đổi thành gin, vỏ chanh đổi thành vỏ cam). Từ đây, cocktail Negroni ra đời.
Cocktail màu đỏ vị thiên chua này chinh phục người thưởng thức với 3 nguyên liệu có tỷ lệ đúng bằng nhau. Sự cân bằng hoàn hảo của Negroni đã khiến nhà văn Gary Regan phải viết trong The Joy of Mixology (năm 2003) rằng: “Đừng thử thay đổi tỷ lệ, chính sự cân bằng mới là điều cốt lõi”.
Whisky Sour
Nghe tên gọi của cocktail này đơn giản và dễ hình dung hơn rồi phải không - “Whisky Chua”?
Đúng vậy, Whisky Sour gồm 3 nguyên liệu chính là Whisky (hoặc Bourbon), nước cốt chanh và siro đường. Cái tên Whisky Sour xuất hiện một cách chính thức trong cuốn sách The Bar-Tenders Guide xuất bản năm 1862. Nhưng đồ uống này đã phổ biến trước quyển sách nói trên rất lâu (bao lâu thì hiện chưa ai có thể khẳng định).
Whisky Sour cổ điển còn có lòng trắng trứng, được “Dry Shake” rồi mới “Shake With Ice”. Việc lắc trước khi lắc với đá khiến cho lòng trắng trứng bông lên, giúp cocktail sánh lại. Song, tìm được quán bar cho lòng trắng trứng vào Whisky Sour ngày nay không dễ dàng.
Món đồ uống này được yêu thích đến mức có riêng cho mình một ngày lễ. Nếu bạn có ý định thưởng thức Whisky Sour, hãy nhớ đến ngày 25 tháng 8 - Whisky Sour Day nhé!
Gimlet
Trong khi hầu hết các anh em cocktail khác được sáng chế tại quầy bar, Gimlet lại có nguồn gốc từ... quân đội.
Vào thế kỷ thứ 19, thủy quân Anh sau nhiều tháng lênh đênh trên biển thì đã mắc những triệu chứng rất nặng do thiếu vitamin C. Phương thức bổ sung vitamin hợp lý nhất là sử dụng nước chanh, nhưng nước cốt chanh thì đâu có dễ uống? Thay vào đó, một bác sĩ hải quân Anh đã đưa ra “bài thuốc” pha nước chanh với rượu Gin (thức uống thường ngày của sĩ quan).
Không rõ cụ thể loại rượu Gin được sử dụng là gì, nhưng ý đồ đằng sau việc pha chế này là nhằm át đi vị đắng, giúp bổ sung vitamin C dễ hơn. Khi “bài thuốc” này phổ biến hơn, tên của bác sĩ cũng đã được lính hải quân sử dụng để gọi.
Daiquiri
Ở phía Nam của Cuba có một ngôi làng tên là Daiquiri. Đây cũng chính là nơi mà cocktail Daiquiri ra đời. Câu chuyện bắt đầu khi một kỹ sư người Mỹ tới đây khai phá và làm việc ở mỏ sắt. Trong quá trình làm việc, người kỹ sư này đã quan sát thấy người bản xứ pha rượu Rum với cà phê. Ông tò mò và thử pha chế rượu rum nhưng với chanh, đường và đá.
Rum Sour ban đầu là tên mà người kỹ sư kia gọi, nhưng sau này đã đổi thành Daiquiri để tưởng nhớ về nơi đã mang cảm hứng tới cho mình. Dần dà, ly cocktail vươn ra khỏi Cuba và trở thành một cocktail rất được ưa chuộng khắp thế giới.
Martini
Với những người quan tâm đến tiến hóa của sinh vật, hẳn sẽ thấy câu chuyện về Martini rất thú vị. Đó là bởi Martini nằm trong một “phả hệ” rất phức tạp: Khởi nguồn có thể là từ Manhattan, “tiến hóa” thành Martinez rồi sang Martini, sau đó tới một loạt cocktail phái sinh khác là Marguerite, Martine, Martigny, Martina, Martineau và Bradford à la Martini. Điều thú vị là trong một số tài liệu, người ta cho rằng cái tên Martini xuất hiện là cách gọi khác của Martinez.
Loại cocktail từng được pha chế để chúc mừng thành công của những người thợ đào vàng từ những năm 1860 sau này lại gắn liền với hình ảnh của điệp viên James Bond (nhân vật giả tưởng trong bộ phim cùng tên), khi nhân vật này thường xuyên gọi Martini.
Nếu bạn muốn thử Martini theo đúng kiểu của James Bond, đừng quên câu “shaken, not stirred” (giống như yêu cầu của điệp viên 007). Nếu “stirred” là một ly cocktail lắc sơ với đá, thì “shaken” là ly cocktail được lắc kỹ để đảm bảo đồ uống lạnh hơn.
Highball
Trong những câu chuyện lý giải về tên gọi của cocktail Highball, một câu chuyện cho rằng Highball đơn giản là cách nói ngày xưa của High Glass - với “ball” là từ lóng của “glass” (cốc, ly nước). Highball được hiểu đơn giản là một ly cocktail… rất cao.
Highball được cho là sản phẩm của người Anh, nhưng phải tới khi người Nhật tiếp nhận thì Highball mới lên một tầm cao mới. Khi order Highball tại đất nước Mặt Trời mọc, bạn có thể yêu cầu người pha chế làm Highball kỹ tới từng số lần khuấy, nhiệt độ, hay kích thước của ly. Người Nhật còn ưa chuộng đồ uống này tới nỗi người ta đã đóng lon và bán nó tại một số cây bán hàng tự động.
Thưởng thức có trách nhiệm, 18+.
Không chia sẻ nội dung này cho người dưới 18 tuổi.
Flavors Vietnam, chuỗi sự kiện thường niên do Vietcetera cùng Mastercard đồng tổ chức, đã chính thức trở lại trong năm 2024. Kéo dài trong 5 tháng, Flavors Vietnam 2024 vẫn tiếp nối sứ mệnh vinh danh ngành F&B Việt Nam với thông điệp “Ẩm thực là để sẻ chia.”
Năm nay, Flavors Vietnam bắt tay với World Class Cocktail Festival của Diageo để khởi động chuỗi sự kiện Tuần Lễ Quán Bar. Diễn ra từ ngày 01/07-14/07 tại gần 50 quán bar tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuần Lễ Quán Bar 2024 hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm độc đáo cho các tín đồ yêu cocktail từ Bắc vào Nam.
Nhằm lan toả tinh thần “Bùng nổ hương vị mỗi lần nâng ly”, Tuần Lễ Quán Bar thiết kế riêng chương trình Bar Walk với 5 lộ trình khám phá các quán bar chỉ trong vài bước chân. Đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức thực đơn cocktail đặc biệt mùa Flavors tại mỗi quán bar và tận hưởng những ưu đãi độc quyền dành cho chủ thẻ Mastercard.
Đặc biệt cảm ơn các Nhà Tài Trợ và Đối Tác của Flavors Vietnam 2024: Mastercard, Diageo (Công ty sở hữu các thương hiệu Johnnie Walker, Don Julio, The Singleton, Tanqueray, Ron Zacapa, Bulleit và Ketel One), Kamereo và InSpace Creative.
Tìm hiểu thêm về Tuần Lễ Quán Bar 2024 tại đây.