Muốn giúp ai đó vượt qua trầm cảm? Đừng nói họ hãy tích cực lên | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
27 Thg 02, 2020

Muốn giúp ai đó vượt qua trầm cảm? Đừng nói họ hãy tích cực lên

Trầm cảm – căn bệnh chỉ có ở nước phát triển? Những số liệu sau sẽ chứng minh điều ngược lại. Nhận thức đúng đắn về trầm cảm là cách hữu hiệu giảm thiểu nó.
Muốn giúp ai đó vượt qua trầm cảm? Đừng nói họ hãy tích cực lên

Muốn giúp ai đó vượt qua trầm cảm? Đừng nói họ hãy tích cực lên

Trầm cảm và những con số

Mỗi năm, trầm cảm tác động lên khoảng 300 triệu người ở mọi độ tuổi trên toàn cầu, chỉ đứng thứ hai sau các bệnh tim mạch. Có gần 800.000 người tự tử hằng năm, nâng tỉ lệ tử vong do tự tử lên hàng thứ hai ở nhóm tuổi từ 15 – 29.

Bản đồ thống kê về tỉ lệ tự tử trên toàn thế giới của WHO vào năm 2016. Tại Việt Nam, trên 100.000 dân số có 5 – 9.9 người tự tử. Nguồn hình: WHO.

Gần đây nhất vào năm 2017, theo Viện sức khỏe tâm thần, có khoảng 30% dân số mắc các chứng bệnh tâm thần. Trong đó có 25% là trầm cảm, chưa kể đến các trường hợp không chịu đến thăm khám vì hiểu biết sai lệch.

Tuy vậy, bệnh tâm lý ở Việt Nam vẫn bị xem nhẹ vì cho là vấn đề chỉ có ở các nước phát triển (first world problem). Tuy nhiên, nếu nhìn vào các số liệu sau, bạn sẽ phải nghĩ lại.

Đocircng Nam Aacute đang lagrave khu vực coacute tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới
Đông Nam Á đang là khu vực có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới. Nguồn hình: WHO.
Tỉ lệ tự tử của những người trong độ tuổi 20 ndash 35 ở caacutec nước thu nhập thấp vagrave trung bigravenh cao nhất thế giới
Tỉ lệ tự tử của những người trong độ tuổi 20 – 35 ở các nước thu nhập thấp và trung bình cao nhất thế giới. Nguồn hình: WHO.

Chính vì những nhận thức chưa đúng về trầm cảm, có đến 80% các trường hợp không được chữa trị ở các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam.

Phía sau trầm cảm

Trầm cảm thật sự là gì?

Trầm cảm là một chứng bệnh về thần kinh, một rối loạn về y học mà cho đến thời điểm hiện tại, con người không thực sự hoàn toàn làm chủ nó – hoặc thậm chí, hiểu nó – kể cả những nhà khoa học nghiên cứu về não bộ lỗi lạc nhất.

Theo những nghiên cứu từ chương trình giáo dục cộng đồng Mental Health First Aid thì đa số chúng ta dễ dàng nhầm lẫn giữa trầm cảm và sự chán chường.

Khác với buồn bã hay “tuột mood”, trầm cảm không đơn giản trôi đi. Nó xuất hiện khi bạn không còn ý chí chống chọi hay phản ứng lại với thế giới. Khi một người rơi vào trạng thái trầm cảm, rất khó để họ quay trở lại bình thường nếu không có sự can thiệp của y học.

Cơ bản đây là câu chuyện họ không thể-tự-mình vượt qua.

Phacircn biệt giữa người trầm cảm vagrave người buồn chaacuten thocircng thường
Phân biệt giữa người trầm cảm và người buồn chán thông thường.

Ngoài ra, khi phân tích hình chụp não bộ theo phương pháp MRI giữa người trầm cảm và người bình thường thì có sự khác biệt rõ rệt. Vi mô hơn, nó còn liên quan đến những rối loạn về hóa học xảy ra bên trong não bộ con người.

Copycat (bắt chước)

Chính việc không phân biệt được hai biểu hiện cảm xúc đó mà không ít bộ phận người trẻ cho rằng mình bị trầm cảm.

Rất nhiều ngộ nhận về trầm cảm khiến mọi người khocircng yacute thức được sự nghiecircm trọng của noacute
Rất nhiều ngộ nhận về trầm cảm khiến mọi người không ý thức được sự nghiêm trọng của nó.

Có thể họ không thật sự cố tình, nhưng việc đánh đồng hai tình trạng đó khiến nhiều người bị cuốn theo trào lưu. Việc này có thể dẫn đến kết cục đáng sợ cho những bệnh nhân trầm cảm thật sự: họ cảm thấy không một ai sẻ chia, thấy mình vô dụng và tội lỗi khi tồn tại trên cõi đời này.

Bởi lẽ, từ những ca “trầm cảm” thời vụ, người ta cũng sẽ quy chụp những ca bệnh thật sự là làm màu, để lấy lòng thương hại từ người khác. Những triệu chứng trầm cảm không dễ nhìn thấy nên người bệnh có vẻ trông hoàn toàn ổn, như phần băng nổi trên mặt nước.

Phần nổi này bình thường đến nỗi chẳng ai có thể đoán biết được một người có bị trầm cảm hay không. Một nghiên cứu của Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia nói rằng một người bình thường mắc chứng bệnh tâm thần nào đó có thể mất hơn 10 năm mới tìm sự giúp đỡ (nếu còn sống tới thời điểm đó).

Cú hích

Rất nhiều trường hợp tự tử xảy ra vì những lý do tưởng chừng khá nhỏ nhặt. Cùng những vấn đề về công việc, trường học, tình cảm, người chán nản thông thường có thể nhanh chóng vượt qua. Nhưng với người trầm cảm, nó có thể bắt đầu một cú trượt dốc không phanh.

Những tác nhân này trong tâm lý học gọi là “trigger” – giống như cò súng.

Tuy nhiên, không phải “trigger” là nguyên nhân của trầm cảm, nó chỉ là một giọt nước tràn ly dẫn đến kết quả: tự sát.

Caacutec taacutec nhacircn coacute thể dẫn đến trầm cảm
Các tác nhân có thể dẫn đến trầm cảm.

Cư xư bình thường

Các phương pháp chữa trị trầm cảm cho đến thời điểm hiện tại đã có khá nhiều:

  • Sử dụng thuốc về thần kinh.
  • Tư vấn tâm lý.
  • Trị liệu bằng xung điện.

Song trước khi bước đến các quy trình trị liệu có sự can thiệp của y học, tiếp cận và động viên người trầm cảm tìm đến các biện pháp này là một khởi đầu quan trọng.

Việc chỉ ra cho bệnh nhân trầm cảm biết đây chẳng qua chỉ là một căn bệnh – như tiểu đường hay sốt rét – cần uống thuốc, điều trị tử tế là một cách để dần xóa bỏ cảm giác tội lỗi hay xấu hổ.

Tigravem ra caacutech cư xử với những người trầm cảm vẫn lagrave một điều khoacute khăn
Tìm ra cách cư xử với những người trầm cảm vẫn là một điều khó khăn. Nguồn: Facebook Tâm Lý Học Tội Phạm.

Nhưng quan trọng hơn cả, là hãy cư xử bình thường. Giúp đỡ và lắng nghe, từ thật tâm bạn chứ không phải vì lòng thương hại hay tội nghiệp. Điều đó giúp họ tránh cảm giác vô dụng và mặc cảm.

Giuacutep người trầm cảm

Bài viết được thực hiện bởi Nam Phương. Hình ảnh được thực hiện bởi Trà Nhữ.