Dừng chân ghé lại 3 quán ở Hà Nội để phẩm trà Việt | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
15 Thg 06, 2020

Dừng chân ghé lại 3 quán ở Hà Nội để phẩm trà Việt

Khi chuyên tâm thưởng trà, đôi khi bạn sẽ cảm thấy mình đang chiêm nghiệm một bức tranh dân gian cổ kính, khiến chúng ta đắm chìm rất lạ.

Dừng chân ghé lại 3 quán ở Hà Nội để phẩm trà Việt

Dừng chân ghé lại 3 quán ở Hà Nội để phẩm trà Việt

Trà mang trong mình vị nhẹ nhàng nhưng da diết hương thơm. Trà vốn được mệnh danh là tinh túy của đất trời trong lành và thuần khiết. Nó là thứ mùi hương thanh tao đến từ những đồi chè ngút ngàn, là kết quả những ngày tháng đằm mình trong nắng, trong sương căng tràn nhựa sống. 

Cái cốt nghệ thuật thưởng trà của dân tộc Việt là trân trọng những nét đặc trưng mộc mạc nhưng ẩn chứa những giá trị khó nhầm lẫn như chính con người Việt vậy Nguồn Thưởng Trà Quán
Cái cốt nghệ thuật thưởng trà của dân tộc Việt là trân trọng những nét đặc trưng mộc mạc, nhưng ẩn chứa những giá trị khó nhầm lẫn như chính con người Việt vậy. Nguồn: Thưởng Trà Quán.

“Người Việt Nam không chỉ uống chè bằng miệng, mà uống bằng đủ năm giác quan [...]; không chỉ uống bằng năm giác quan mà còn uống bằng cả tâm hồn”.

Nhìn lại cách thưởng trà của người dân nước Nam 

Từ xa xưa, khi hầu chuyện, trên chiếc bàn gỗ của người Việt vốn chưa bao giờ thiếu đi ấm trà nóng phảng phất hương thơm. Mở đầu một cuộc trò chuyện thâm tình luôn cần nhâm nhi vài ngụm trà cho thấm giọng.

Thuộc khu vực Á Đông, có thể nói Việt Nam là một trong những dân tộc đã biết đến cây trà đầu tiên trong lịch sử loài người. Hơn thế, trà dường như gắn bó trọn đời với người dân Việt đến tận ngày nay. 

Mở đầu một cuộc trò chuyện thâm tình luôn cần nhâm nhi vài ngụm trà cho thấm giọng Nguồn Tầm Vị
Mở đầu một cuộc trò chuyện thâm tình luôn cần nhâm nhi vài ngụm trà cho thấm giọng. Nguồn: Tầm Vị.

Cái cốt nghệ thuật thưởng trà của dân tộc Việt là trân trọng những nét đặc trưng mộc mạc, nhưng ẩn chứa những giá trị khó nhầm lẫn như chính con người Việt vậy.

Xưa, nếu pha trà cho vua chúa đều có yêu cầu rất cầu kỳ và công phu như hứng giọt sương trên búp sen sáng sớm làm nước pha, thì đối với các cụ chốn bình dân nước mưa lại là giúp trà thanh mát và ngọt vị nhất.

“Người Việt Nam không chỉ uống chè bằng miệng mà uống bằng đủ năm giác quan không chỉ uống bằng năm giác quan mà còn uống bằng cả tâm hồn” Nguồn Thưởng Trà Quán
“Người Việt Nam không chỉ uống chè bằng miệng, mà uống bằng đủ năm giác quan [...]; không chỉ uống bằng năm giác quan mà còn uống bằng cả tâm hồn”. Nguồn: Thưởng Trà Quán.

Vào hè, trà sen là phổ biến hơn cả. Không chỉ bởi vị thơm đặc trưng mà nó sở hữu dược tính lành, mát giúp giải khát và thanh lọc cơ thể. 

Mỗi vùng có thức trà mùa hè độc đáo của riêng mình. Tiêu biểu tại vùng đất thủ đô, người dân Hà Thành chưa bao giờ quên mất hương vị trà vối (nước vối). Lá vối phơi khô rồi đem hãm với nước sôi để cho ra thức nước mát gan, giải nhiệt.

Trên bàn trà Việt có những món gì? 

Vốn mang trong mình hương vị tinh tế có phần mong manh của thiên nhiên, nên có thể nói trà vốn ‘kén chọn’ trong việc thưởng thức với các món ăn kèm. Bởi khi bạn kết hợp không khéo, nét đặc sắc của trà sẽ bị lấn át đi mất. 

Kế bên ấm trà nghi ngút khói thường có những thức quà ngọt truyền thống. Sự ngọt bùi của bánh trái có tác dụng cân bằng cái đắng chát, nhưng cũng đồng thời tôn lên dư vị nồng đậm của trà. 

Từ đó khi chuyên tâm thưởng trà dường như đôi khi bạn sẽ cảm thấy mình đang chiêm nghiệm một bức tranh dân gian cổ kính khiến chúng ta đắm chìm rất lạ
Từ đó, khi chuyên tâm thưởng trà, dường như đôi khi bạn sẽ cảm thấy mình đang chiêm nghiệm một bức tranh dân gian cổ kính, khiến chúng ta đắm chìm rất lạ.

Dù ở chốn cung đình, chốn Thiền môn hay nơi dân dã, nơi lầu son gác tía hay chỉ là dưới gốc đa với chiếc ghế tre cọt kẹt cùng cái điếu cày dân dã, dăm ba cái kẹo lạc, bánh đậu xanh, kẹo vừng… nhâm nhi cùng vài chung trà thơm vốn luôn dễ làm người ta cảm thấy ấm lòng. 

Trà ướp hương và trà nguyên chất là hai loại được ưa chuộng bởi người Việt từ trà lài trà hoa cúc hoa ngâu đến trà ô lông trà xanh trà đen… Nguồn Trà bà Vân
Trà ướp hương và trà nguyên chất là hai loại được ưa chuộng bởi người Việt, từ trà lài, trà hoa cúc, hoa ngâu đến trà ô lông, trà xanh, trà đen… Nguồn: Trà bà Vân.

Bàn trà chiều của người Anh thường bày các loại bánh ngọt, bánh quy hay hoa quả cùng ấm trà nóng cổ điển hơi hướm hoàng gia. Còn đối với bàn trà đạo Nhật Bản, món bánh Wagashi thơm mát chính là món ăn kèm tinh giản, nhưng lý tưởng khi đặt cạnh chén trà xanh (matcha).

Kế bên ấm trà nghi ngút khói thường có những thức quà ngọt truyền thống Sự ngọt bùi của bánh trái có tác dụng cân bằng cái đắng chát nhưng cũng đồng thời tôn lên dư vị nồng đậm của trà Nguồn Trà bà Vân
Kế bên ấm trà nghi ngút khói thường có những thức quà ngọt truyền thống. Sự ngọt bùi của bánh trái có tác dụng cân bằng cái đắng chát, nhưng cũng đồng thời tôn lên dư vị nồng đậm của trà. Nguồn: Trà bà Vân.

Trong thời kỳ du nhập văn hoá, không khó để trông thấy sự xuất hiện đầy đặc sắc của hàng loạt món bánh kẹo kiểu Tây. Nhưng một khi nếm thử, thực khách Việt lại không ngăn bản thân nhớ đến những bánh trái ‘xa xưa’ như: bánh đậu xanh, bánh chả, kẹo sìu châu hay kẹo dồi…  

  • Kẹo lạc (kẹo đậu phộng): Dường như bất kỳ loại trà lá cũng đều có thể kết hợp với kẹo lạc. Vị chát, thoang thoảng chút đắng nhưng thanh mát của trà sẽ xoa dịu cái ngọt sắc đến khé cổ của đường mật mía hay thốt nốt và vị bùi từ lạc rang của kẹo lạc. 
  • Kẹo cu đơ: Với vị ngọt đa dạng từ đường mật mía, mạch nha, bánh tráng, lạc…, kẹo cu đơ thường dễ dàng phát huy sức quyến rũ đặc trưng của mình khi được kết hợp với trà xanh và trà mạn. 
  • Bánh khảo và chè lam: Trà xanh hoặc trà nhài là hai thức uống hoàn hảo để kết hợp cùng món bánh kẹo truyền thống được làm từ bột nếp của người Tày ở Cao Bằng này. 

Phẩm trà Việt ở đâu tại Hà Nội? 

Khi chuyên tâm thưởng trà, đôi khi bạn sẽ cảm thấy mình đang chiêm nghiệm một bức tranh dân gian cổ kính, khiến chúng ta đắm chìm rất lạ.   

Dưới đây là một vài chốn thưởng trà Việt mà qua đó chúng tôi tin có thể vừa mang đến bạn một cảm giác thư thái, hoài niệm, vừa cho phép bạn chiêm ngưỡng nét nghệ thuật ngàn năm đáng quý. 

Thưởng Trà Quán 

Dừng chân ghé lại 3 quán ở Hà Nội để phẩm trà Việt 6

Không gian trầm tĩnh bao bọc bởi tông nâu ấm của gỗ và được điểm xuyết bằng những bức thư pháp, bộ sưu tập gốm sứ, hòa trong màu nâu ấm của gỗ. Tại đây, bạn không chỉ được thả hồn mình theo luồng khói thơm từ những ấm trà xưa, mà còn có dịp đắm mình vào trong khung cảnh truyền thống bình dị khó phai. 

Địa chỉ: Phòng 301, nhà tập thể số 2, Tông Đản, Hà Nội

Facebook

Tầm Vị

Là nhà hàng Việt nổi tiếng ở đất Hà Thành, nếu những mâm cơm Việt khiến thực khách không tiếc lời khen, thì ắt hẳn bàn trà được phục vụ từ 14h-17h30 của Tầm Vị sẽ khó khiến mọi người thất vọng. 

Dừng chân ghé lại 3 quán ở Hà Nội để phẩm trà Việt 7

Thức trà và các món ăn vặt tại đây đều được châm chút tỉ mỉ bởi những nghệ nhân. Một chiều cuối tuần nhàn nhã, nhâm nhi chén trà thơm, thưởng thức vị ngọt tinh tế đầy hoài niệm và lắng nghe những câu chuyện xưa cũ tại Tầm Vị sẽ khiến bạn nhận ra thì ra bình yên vốn không phải tìm đâu xa vời. 

Địa chỉ: 4B Yên Thế, Hà Nội

Facebook

Trà bà Vân 

Với những tín đồ yêu trà thì Trà bà Vân chính là điểm đến hoàn hảo nhất để thưởng thức trà theo cung cách truyền thống. Không gian ngăn nắp và yên bình, cùng với bộ ấm chén cổ điển ẩn chứa trong mình là hương vị trà tuyển chọn hứa hẹn sẽ mở ra cho bạn những trang ‘sử trà’ ít người biết. 

Địa chỉ: 21D, ngõ 34 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội

Facebook

Bài viết được thực hiện bởi Claire L