Thật ra người khác thích bạn nhiều hơn bạn nghĩ | Vietcetera
Billboard banner
08 Thg 07, 2020

Thật ra người khác thích bạn nhiều hơn bạn nghĩ

Khoa học chứng minh những người mới gặp có cảm tình với bạn hơn bạn tưởng.
Thật ra người khác thích bạn nhiều hơn bạn nghĩ

Thật ra người khác thích bạn nhiều hơn bạn nghĩ

Theo nghiên cứu, trong số 20 hoạt động thường xuyên thực hiện hàng ngày, chúng ta xếp hạng khả năng trò chuyện với người mới quen ở cuối danh sách.

Qua nghiên cứu tại Đại học Cornell, nhà tâm lý học Erica Boothby cho biết: "Mọi người không chỉ thiếu tự tin vào khả năng trò chuyện xã giao, mà còn cho rằng chính mình đã gây ra những khoảng ngừng ngượng ngập hay những sơ suất lúc trò chuyện."

Sự thiếu tự tin này chuyển thành nhận thức sai lầm rằng người khác không có cảm nhận tốt về ta, dù thực tế không phải vậy.

Khi chúng ta nghĩ mình tệ trong việc gì, ta cho rằng người khác cũng nghĩ thế. Chính vì điều này mà ta thường ngượng ngùng và e dè khi bắt chuyện với người khác. Nhưng thật ra, họ thích chúng ta và cuộc trò chuyện với chúng ta nhiều hơn ta nghĩ.

Sau đây là 3 khái niệm giúp bạn chuyển mối nghi ngờ này sang cảm giác tự tin mỗi khi bạn bắt đầu làm quen với một ai đó.

1. The Liking Gap – Khoảng cách cảm tình

Một nghiên cứu được công bố trên Psychological Science Journal cho thấy người khác thích chúng ta nhiều hơn ta nghĩ. Luôn có một khoảng cách giữa mức độ chúng ta nghĩ người khác thích mình với mức độ họ thực sự thích chúng ta. Sự khác biệt này được gọi là "khoảng cách cảm tình".

Nghiên cứu này đã tập hợp những người tham gia lại và hướng dẫn họ trò chuyện với nhau về bất kỳ chủ đề nào trong vòng 5 phút. Sau đó, từng người sẽ đánh giá mức độ mình thích người kia, cũng như mức độ mà họ nghĩ người kia sẽ thích mình. Kết quả cho thấy những người tham gia có xu hướng đánh giá rất thấp bản thân trong mắt người khác.

Những nghiên cứu theo dõi kế tiếp, cả trong phòng thí nghiệm lẫn tình huống thực tế, đều cho ra cùng kết quả. Khoảng cách cảm tình này kéo dài trong nhiều tháng và tiếp diễn qua nhiều cuộc trò chuyện.

Vậy vì sao chúng ta cho rằng mọi người sẽ có cái nhìn tiêu cực về mình?

Chuacuteng ta đaacutenh giaacute bản thacircn khắc nghiệt hơn người khaacutec đaacutenh giaacute chuacuteng ta vagrave cho rằng người khaacutec cũng nhigraven ta qua cugraveng một lăng kiacutenh như vậy
Chúng ta đánh giá bản thân khắc nghiệt hơn người khác đánh giá chúng ta, và cho rằng người khác cũng nhìn ta qua cùng một lăng kính như vậy

Bởi vì chúng ta thường tự phán xét bản thân quá mức và đánh giá bản thân khắc nghiệt hơn người khác đánh giá ta. Và chúng ta nhớ tất cả những sai lầm trước đây của mình, trong khi những người mới quen không biết gì cả. Chúng ta nghĩ rằng người khác cũng nhìn ta qua cùng một lăng kính như vậy, nhưng thật ra không phải.

Những người khác cũng có cùng cảm nhận, suy nghĩ và mối bận tâm như ta vậy. Theo nghiên cứu, đây không phải là vấn đề về lòng tự tôn. Những người cực kỳ tự tin hoặc thiếu tự tin đều có trải nghiệm về khoảng cách cảm tình tương tự nhau.

Khoảng cách cảm tình cho thấy, mỗi khi bạn gặp gỡ và trò chuyện với người khác, người đó thường có cảm nhận tốt về bạn lẫn cuộc trò chuyện nhiều hơn bạn nghĩ.

2. Hiệu ứng tâm điểm – The Spotlight Effect

Hiệu ứng tâm điểm khiến chúng ta tưởng rằng mình đang bị chú ý nhiều hơn thực tế. Nó khiến bạn cảm thấy vết bẩn dính trên áo hoặc vết dao cạo râu trên mặt bạn lúc này đang là tâm điểm chú ý của bất cứ ai gặp bạn.

Bởi vì chúng ta luôn là trung tâm trong thế giới của riêng mình, chúng ta có xu hướng gán góc nhìn tâm điểm đó vào suy nghĩ của người khác. Nhưng thật ra trong lúc trò chuyện, ánh nhìn của mọi người không tập trung vào bạn và mọi sai sót nhỏ của bạn như những tia laze vô hình như vậy. Họ cũng đang tập trung vào bản thân và những gì họ nói, giống như bạn thôi.

Chuacuteng ta tưởng rằng migravenh đang bị chuacute yacute nhiều hơn thực tế vigrave chuacuteng ta coacute xu hướng gaacuten goacutec nhigraven tacircm điểm của migravenh vagraveo suy nghĩ của người khaacutec
Chúng ta tưởng rằng mình đang bị chú ý nhiều hơn thực tế, vì chúng ta có xu hướng gán góc nhìn tâm điểm của mình vào suy nghĩ của người khác.

Ta thường rơi vào trạng thái tự trách và ước gì đã không nói vậy, nhưng đa phần chẳng ai nghĩ ngợi gì về lỗi lầm vụn vặt của bạn trong lúc nói chuyện cả. Nhiều khả năng người khác không nhận ra nó, mà nếu có, họ chắc chắn sẽ không để tâm đến nó nhiều như bạn.

Ngay cả khi bạn khác biệt theo cách nào đó và thật sự thu hút được sự chú ý đi nữa, mọi người cũng sẽ nhìn nhận bạn theo cách tích cực hơn là bạn nghĩ, như khoảng cách cảm tình bên trên đã lý giải.

“Có lẽ bạn sẽ không lo lắng người khác nghĩ gì về mình nữa, nếu bạn biết họ hiếm khi nào bận tâm.” – Tác giả Olin Miller.

3. Ảo tưởng về tính minh bạch – The Illusion of Transparency

Ảo tưởng về tính minh bạch khiến chúng ta nghĩ rằng những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta được người khác chú ý nhiều hơn thực tế.

Ví dụ, nếu bạn lo lắng về việc thuyết trình trước đám đông, bạn cho rằng người khác có thể nhìn thấu điều đó, thế là bạn lại càng lo lắng hơn. Nhưng thực tế lại khác. Hãy tưởng tượng bạn là một khán giả thử xem, bạn có thật sự quan tâm hay nhận ra trạng thái tinh thần của người nói không?

Cũng như hiệu ứng tâm điểm, ảo tưởng về sự minh bạch bắt nguồn từ góc nhìn tâm điểm của chúng ta. Chúng ta cho rằng người khác cũng nhìn mình theo khuôn mẫu khi ta phán xét bản thân.

Thực tế, người khác không tập trung sự chú ý vào chúng ta đến mức đó, cũng không phán xét nhiều như thế, trái lại còn bao dung chúng ta hơn cách ta tự nhìn nhận bản thân. Nói cách khác, họ thờ ơ với chúng ta hơn ta tưởng, bởi vì họ cũng đang bận rộn với những lo lắng tương tự trong đầu.

Chỉ cần nhớ như vậy thì chúng ta có thể bớt lo lắng rằng người khác đang nhìn nhận chúng ta theo cách tiêu cực. Nhờ đó, ta có thể tiếp cận những người mới quen với tâm thế tích cực và vô lo hơn.

Mỗi khi cảm thấy nghi ngờ bản thacircn đừng quecircn rằng người khaacutec nghĩ tốt về bạn nhiều hơn bạn nghĩ
Mỗi khi cảm thấy nghi ngờ bản thân, đừng quên rằng người khác nghĩ tốt về bạn nhiều hơn bạn nghĩ.

Kết

Chúng ta thường lo lắng quá nhiều về suy nghĩ của người mà ta chỉ vừa gặp. Nên nhớ rằng, đa phần họ đều đang đánh giá chúng ta cao hơn ta nghĩ.

Chúng ta có xu hướng thích người cũng thích mình, hiện tượng này gọi là “cảm tình tương hỗ" (reciprocal liking). Khi biết rằng người khác thích mình, chúng ta sẽ thích lại họ, và kết quả là họ sẽ thích ngược lại ta. Chỉ cần hiểu tâm lý này, cùng với những khái niệm nêu trên, ta sẽ bớt lo lắng và thoải mái bắt chuyện với những người mới, mở ra nhiều mối quan hệ đúng cách hơn.

Mỗi khi cảm thấy nghi ngờ bản thân, đừng quên rằng người khác nghĩ tốt về bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Bởi vì khoa học đã chứng minh như vậy đấy.

Bài viết được chuyển ngữ từ bài gốc của tác giả Max Klein trên P.S. I Love You.

Hình ảnh trong bài được thực hiện bởi Trang Phạm.