Ask A Senior: Dzũng Yoko và những bộc bạch về ngành Fashion Media | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
25 Thg 04, 2019

Ask A Senior: Dzũng Yoko và những bộc bạch về ngành Fashion Media

Cùng chúng tôi lắng nghe Dzũng Yoko chia sẻ chân thực về ngành thời trang và những yếu tố để thành công.

Ask A Senior: Dzũng Yoko và những bộc bạch về ngành Fashion Media

Dzũng Yoko và những bộc bạch về ngành Fashion Media

Trong giới sáng tạo nghệ thuật thị giác, cụ thể lĩnh vực thời trang ở Việt Nam, Dzũng Yoko vốn đã trở thành một cái tên mang tầm ảnh hưởng lớn.

Giữ vị trí Giám đốc Sáng tạo cho báo Elle đến nay đã 8 năm, anh luôn biết cách ghi dấu ấn qua nét riêng khó trộn lẫn trong từng bộ ảnh, đồng thời thể hiện những điểm mới một cách công phu, buộc người xem phải ồ lên vì kinh ngạc rồi gật gù công nhận tài năng của một nghệ sĩ thị giác (visual artist) kỳ cựu.

Giữ vị triacute Giaacutem đốc Saacuteng tạo cho tạp chiacute thời trang Elle trong 8 năm Dzũng Yoko luocircn biết caacutech ghi dấu ấn qua neacutet riecircng khoacute trộn lẫn trong từng bộ ảnh
Giữ vị trí Giám đốc Sáng tạo cho Elle trong 8 năm, Dzũng Yoko luôn biết cách ghi dấu ấn qua nét riêng khó trộn lẫn trong từng bộ ảnh.

Cũng đã gần 3 năm kể từ lần trò chuyện với Dzũng Yoko về cuốn artbook đầu tiên trong sự nghiệp của anh. Lần gặp lại này, anh hẹn chúng tôi tại quán Đu Đủ Tía – nơi anh tổ chức triển lãm 3D và ra mắt cuốn artbook thứ 3 của mình với chủ đề “Love”.

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ chân thực của Dzũng Yoko về ngành fashion media cũng như công việc Giám đốc Sáng tạo.

Cơ duyên nào đã đưa anh tới ngành thời trang?

Tôi vốn dĩ yêu thời trang từ thuở nhỏ. Theo tôi nhớ, khi tại Việt Nam vẫn còn khá xa lạ với khái niệm thời trang, tôi đã sưu tập hàng loạt tập san thời trang nước ngoài để ngắm, rồi bắt chước vẽ vời theo.

Vì thế, mặc dù tốt nghiệp ngành Kiến trúc tại Đại học Kiến trúc với tấm bằng thủ khoa, tôi lại không chọn theo ngành nghề này mà tìm một công việc khác để gần hơn với đam mê, và rồi tôi quyết định làm công việc thiết kế đồ họa (graphic design). Tôi gắn bó với công việc này một khoảng thời gian dài và cũng gặt hái được những thành tựu nhất định. Tôi thiết kế hơn 20 bìa đĩa cho các ca sĩ tên tuổi của Việt Nam thời bấy giờ như Trần Thu Hà, Lê Hiếu, Hiền Thục, và Tùng Dương. Tiêu biểu trong số đó là bìa album “Chân Dung 17” của ca sĩ Hiền Thục do tôi thiết kế được trao giải ‘Ý tưởng thiết kế’ tại Giải thưởng Album Vàng 2009. Tuy nhiên, lúc đó tôi biết đây vẫn không phải công việc mà mình thật sự yêu thích.

Mãi cho đến năm 2011, khi tôi đã 34 tuổi, Elle về Việt Nam và nhận thấy nét thời trang tôi thể hiện trên các bìa đĩa, họ đã tìm đến và mời tôi đảm nhận vị trí Giám đốc Sáng tạo (Creative Director). Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào việc, tôi đã biết đây chính là công việc mà mình luôn theo đuổi.

Ngay khi bắt tay vagraveo vai trograve Giaacutem đốc saacuteng tạo tocirci đatilde biết đacircy chiacutenh lagrave cocircng việc magrave migravenh luocircn theo đuổi Nguồn Dzũng Yoko
Ngay khi bắt tay vào vai trò Giám đốc sáng tạo, tôi đã biết đây chính là công việc mà mình luôn theo đuổi. | Nguồn: Dzũng Yoko.

Đâu là thế mạnh sẵn có đã giúp anh thành công trong công việc?

Tôi cực kỳ thích vẽ, đặc biệt là vẽ phác thảo (sketch). Tôi không ngờ chính sở thích đó đã trở thành một ưu thế vô cùng lớn cho mình khi làm Giám đốc Sáng tạo. Vẽ phác thảo giúp tôi truyền đạt concept một cách chính xác, nhờ vậy mà công việc diễn ra trôi chảy hơn.

Khi đó, tôi là một trong số ít các Giám đốc Sáng tạo tại Việt Nam phác thảo concept của ảnh bìa trước khi chụp. Tôi phải cảm ơn năm tháng sinh viên và khoảng thời gian làm công việc thiết kế đồ hoạ – những bài tập vẽ, những trải nghiệm công việc đó đã giúp tôi mài dũa kỹ năng hình dung không gian, trình bày bối cảnh và màu sắc.

Vậy anh có khuyết điểm nào từng gây cản trở công việc của mình không? Anh đã khắc phục chúng như thế nào?

Tôi có hai nhược điểm lớn. Đầu tiên là kỹ năng quản lý. Những ngày đầu mới vào nghề, kỹ năng quản lý của tôi rất kém. Tôi từng có xu hướng ôm đồm công việc vì không biết phân bổ nhân sự và thời gian sao cho hiệu quả. Trải qua nhiều năm làm việc, tôi dần khắc phục được nhược điểm này và có nhiều thời gian hơn để tập trung vào sáng tạo. Hiện tại tôi không quản lý theo kiểu micromanagement như trước mà tôi chia nhỏ công việc, rồi phân bổ cho từng người phù hợp.

Nhược điểm thứ hai là tính tôi quá nhạy cảm. Là một người làm nghệ thuật, sự nhạy cảm giúp tôi có cái nhìn đa diện, thấy được những góc khuất của sự vật và sự việc xung quanh. Tuy nhiên, với vị thế đầu tàu thì lại khác, sự nhạy cảm sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến công việc. Đến bây giờ tôi vẫn chưa khắc phục được và cũng không nghĩ rằng trong tương lai mình có thể thay đổi bản tính này (cười).

Lagrave một người lagravem nghệ thuật sự nhạy cảm giuacutep tocirci coacute caacutei nhigraven đa diện nhưng trong vị thế đầu tagraveu noacute lại iacutet nhiều gacircy ảnh hưởng đến cocircng việc
Là một người làm nghệ thuật, sự nhạy cảm giúp tôi có cái nhìn đa diện, nhưng trong vị thế đầu tàu, nó lại ít nhiều gây ảnh hưởng đến công việc.

Mọi người thường cho rằng làm nghệ thuật là phải “bay”, anh nghĩ sao về nhận định này?

Khi còn trẻ tôi từng có quan niệm sai lầm rằng nghệ sĩ chỉ nên thực hiện những dự án thuần nghệ thuật, không nên làm thương mại (commercial). Còn đối với tôi của hiện tại lại khác – một nghệ sĩ thực thụ phải biết làm thương mại. Chính những va chạm thực tế đó sẽ giúp người làm nghệ thuật hiểu đời và trưởng thành hơn.

Vì đây là công việc nên không thể lúc nào cũng “bay”. Nếu cứ ngang bướng đi theo quan niệm cũ đó thì không thể tồn tại nổi trong thời đại kỹ thuật số đầy cạnh tranh như hiện nay.

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp thường thấy trong ngành này là gì?

Đó là vấn đề ăn cắp chất xám. Đáng buồn là tôi vẫn chưa thấy có cơ sở pháp lý nào đủ mạnh hay phương hướng nào để giải quyết vấn đề này một cách triệt để. Rất nhiều tác phẩm của tôi từng bị đạo nhái, kể cả những bức hình có kèm logo báo cũng không ngăn chặn được.

Đối với tôi, nghệ thuật là sự kế thừa – người đi sau học hỏi và phát triển từ những người đi trước, nhưng phải thể hiện được nét riêng biệt của mình trong tác phẩm. Còn đạo nhái thì chỉ là sao chép từ ý tưởng cho đến cách trình bày của bản gốc.

View this post on Instagram

A post shared by Dzung Yoko (@dzungyoko)

Thách thức đặc thù trong ngành này là gì? Đâu là cách hiệu quả để vượt qua những thách thức đó?

Ngành thời trang có sự đào thải rất khốc liệt. Người làm thời trang phải luôn duy trì phong độ của mình, vì chỉ một lần thể hiện không tốt thì khách hàng hay công chúng sẽ dễ dàng thay thế bạn bằng một cái tên khác, cho dù trước đó bạn đã thành công như thế nào. Cách duy nhất để vượt qua những thách thức là tự mình cố gắng mỗi ngày, không ngừng cập nhật và học hỏi xu hướng thế giới.

Ai là người đã dẫn dắt và ảnh hưởng đến sự nghiệp của anh nhiều nhất?

Tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những người cộng sự. Cái hay của ngành này là sự cộng hưởng. Chính những người đồng nghiệp đã truyền cảm hứng và năng lượng cho tôi mỗi ngày.

Tôi thần tượng nhiếp ảnh gia người Anh – Tim Walker bởi những bức hình thơ mộng của ông đều được chụp từ tư duy và góc nhìn của người cầm máy chứ không thiên quá nhiều về kỹ thuật, như ông đã từng chia sẻ. Vì thế một người chỉ chuyên lên concept như tôi mới hạ quyết tâm trở thành người đứng sau lăng kính, và những người trực tiếp hướng dẫn tôi chụp ảnh chính là Như Xuân HứaMonkey Minh.

Ngoài ra, người hiểu và thường xuyên tiếp lửa cho tôi xuyên suốt hành trình sự nghiệp 8 năm này là chuyên viên trang điểm (makeup artist) Tùng Châu. Đối với tôi, Tùng Châu không chỉ là người cộng sự lâu năm mà còn là một người em thân thiết. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những người bạn giúp tôi tạo động lực trong công việc, như Liên Chi – thư ký toà soạn Elle Việt Nam, và Hà Mi – chiến lược gia thời trang (fashion marketing strategist).

ldquoĐối với tocirci nghệ thuật lagrave sự kế thừa ndash người đi sau học hỏi vagrave phaacutet triển từ những người đi trướcrdquo
“Đối với tôi, nghệ thuật là sự kế thừa – người đi sau học hỏi và phát triển từ những người đi trước.”

Các mối quan hệ trong lĩnh vực này thường được xây dựng như thế nào?

Các mối quan hệ trong lĩnh vực thời trang chỉ được xây dựng khi người làm sáng tạo chứng minh được khả năng của họ qua các tác phẩm. Từ nhà thiết kế, stylist cho đến người mẫu, tất cả mọi người đều phải đảm bảo chất lượng thành phẩm một cách tuyệt đối.

Tuy khởi điểm của tôi khá trễ, tôi may mắn được làm việc tại một tòa soạn lớn và thể hiện tốt ngay từ số báo đầu. Chính nhờ những yếu tố này đã trở thành bước đệm giúp việc xây dựng tên tuổi cũng như các mối quan hệ trong ngành của tôi trở nên dễ dàng hơn.

Vì vậy, các bạn “tân binh” mới vào nghề và một số nhân viên của tôi thường gặp không ít khó khăn khi cố gắng liên hệ với các nhà cung cấp. Hiểu được những vất vả đó, cho nên tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khi các bạn cần.

Ngành fashion media hiện nay đã thay đổi như thế nào so với ba đến năm năm trước? Những thay đổi đó có ảnh hưởng gì đến anh không?

Thị trường thời trang hiện tại đã thay đổi rất nhiều. Nhờ vào sự phát triển của Internet, nhiều tác phẩm, concept và xu hướng đến từ khắp nơi trên thế giới đều được chia sẻ và cập nhật hằng ngày. Điều này vừa cho phép người làm sáng tạo như tôi được mở mang tầm mắt, vừa buộc bản thân chúng tôi phải tự đổi mới và nỗ lực hơn rất nhiều.

Ngoài ra, thái độ làm việc của người Việt trong những năm gần đây cũng được cải thiện đáng kể, chuyên nghiệp và biết phấn đấu hơn. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành thời trang Việt Nam trong thời đại hoà nhập.

Thị trường thời trang hiện tại đatilde thay đổi rất nhiều Nhờ vagraveo sự phaacutet triển của Internet nhiều taacutec phẩm concept vagrave xu hướng đến từ khắp nơi trecircn thế giới đều được chia sẻ vagrave cập nhật hằng ngagravey
Thị trường thời trang hiện tại đã thay đổi rất nhiều. Nhờ vào sự phát triển của Internet, nhiều tác phẩm, concept và xu hướng đến từ khắp nơi trên thế giới đều được chia sẻ và cập nhật hằng ngày.

Bí quyết nào giúp anh luôn giữ được sự mới mẻ trong lĩnh vực sáng tạo đầy khắc nghiệt này?

Vì tôi luôn sống thật với chính mình và không ngừng thúc ép bản thân rằng ngày hôm nay của mình phải tốt hơn ngày hôm qua. Tuyệt đối không để bản thân sa ngã vào những hào quang ảo, vì chúng chỉ làm mình xa rời thực tế và kìm hãm sự phát triển của sáng tạo.

Nếu có ai cho rằng tuổi thọ của nghề này không cao thì bà Grace Coddington – Giám đốc Sáng tạo của Vogue Mỹ – lại chứng minh điều ngược lại. Ở tuổi 78 nhưng bà vẫn tiếp tục cho ra mắt nhiều tác phẩm và buổi triển lãm mê hoặc người xem. Bà vẫn giữ được giá trị rất riêng của mình và không hề bị những điều hư vinh lôi kéo.

Các bạn trẻ yêu thích ngành nghề này cần sở hữu những yếu tố nào để thành công?

Yếu tố đầu tiên là gu thẩm mỹ tốt. Rất tiếc là nếu các bạn không có năng khiếu thì rất khó để theo đuổi công việc này. Ngoài ra, các bạn phải đam mê và kiên trì, vì thực chất công việc này vất vả vô cùng, không như dáng vẻ lung linh bên ngoài.

Các bạn trẻ thường hay lầm tưởng rằng làm việc trong ngành fashion media sẽ luôn được ngồi trong văn phòng để phác thảo ý tưởng, đến studio chỉ đạo ekip, hay thường xuyên xuất hiện ở các sự kiện lớn. Nhưng thực tế, các bạn phải làm từ những công đoạn nhỏ nhất, chẳng hạn như lùng sục từng ngõ ngách thành phố để chọn cho được một đạo cụ chụp hình hợp chuẩn, phải đội nắng dầm mưa để tìm địa điểm shooting phù hợp, và tất bật từ sáng sớm đến tối khuya cùng ekip hoàn thành bộ hình… Đó là những công việc cơ bản mà bất kỳ ai bước vào ngành này cũng phải trải qua. Có rất nhiều bạn trẻ yêu thích ngành nghề này nhưng đành bỏ cuộc vì họ không thể chịu được vất vả.

Coacute rất nhiều bạn trẻ yecircu thiacutech ngagravenh nghề nagravey nhưng đagravenh bỏ cuộc vigrave họ khocircng thể chịu được vất vả
Có rất nhiều bạn trẻ yêu thích ngành nghề này nhưng đành bỏ cuộc vì họ không thể chịu được vất vả.

Anh thấy những tấm gương thành công trong lĩnh vực này sở hữu điểm chung gì?

Tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người thành công và một điểm chung mà tôi thấy rõ nhất ở họ là sự siêng năng và tình yêu lớn đối với công việc, đến nỗi họ có thể bất chấp quên mình chỉ để công việc diễn ra thuận lợi. Việc không ngủ nhiều đêm để hoàn thành công việc là một điều quá đỗi bình thường.

Khi tôi công tác ở nước ngoài, ngoài sự tận tuỵ và có trách nhiệm tuyệt đối, ekip nước ngoài còn sở hữu tính kỷ luật rất cao khi làm việc. Họ ít khi chỉ đến đúng giờ mà thường đến sớm hơn rất nhiều để chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng. Theo tôi đó là những đức tính và thái độ làm việc mà người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ nên học tập.

Anh có lời nhắn nhủ nào đến với các bạn trẻ không?

Tôi có một lời khuyên rằng các bạn hãy cứ là mình, sống và làm việc hết mình với đam mê. Tôi tin vào lực hấp dẫn, khi mình thật sự yêu thích một ngành nghề nào đó thì cũng đồng thời gửi một tín hiệu đến vũ trụ, rồi chính nó sẽ đích thân tạo cơ duyên cho mình.

Vì thế tôi nghĩ các bạn trẻ đừng nên hoang phí, đừng lựa chọn một công việc nào đó chỉ vì muốn được tung hô. Hãy chăm chỉ làm việc, dành nhiều thời gian đào sâu, tìm hiểu rồi thực hành. Các bạn cần chủ động cũng như nỗ lực hơn, thay vì chỉ cố gắng hoàn thành cho xong nhiệm vụ được giao.

Nếu các bạn vẫn đang “lạc lối”, không biết bản thân mình phù hợp với công việc nào thì điều duy nhất các bạn cần làm là bỏ đi cái tôi của mình. Tiếp đó, hãy bắt tay vào làm bất kỳ công việc nào bản thân có khả năng, chẳng hạn như từ chuyên ngành mình học. Rồi sau một thời gian va chạm với nghề, va chạm với đời, các bạn sẽ nhận ra đâu là ngành nghề phù hợp với mình. Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sợ vất vả, sợ khó nên không chịu làm gì, như vậy thì các bạn sẽ không bao giờ tìm được đam mê của mình đâu.