Ta thường dễ tâm sự chuyện thầm kín với người lạ, tại sao? | Vietcetera
Billboard banner
05 Thg 03, 2020

Ta thường dễ tâm sự chuyện thầm kín với người lạ, tại sao?

Tại sao bạn không dễ tâm sự với những người thân thiết nhất? Điều gì đang xảy ra vậy? Là lỗi từ họ, từ bạn, hay từ điều gì đó khác?
Ta thường dễ tâm sự chuyện thầm kín với người lạ, tại sao?

Ta thường dễ tâm sự chuyện thầm kín với người lạ, tại sao?

“Ba đang không nghe con”, “Để mẹ nói cho xong!”, “Đó không phải điều em muốn nói!”…

Đây đều là những câu nói cảnh báo cho sự rạn nứt tiềm năng của các mối quan hệ thân thiết. Qua 2 năm nghiên cứu để viết cuốn sách về chủ đề lắng nghe, tôi phát hiện một điều trớ trêu: Càng gần gũi với ai, ta càng ít lắng nghe họ.

Điều này được gọi là “khuynh hướng hạ thấp giá trị trò chuyện trong mối quan hệ thân thiết” (closeness-communication bias).

Càng thân thiết với ai, ta càng ít lắng nghe họ

Một khi đã hiểu rõ ai đó, theo bản năng ta thường không lắng nghe họ nữa vì cho rằng đã biết tất cả mọi điều họ định nói. Việc này tương tự như lúc bạn không còn để ý đến các bảng hiệu hay cảnh vật xung quanh vì đã đi trên một con đường quá nhiều lần.

Các nhà nghiên cứu xã hội đã thử nghiệm nhiều lần khuynh hướng này. Họ để các tình nguyện viên thay phiên bắt cặp với bạn bè hoặc người bạn đời, rồi với người lạ và bảo họ thuật lại buổi trò chuyện. Kết quả là mức thấu hiểu giữa người thân thiết không hơn gì so với người lạ, đôi lúc còn kém hơn.

Nghĩ kỹ thì để hiểu đúng một người, chúng ta thường phải tự hỏi: ‘Khoan đã, liệu đây có thật sự là ý của họ hay không’, sau đó tự kiểm chứng lại. Tuy nhiên, ta lại không thường làm việc đó với người thân cận vì mặc định mình hiểu quá rõ những gì họ sẽ nói và ngược lại.

– Trích lời Nicholas Epley, giáo sư về nghiên cứu hành vi ở trường Đại học Chicago Booth School of Business.

Ngồi cạnh nhau nhưng bạn coacute thực sự đang lắng nghe những gigrave người kia noacutei
Ngồi cạnh nhau nhưng bạn có thực sự đang lắng nghe những gì người kia nói?

Ta không muốn chia sẻ với người thân thiết, tại sao?

Một nghiên cứu chuyên sâu với 38 người trên 2000 sinh viên được phỏng vấn trực tuyến ở toàn nước Mỹ, phát hiện rằng:

Hơn phân nửa thời gian, các đối tượng đều chọn thổ lộ tâm sự thầm kín nhất với người mà họ có ít liên kết nhất, thay vì những người thân thiết như bạn đời, bạn thân hay thành viên trong gia đình.

Lý do là họ sợ bị đánh giá, hiểu lầm hay chịu đựng những phản ứng thái quá từ những người thân thiết.

Ta thường giữ lại nhiều biacute mật vigrave khocircng muốn gaacutenh chịu những đaacutenh giaacute hiểu lầm từ người thacircn
Ta thường giữ lại nhiều bí mật vì không muốn gánh chịu những đánh giá, hiểu lầm từ người thân.

Tuy nhiên, cũng phải nói lại rằng: Không phải tất cả những người trong các mối quan hệ thân thiết đều chủ động thờ ơ hoặc ít chú ý đến nhau. Chỉ là bản năng con người thường sẽ dành ít sự chú ý hơn cho những thứ mình đã biết rõ.

Bạn có thể làm gì với khuynh hướng này?

Trong một cuộc khảo sát trên 20.000 người Mỹ (năm 2018), hơn phân nửa công nhận họ không có các cuộc hội thoại ý nghĩa giữa người với người. Đa số cũng nói rằng họ thấy mình như kẻ ngoài lề, bị bỏ rơi ngay cả khi có rất nhiều người xung quanh.

Rất thường xuyên, các cuộc trò chuyện giữa người bạn đời hoặc cha mẹ, con cái chỉ xoay những chủ đề thường nhật: “Tối nay ăn gì?”, “Tới lượt ai giặt đồ?”, “Dạo này có hoạt động gì không?”…

Bạn coacute đang coacute một cuộc trograve chuyện yacute nghĩa
Bạn có đang có một cuộc trò chuyện ý nghĩa?

Họ bỏ qua vấn đề quan trọng là người kia đang có suy nghĩ gì. Họ có vui vẻ, khó khăn, hi vọng hay sợ hãi gì không. Điều này xảy ra vì một người thường cho rằng họ hiểu rõ người kia đang sống ra sao, hay đôi lúc, là sợ nghe câu trả lời cho những câu hỏi đó.

Công nghệ cũng làm gia tăng khuynh hướng bớt lắng nghe này bởi bạn có ít thông tin hơn để hiểu về người khác.

– Giáo sư Epley nhận xét, ám chỉ sự vắn tắt trong câu chữ cùng sự thiếu ngữ âm, tông giọng và ngôn ngữ hình thể của các khung chat so với đối thoại trực tiếp.

Cách hiệu quả nhất để thực sự thấu hiểu một người, có lẽ đơn giản chỉ là dành thời gian cho họ, đặt điện thoại xuống và thực sự lắng nghe điều mà họ đang muốn nói.

Thật vậy, yêu thương là gì nếu như không có sự tự nguyện lắng nghe và mong muốn trở thành một phần trong câu chuyện cuộc đời của người kia?

Bài viết được chuyển ngữ bởi Rosie Ân Hồ, dựa trên bài viết của Kate Murphy trên The New York Times.