Dảk bủh - Trò đùa từ lỗi Telex | Vietcetera
Billboard banner

Dảk bủh - Trò đùa từ lỗi Telex

Dảk dảk bủh bủh là ngôn ngữ gì mà dạo này lại nổi thế?
Dảk bủh - Trò đùa từ lỗi Telex

Nguồn: John wall/ Thiết kế bởi Hân Nguyễn cho Vietcetera

1. Dảk bủh là gì?

Dảk/bủh là từ cảm thán thường dùng để thể hiện cảm xúc tiêu cực (u ám, buồn, thất vọng,...) một cách hài hước.

Cả 2 từ dảk và bủh đều là tiếng lóng của cư dân mạng tạo nên do lỗi Telex khi gõ tiếng Anh. Với:

  • Dảk = dark
  • Bủh = bruh.

2. Nguồn gốc của Dảk bủh?

Từ “bruh” có phát âm giống “bro” (người anh em), là tiếng lóng được sử dụng phổ biến ở phương Tây. Meme bruh đầu tiên bắt nguồn từ bức ảnh chụp cầu thủ bóng rổ NBA John Wall đang ngồi nhìn trần nhà với biểu cảm như thể “linh hồn đã rời khỏi thể xác”.

John Wall
Meme bruh đầu tiên.| Nguồn: know your meme

Được biết ảnh này được chụp khi anh phải ngồi ghế dự bị do chấn thương trong giải đấu vào năm 2012-2013. Từ đó, bruh thường được sử dụng như một thán từ thể hiện sự thất vọng. Mọi người hay dùng từ này với bạn bè khi họ nói ra một điều gì đó nghe sai sai hoặc làm những trò ngớ ngẩn.

Từ “dark” bắt nguồn từ “dark meme” - ảnh chế khai thác các tình cảnh buồn hoặc đau thương (như chuyện thất tình, chia tay) để gây hài nhẹ nhàng. Đôi khi dark meme cũng dùng những chủ đề nhạy cảm như tình dục, giới tính và cái chết để làm nguyên liệu. Vì thế, nếu là dân chơi hệ dark meme, bạn cần tìm hiểu kỹ những gì bị cho là cấm kỵ trong cộng đồng mình để tránh gây tranh cãi.

dark meme
Ví dụ về dark meme. |Nguồn: memehay

3. Dảk bủh phổ biến khi nào?

Từ dảk/bủh nổi lên vào đầu năm 2021 khi chúng ngập tràn mạng xã hội, trở thành bộ đôi tiếng lóng được học sinh, sinh viên ưa chuộng.

Sự phổ biến của nó được cho là bắt nguồn từ cộng đồng thích chế meme cheems bởi hai điểm đặc trưng: tận dụng việc sai chính tả để gây cười và dựa trên những sự kiện trớ trêu trong cuộc sống (dark humor).

alt
Nguồn: meme hay

Việc gây hài trên những sự việc trớ trêu trong cuộc sống là một cơ chế đối phó (coping mechanism) giúp giải tỏa căng thẳng. Trong một nghiên cứu, việc đùa vui khi gặp những tình huống ngặt nghèo có tác dụng giảm stress đối với cả người đùa và người nghe những câu đùa ấy. Meme về COVID-19 là một ví dụ điển hình.

4. Cách xài dảk bủh?

A: Mày biết cái gì hài không?

B: Đời tao

A: Dảk dảk bủh bủh