Đồng nghiệp mắc lỗi phục trang - Làm thế nào góp ý cho khéo? | Vietcetera
Onboardy
Vietcetera
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
26 Thg 06, 2020

Đồng nghiệp mắc lỗi phục trang - Làm thế nào góp ý cho khéo?

Góp ý về trang phục đồng nghiệp làm sao cho khéo léo?
Đồng nghiệp mắc lỗi phục trang - Làm thế nào góp ý cho khéo?

Nguồn: Gettyimages

Trang phục làm việc thật sự quan trọng. Tuy nhiên, lỗi thời trang vẫn tồn tại ở nhiều môi trường công sở khác nhau.

Ví dụ, trong những ngành đòi hỏi hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp như bảo hiểm, các lỗi thường gặp bao gồm: vải áo quá mỏng gây lộ áo trong, giày cao gót phát ra tiếng động lớn khi di chuyển, quần tây ngắn để lộ nhiều khoảng chân khi ngồi xuống,...

Kể cả nhóm ngành có quy định về trang phục thoải mái hơn như quảng cáo, công nghệ, nhân viên vẫn mắc phải lỗi thời trang. Ví dụ như nhân sự phối đồ rườm rà, mặc đồ nhàu nhĩ hay bố cục màu sắc chưa hài hòa với nhau.

“Việc xuất hiện ra sao cũng quan trọng không kém nội dung công việc mà bạn trình bày” - Chuyên gia hướng dẫn phong cách lãnh đạo Amy Jen Su nhận định. Ngoại hình ảnh hưởng đến công việc ở các khía cạnh sau:

  • Đánh giá của đối tác/cấp trên đến hình ảnh cá nhân và công ty.
  • Thể hiện phong thái chuyên nghiệp, tự tin của bản thân. Điều này giúp người nhân viên dễ có được niềm tin từ sếp, đồng nghiệp và khách hàng.
  • Thể hiện tác phong và lối sống ngăn nắp, qua đó phản ánh được tư duy trong công việc.

Nếu bạn cảm thấy mình có trách nhiệm phải nhắc nhở hay giúp đỡ đồng nghiệp về trang phục chưa phù hợp của họ, hãy tham khảo bài viết này để biết cách góp ý khéo léo và không ảnh hưởng đến mối quan hệ công việc.

1. Chuẩn bị gì trước khi góp ý?

Đồng nghiệp mắc lỗi phục trang Lagravem thế nagraveo goacutep yacute cho kheacuteo0

Kiểm tra lại những khẳng định của mình

Để tránh mắc bẫy thiên kiến chủ quan, đầu tiên bạn cần xác minh lại xem liệu trang phục của đối phương có đang gặp vấn đề?

“Khi đánh giá, tuyệt đối không để sở thích cá nhân của bạn ảnh hưởng đến yêu cầu khách quan của công việc” – Joseph Grenny (đồng sáng lập công ty huấn luyện lãnh đạo VitalSmart) cảnh báo.

Theo cô Amy, trước khi góp ý hãy tự kiểm chứng bằng các câu hỏi:

  • Người mặc có đang vi phạm rõ ràng quy định về trang phục của công ty không?
  • Trang phục đó có khiến người khác phân tâm khỏi nội dung đang được đề cập?
  • Người mặc có bị nhận lại phản hồi tiêu cực từ các bên quan trọng như khách hàng hay cấp trên?

Nếu đáp án là “có” cho bất cứ câu hỏi nào, đó là lúc bạn cần góp ý.

Vượt qua rào cản tâm lý

Nếu vì hiệu suất công việc chung, mong bạn đừng ngần ngại lên tiếng trên tinh thần xây dựng. Khi chọn làm ngơ, chính bạn và những người đồng nghiệp khác cũng đứng trước nguy cơ bị đánh giá kém, và tệ hơn là ảnh hưởng tới hình tượng của cả công ty.

Khi ở vị trí cấp trên, đây là trách nhiệm của bạn trong việc giúp cấp dưới thay đổi..

“Nói ngọt lọt tận xương”, người Việt thường ưa thích lời nói nhẹ nhàng, ý nhị. Vì thế nếu ai đó nhận được góp ý quá thẳng thắn, họ dễ bị tự ái, tức giận, hoặc buồn phiền. Bạn nên lường trước điều này để tránh bị bất ngờ, hoang mang nếu đối phương có phản ứng ngoài mong đợi.

Tuy nhiên Amy Jen Su cũng nói thêm: “Nhưng bạn đừng quá lo lắng, vì nhiều người muốn và rất cởi mở khi nghe góp ý về trang phục. Đôi khi, mọi thứ chỉ đơn giản là người mắc lỗi chưa nắm rõ tiêu chuẩn chung mà thôi”.

Chuẩn bị nội dung góp ý

Định hình trước nội dung trao đổi sẽ giúp cả người nói và nghe xua tan cảm giác lúng túng.

Khi đi vào vấn đề, tốt nhất là bạn nên trình bày ngắn gọn và cụ thể, sau đó đưa ra một số lời khuyên xuất phát từ tiêu chuẩn chung của công ty.

Đừng quên mục đích cốt lõi là cải thiện hiệu suất công việc. Bạn có thể phân tích thêm ngoại hình ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ đối nội, đối ngoại của cá nhân.

Trong trường hợp hai bạn chưa từng tiếp xúc trước đây, bạn có thể tham khảo phòng nhân sự. Bộ phận nhân sự sẽ gợi ý thêm cho bạn về đặc điểm của người đó, giúp bạn bắt chuyện dễ dàng hơn.

2. Những điều cần biết khi góp ý

Đồng nghiệp mắc lỗi phục trang Lagravem thế nagraveo goacutep yacute cho kheacuteo1

Góp ý kín đáo

Ăn mặc là một phạm trù cá nhân có phần riêng tư. Việc góp ý vấn đề tế nhị như vậy giữa “thanh thiên bạch nhật” sẽ làm người nghe chịu nhiều sức ép tâm lý.

Thế nên khi bạn muốn có đôi lời về ngoại hình (quần áo, tóc tai) của người khác, tốt nhất nên chọn những nơi chỉ có hai bạn.

Hãy nhận xét khách quan và minh bạch

Đừng vì ngần ngại mà chọn cách nói vòng vo. Hãy dùng ngôn ngữ lịch sự để thẳng thắn trình bày điều bạn muốn nói. Và những góp ý có tính xây dựng chứ không thuần về chỉ trích sẽ hữu ích hơn. Ví dụ như:

  • ”Em thấy chiếc áo của chị hợp dáng nhưng vải bị mỏng, chị thử khoác thêm áo blazer ở ngoài xem sao?”
  • “Cổ áo và cà vạt của anh nhìn đang bị lệch này. Lát anh vô kiểm tra và chỉnh lại nghen.”
  • “Vì tính chất công việc cần di chuyển nhiều nhưng vẫn phải trông thật tinh tươm, mình nghĩ sẽ ổn hơn khi bạn mặc đồ vừa vặn, thay vì quá ngắn hoặc chật đó”.

Bạn hoàn toàn có thể đưa thêm dẫn chứng như số liệu thống kê ảnh hưởng của thời trang tại công sở, hay bài viết phân tích mối liên hệ giữa ngoại hình và thu nhập.

Thừa nhận trách nhiệm nếu bạn là cấp trên

Đôi khi lỗi trang phục không hoàn toàn đến từ lỗi chủ quan của nhân viên. Lý do khách quan có thể đến từ quy chế công ty chưa rõ hay cấp trên chưa đề cập kỹ.

Nếu là sếp, bạn nên nhận một phần trách nhiệm về mình nếu có sự xuất hiện của lý do khách này. Bạn có thể nói: ”Quản lý/ Công ty có một số mong đợi về trang phục nhưng anh/chị chưa dặn em kỹ. Cho anh/chị xin lỗi nhé!”

Tìm hiểu vấn đề tiềm ẩn

Lắng nghe là tiền đề của thấu hiểu. Bạn không biết được còn vấn đề nào khác là nguyên nhân của vẻ ngoài đó. Người được góp ý có thể mới trải qua biến đổi cuộc sống lớn như chuyển nhà hoặc có con, nên mọi thứ vẫn còn bề bộn.

Trước tiên bạn cứ để người bên kia giải thích lý do của họ. Trong khi nghe, bạn hãy cố gắng tập trung vào câu chuyện và đừng phán xét gì thêm.

Khi đã xác định được khó khăn mà bên kia đang gặp, hãy cố gắng giúp họ hết mình.

Tôn trọng sự khác biệt

Amy khuyên rằng: “Góp ý không phải là bắt người đó từ bỏ con người vốn có và trở thành một hình mẫu hoàn toàn khác. Bạn chỉ nhắc nhở họ ý thức việc tìm ra phong cách phù hợp nhất với mình theo quy định của công ty.”

Trừ khi công ty có đồng phục, bạn hãy cho người được góp ý hiểu rõ mong muốn của bạn: giúp họ khoác lên trang phục khiến họ tự tin nhất khi đi làm.

Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Cuối cùng, đừng quên trấn an người được góp ý rằng đây chỉ là góp ý nâng cao tính chuyên nghiệp. Việc này không hề liên quan đến giá trị bản thân của họ hay cảm xúc cá nhân của bạn.

Sau một khoảng thời gian nếu bạn thấy họ có thay đổi khả quan thì đừng quên dành tặng một lời khen hay động viên nhé.

Cộng Đồng Phòng Vệ HPV & các gánh nặng bệnh tật, nguy cơ ung thư liên quan

3. Tóm tắt những quy tắc cần nhớ

Đồng nghiệp mắc lỗi phục trang Lagravem thế nagraveo goacutep yacute cho kheacuteo2

Nên

  • Chuẩn bị trước nội dung. Xây dựng cuộc tranh luận minh bạch dựa trên nền tảng cải thiện chất lượng công việc.
  • Nêu rõ mục đích giúp đỡ của bạn qua hành động góp ý.
  • Nếu là cấp trên, nên nhận một phần trách nhiệm vì đã không đề cập từ sớm.

Không nên

  • Áp đặt sở thích cá nhân lên cá tính thời trang của người khác.
  • Quá lo lắng khiến chuyện bé bị xé ra to.
  • Góp ý lủng củng, xa rời trọng tâm vì sợ gây mất lòng người nghe.

Bài viết lấy cảm hứng từ chia sẻ của Amy Gallo đăng trên Harvard Business Review.

Onboardy Skycraper