Con đường nào cho sinh viên ngoại ngữ? | Vietcetera
Billboard banner
17 Thg 09, 2019

Con đường nào cho sinh viên ngoại ngữ?

Tôi là sinh viên ngành ngoại ngữ, một khối ngành mà các bậc phụ huynh thường hỏi chúng tôi, học ngoại ngữ sau này ra làm gì. Liệu chọn ngành ngoại ngữ có phải là đang giới hạn tiềm năng phát triển của bản thân?

Con đường nào cho sinh viên ngoại ngữ?

Nguồn: Trà Nhữ (@averagetea_)

Tôi là sinh viên ngành ngoại ngữ, một khối ngành mà các bậc phụ huynh thường hỏi chúng tôi, học ngoại ngữ sau này ra làm gì. Công việc gì cần phải chuyên về ngoại ngữ mới làm được? Quanh đi quẩn lại, phổ biến nhất cũng chỉ là phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên ngoại ngữ,… Liệu chọn ngành ngoại ngữ có phải là đang giới hạn tiềm năng phát triển của bản thân?

Ngoại ngữ là một ngành học “nguy hiểm”?

Ngành của chúng tôi không như những ngành nghề chuyên môn hóa cao như bác sỹ, kỹ sư, điện tử, và nhiều ngành kỹ thuật khác, học gì sẽ ra làm cái đó. Khối ngành xã hội, đặc biệt là ngoại ngữ không có bất kỳ một quy chuẩn ngành nghề nào.

Chị của bạn tôi là sinh viên ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha, sau nhiều năm ra trường làm cho một công ty nhập liệu nước ngoài. Bạn của anh tôi học tiếng Ý, sau lại trở thành một nhân viên tổ chức sự kiện. Đặc tính của ngành xã hội vốn linh hoạt, và cũng chính vì sự linh hoạt đó mà nó mang lại cảm giác không chắc chắn và thiếu an toàn dưới cái nhìn của các bậc phụ huynh.

Thật ra ngoại ngữ khocircng phải lagrave một nghề noacute chỉ lagrave một phương tiện để bạn nacircng tầm bản thacircn với thế giới trong thời kỳ hội nhập Nhưng cũng bởi vigrave lagrave một phương tiện necircn nhiều người cho rằng chọn ngoại ngữ lagravem ngagravenh học chiacutenh lagrave ldquokhocircng đaacutengrdquo
Thật ra ngoại ngữ không phải là một nghề, nó chỉ là một phương tiện để bạn nâng tầm bản thân với thế giới trong thời kỳ hội nhập. Nhưng cũng bởi vì là một phương tiện nên nhiều người cho rằng chọn ngoại ngữ làm ngành học chính là “không đáng”.

Thật ra ngoại ngữ không phải là một nghề, nó chỉ là một phương tiện để bạn nâng tầm bản thân với thế giới trong thời kỳ hội nhập. Nó hỗ trợ bạn rút ngắn khoảng cách với những cơ hội vươn ra quốc tế, và mở rộng mối quan hệ với những người làm trong lĩnh vực mà bạn muốn phát triển ở mạng lưới toàn cầu.

Nhưng cũng bởi vì là một phương tiện nên nhiều người cho rằng chọn ngoại ngữ làm ngành học chính là “không đáng”. Hồi năm học 12, biết tôi muốn đăng ký ngành ngôn ngữ, bạn tôi thật lòng khuyên tôi nên đăng ký học một ngành nghề nào đó khác. Tiếng thì mình có thể học thêm, chứ học tiếng mà không có nghề cụ thể thì có lẽ sẽ “nguy hiểm” cho tôi.

Con đường nào cho sinh viên ngoại ngữ?

Học ngoại ngữ là cánh cửa mở ra hai con đường. Một là, bạn sẽ đi theo con đường học thuật, hoàn toàn nghiêng về sử dụng ngôn ngữ, như công việc giảng dạy, dịch thuật, phiên dịch, nghiên cứu và thực hành ngôn ngữ ở mức độ nâng cao và chuyên sâu hơn.

Hai là rẽ sang một ngành nghề mà bạn muốn phát triển và lấy vốn kiến thức ngoại ngữ của bạn làm điểm cộng trước nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng của bạn có thể là một công ty chuyên giao thương với nước ngoài và cần tuyển nhân viên có trình độ ngoại ngữ nhất định để làm việc với các đối tác, hoặc đó là một công ty nước ngoài có chi nhánh đặt tại Việt Nam và cần tuyển nhân viên Việt Nam biết ngôn ngữ của họ.

Nhiều người e ngại rằng chọn một ngoại ngữ lagrave đồng nghĩa với cơ hội việc lagravem bị thu hẹp Thật ra ngagravenh ngocircn ngữ lại mở ra nhiều hướng rẽ hơn bạn nghĩ
Nhiều người e ngại rằng chọn một ngoại ngữ là đồng nghĩa với cơ hội việc làm bị thu hẹp. Thật ra, ngành ngôn ngữ lại mở ra nhiều hướng rẽ hơn bạn nghĩ.

Bạn có thể học tiếng thật tốt rồi bên cạnh đó bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp bằng cách đi làm thêm, tham gia các hoạt động tình nguyện, lớp học ngắn hạn để chuẩn bị dần dần hành trang bước ra đời cho chính mình.

Nhiều người e ngại rằng chọn một ngoại ngữ là đồng nghĩa với cơ hội việc làm bị thu hẹp. Tôi cũng từng có mối lo đó, cho tới khi tham gia hội chợ việc làm dành cho Francophone (cộng đồng Pháp ngữ). Tôi thực sự bất ngờ vì mạng lưới làm việc của các công ty Pháp tại Việt Nam vô cùng phong phú, từ các công ty điện tử, nhập liệu đến các chuỗi nhà hàng, khách sạn có tiếng trên thế giới, các công ty về Marketing, các tờ báo Pháp,…

Tôi trò chuyện với chị nhân sự của một công ty điện tử, rằng chúng tôi chỉ biết tiếng Pháp, ngoài ra điện tử công nghệ thì mù tịt, sợ sẽ không phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn của công ty. Chị bảo chỉ cần chúng tôi được nhận, mọi khâu về kiến thức chuyên môn đều sẽ được công ty đào tạo.

Lại nhớ một lần đến nhà cô giáo chơi, cô biết tôi học ngôn ngữ thì nói, học ngôn ngữ thì không thiếu việc làm. Ví dụ như, người học kế toán ra thì nhiều, nhưng người học kế toán mà biết tiếng Nhật thì lại không có bao nhiêu. Chỉ cần bạn giỏi thứ tiếng mà bạn học, nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ thời gian ra đào tạo bạn. Bởi vì kỹ năng làm việc thì không khó, nhưng quá trình để bạn hiểu được cách làm công việc của bạn bằng thứ tiếng của họ lại là một việc không phải ai cũng có thể làm được. Muốn cạnh tranh trong thời đại hội nhập, ngoại ngữ thật sự là món đầu tư có lời.

Chọn ngành nghề nào cũng vậy, con đường có chắc chắn hay không là do bạn quyết định

Trong những ngày hướng nghiệp, câu hỏi thường gặp nhất của các em sắp tốt nghiệp cấp Ba và tân sinh viên là, học tiếng A, tiếng B, tiếng C sau này mình ra làm gì vậy các anh chị. Lại thấy hình ảnh của bản thân của ngày xưa, lòng nhiều mối bận tâm.

Chỉ khi daacutem bước vagraveo becircn trong thigrave bạn mới coacute thể khaacutem phaacute thế giới muocircn sắc sinh động vagrave naacuteo nhiệt của ngagravenh ngocircn ngữ
Chỉ khi dám bước vào bên trong thì bạn mới có thể khám phá thế giới muôn sắc, sinh động và náo nhiệt của ngành ngôn ngữ.

Bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, đều sẽ có người hỏi bạn làm gì để sống. Thật ra họ cũng chỉ giống như người đứng bên ngoài tấm kính một chiều của cửa hàng, nhìn thấy bên trong mờ mịt mà tưởng rằng vắng bóng người. Chỉ có khi bạn dám bước vào bên trong, mới thấy thì ra thế giới lại muôn sắc, sinh động và náo nhiệt đến vậy.

Mảnh đất nào cũng có chốn dung thân, chỉ cần bạn xác định được hướng đi mình mong muốn, và thật lòng nỗ lực. Dù bạn làm nghề nào cũng vậy, nỗ lực ắt cơ hội sẽ đến. Dù bạn chọn con đường như thế nào, chú tâm ắt sẽ đến đích.

Bài viết này được thực hiện bởi Linh Bùi.

Hình ảnh được thực hiện bởi Trà Nhữ.

Xem thêm:

[Bài viết] Nên làm gì vào năm nhất đại học?

[Bài viết] Vì sao bạn nên đi làm từ khi còn ngồi ở giảng đường đại học?