Công việc cố vấn thời trang qua lời chia sẻ của Thư Vũ | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
21 Thg 05, 2019

Công việc cố vấn thời trang qua lời chia sẻ của Thư Vũ

Trong chuyên mục Nghề Lạ lần này, hãy cùng Vietcetera khám phá về nghề cố vấn thời trang qua buổi trò chuyện cùng Thư Vũ.

Công việc cố vấn thời trang qua lời chia sẻ của Thư Vũ

Công việc cố vấn thời trang qua lời chia sẻ của Thư Vũ

“Tôi tin mỗi người phụ nữ đều cất giữ một “công tắc”. Một khi họ bật được công tắc đó lên, họ sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tuy nhiên có mấy ai nhận ra và làm được điều này. Vì thế, tôi sẽ là người hỗ trợ phụ nữ tìm và kích hoạt “công tắc” của bản thân,” Thư Vũ chia sẻ lý do cô chọn theo đuổi công việc cố vấn thời trang (fashion advisor) này.

Thư Vũ (tên thật Vũ Anh Thư), thường được giới thời trang biết đến với biệt danh Coco Chà Bông. Ngoài ra, tên tuổi của cô gắn liền với hai cuốn sách nằm trong danh sách bán chạy là “Thanh lịch kiểu Pháp” và “Đời thay đổi khi ta thay đồ” với vai trò dịch giả.

ldquoTocirci sẽ lagrave người hỗ trợ phụ nữ tigravem vagrave kiacutech hoạt ldquococircng tắcrdquo của bản thacircnrdquo Nguồn Thư Vũ sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
“Tôi sẽ là người hỗ trợ phụ nữ tìm và kích hoạt “công tắc” của bản thân.” | Nguồn: Thư Vũ

Thư Vũ sở hữu một tình yêu sâu đậm với thời trang từ thuở nhỏ. Khi còn là sinh viên, cô theo học song song hai ngành là Quản lý và Kinh doanh thời trang tại trường Đại học RMIT và ngành Luật quốc tế tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Một là sự lựa chọn của đam mê, quyết định còn lại là ‘phương án dự phòng’, nhằm đảm bảo cô luôn có thể hoàn thành bậc đại học, dù gia đình có xảy ra biến cố gì.

Như một lẽ dĩ nhiên, cô luôn dành sự ưu tiên của mình cho thời trang. Cho nên, sau hơn một năm, cô quyết định chuyển hướng, dành toàn bộ thời gian và nỗ lực cho đam mê của mình.

Bên cạnh đó, cô thừa nhận mình cũng dành nhiều tình cảm đến cộng đồng phụ nữ Việt. Thư Vũ nghĩ từ “ám ảnh” sẽ thể hiện chính xác nhất sự quan tâm của cô dành cho thời trang và phụ nữ. Và công việc cố vấn thời trang giúp cô được sống trọn vẹn với hai niềm đam mê lớn của mình.

Có lẽ tại Việt Nam khái niệm về ngành nghề này vẫn còn mới mẻ, nhưng tại các quốc gia phát triển, công việc này vốn đã không còn quá xa lạ. Vietcetera đã tìm đến Thư Vũ để nghe cô cắt nghĩa về nghề cố vấn thời trang và những trải nghiệm quý giá của công việc này

Thư Vũ nghĩ từ ldquoaacutem ảnhrdquo sẽ thể hiện chiacutenh xaacutec nhất sự quan tacircm của cocirc dagravenh cho thời trang vagrave phụ nữ Nguồn Thư Vũ sizesmaxwidth 684px 100vw 684px
Thư Vũ nghĩ từ “ám ảnh” sẽ thể hiện chính xác nhất sự quan tâm của cô dành cho thời trang và phụ nữ. | Nguồn: Thư Vũ

Chị có thể giải thích công việc này của mình cho những ai chưa biết?

Đúng như tên gọi, công việc của tôi chủ yếu là gặp gỡ, trò chuyện và tư vấn cho khách hàng về phong cách thời trang. Tuy nhiên, công việc của tôi không đơn thuần chỉ cung cấp kiến thức thời trang để mọi người có thể tự hoàn thiện trang phục của mình, mà cốt lõi là hướng mọi người thay đổi nhận định về ngoại hình, đặc biệt là chị em phụ nữ, những người hay mang nỗi ám ảnh về khuyết điểm hình thể của mình. Họ bận rộn tìm cách che dấu khuyết điểm mà bỏ quên những ưu điểm cần tôn lên.

Vì thế nhiệm vụ hàng đầu của một nhà cố vấn thời trang là tạo nền tảng và hỗ trợ khách hàng nhận ra giá trị và nét đẹp riêng của mình, từ đó từng bước thay đổi cách họ tiếp cận thời trang. Chính Hiệu Ứng Cinderella này sẽ là bệ phóng giúp họ đạt được nhiều điều tuyệt vời mà trước đó họ chỉ dám mơ ước.

Khách hàng của tôi bao gồm doanh nghiệp và cá nhân. Doanh nghiệp thường tìm đến tôi để tổ chức các buổi trao đổi, các chương trình hướng dẫn (workshop) về phong cách cho nhân viên hoặc hội viên của họ, hoặc cố vấn về ý tưởng thiết kế đồng phục cho công ty.

Vậy nghề cố vấn thời trang (fashion advisor) có điểm khác biệt gì với nghề tạo dựng phong cách thời trang (fashion stylist)?

Ở Việt Nam, công việc của một fashion stylist là lựa chọn trang phục cho người nổi tiếng trước thềm các sự kiện, và cộng tác cùng với báo.

Trong khi đó, một người cố vấn thời trang (fashion advisor) phải dành nhiều thời gian để trò chuyện với khách hàng, nhằm nắm bắt hoàn cảnh, lối sống cũng như những trăn trở của họ. Từ đó người cố vấn thời trang sẽ giúp họ xây dựng thương hiệu bản thân, cũng như cung cấp kiến thức và truyền năng lượng giúp họ tự cải thiện mình “từ trong ra ngoài”.

Cocircng việc của một người cố vấn thời trang lagrave cung cấp kiến thức vagrave truyền năng lượng giuacutep khaacutech hagraveng tự cải thiện rdquotừ trong ra ngoagraveirdquo Nguồn Thư Vũ sizesmaxwidth 683px 100vw 683px
Công việc của một người cố vấn thời trang là cung cấp kiến thức và truyền năng lượng giúp khách hàng tự cải thiện ”từ trong ra ngoài”. | Nguồn: Thư Vũ

Cơ duyên nào đưa chị đến với nghề cố vấn thời trang?

Trước đây tôi chưa từng hình dung mình sẽ làm công việc hiện tại, mà chỉ biết bản thân vô cùng yêu thời trang và sẵn sàng làm bất kỳ công việc nào liên quan tới nó thôi. Có lẽ câu nói “Nghề chọn người chứ người không chọn nghề” hoàn toàn đúng với tôi.

Trong những năm đại học, tôi từng thực tập tại một chuyên trang về thời trang và đăng ký làm cộng tác viên cho Vietnam International Fashion Week để học hỏi từ kinh nghiệm thực tiễn và mở rộng mạng lưới quan hệ trong ngành.

Cũng nhờ đó mà tôi có cơ hội được tiếp xúc với phụ nữ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi thấy ngạc nhiên vì dù ở bất kỳ ngành nghề nào, phụ nữ chúng tôi đều có một mối quan hệ phức tạp với quần áo.

Chuyện chưng diện, ăn mặc đẹp thường bị người xung quanh đánh giá, khiến phụ nữ tránh quan tâm nhiều tới vẻ bề ngoài và bỏ qua việc tìm hiểu về kiến thức thời trang cơ bản. Đến khi cần thay đổi, họ lại loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu.

Bên cạnh đó, hàng loạt nhãn hiệu thời trang trong lẫn ngoài nước ra đời, và quảng cáo tràn ngập khắp nơi. Kết quả là việc lựa chọn quần áo của phái nữ như một cuộc chiến trường kỳ vậy.

Trong khi đó, tôi thấy rất ít các bài viết hay kênh chia sẻ giúp phụ nữ chọn lọc và định hướng phong cách bản thân. Vì thế, tôi quyết định tạo dựng một kênh chia sẻ trên Facebook cá nhân, qua đó giúp mọi người tạo dựng một mối quan hệ hạnh phúc hơn với thời trang. Tuy nhiên, lúc đó tôi vẫn chưa biết đến công việc cố vấn thời trang.

Vậy quá trình bước vào nghề của chị như thế nào?

Nhờ việc viết blog chia sẻ trên Facebook, tôi có cơ hội được cộng tác với một thương hiệu sách nổi tiếng. Để có thể toàn tâm toàn ý với vai trò dịch giả thời trang, tôi đã quyết định xin nghỉ làm.

Hai cuốn sách “Thanh lịch kiểu Pháp” và “Đời thay đổi khi ta thay đồ” đã giúp tôi hiểu thêm rất nhiều về nỗi trăn trở của phụ nữ đối với cuộc sống và thời trang. Ngoài ra, chính chúng đã giới thiệu cho tôi đến với nghề cố vấn thời trang mới mẻ và thú vị này.

Sau thành công đó, tôi cùng thương hiệu sách triển khai kế hoạch xây dựng cộng đồng phụ nữ, bắt đầu bằng những buổi trao đổi về phong cách sống và thời trang cho độc giả.

ldquoCacircu noacutei ldquoNghề chọn người chứ người khocircng chọn nghềrdquo hoagraven toagraven đuacuteng với tocircirdquo Nguồn Thư Vũ sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
“Câu nói “Nghề chọn người chứ người không chọn nghề” hoàn toàn đúng với tôi.” | Nguồn: Thư Vũ

Qua những buổi trò chuyện đó, tôi nhận thấy phụ nữ Việt thực sự quan tâm đến vấn đề này. Họ thậm chí còn chia sẻ với tôi rằng họ đã có những thay đổi nhất định sau khi tham gia, không chỉ nằm ở cách họ nhận định và tiếp cận thời trang, mà còn ở phong cách sống.

Tôi nhận ra những việc mình làm đang thực sự góp phần xây dựng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng phụ nữ Việt, những việc mà không nhiều người làm tại thời điểm lúc bấy giờ. Đồng thời, tôi phát hiện công việc viết lách không phải là niềm yêu thích thật sự của tôi, mà là việc giúp phụ nữ tìm được phong cách sống và thời trang mang thương hiệu của chính mình.

Chị có người dẫn dắt và hướng dẫn cho mình từ những ngày đầu bước vào nghề không?

Vì đây là một ngành nghề tương đối mới ở Việt Nam, nên không dễ để tìm được một người có kinh nghiệm dẫn dắt hoặc một khoá đào tạo chuyên nghiệp. Những ngày đầu tôi không có người cố vấn trực tiếp. Thay vào đó, tôi dành nhiều thời gian tự trau dồi từ nhiều nguồn sách vở và tài liệu.

Tuy nhiên những kiến thức đó chỉ là lý thuyết. Những bài học quan trọng nhất vẫn đến từ việc quan sát và trò chuyện với nhiều người phụ nữ. Mỗi người một hoàn cảnh sẽ cho tôi nhiều trải nghiệm và thử thách khác nhau. Tôi luôn kết hợp cả lý thuyết sách vở và kinh nghiệm thực tế để tạo ra hiệu quả tốt nhất cho công việc.

Đâu là những khó khăn trong quá trình bắt đầu công việc cố vấn này?

Thách thức đầu tiên cũng như lớn nhất của công việc này là nắm bắt mấu chốt vấn đề của khách hàng và thuyết phục họ thay đổi. Đó là phần việc đòi hỏi nhiều thời gian cũng như sự kiên trì của người cố vấn.

Qua kinh nghiệm làm việc, tôi đúc kết được rằng khách hàng thường ít khi chia sẻ cốt lõi vấn đề khi trò chuyện. Người cố vấn phải khôn khéo nhận ra điều này, từ đó tìm cách đào sâu hơn thay vì hoàn toàn dựa vào bề mặt để giải quyết.

ldquoThaacutech thức đầu tiecircn cũng như lớn nhất của cocircng việc nagravey lagrave nắm bắt mấu chốt vấn đề của khaacutech hagraveng vagrave thuyết phục họ thay đổirdquo Nguồn Thư Vũ sizesmaxwidth 683px 100vw 683px
“Thách thức đầu tiên cũng như lớn nhất của công việc này là nắm bắt mấu chốt vấn đề của khách hàng và thuyết phục họ thay đổi.” | Nguồn: Thư Vũ

Thuyết phục một người thay đổi chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Đối với tôi “thay đổi” là một từ gây sợ hãi và áp lực. Đó không chỉ là bước ra khỏi vùng an toàn đã gắn bó nhiều năm, mà còn là việc chuẩn bị đón nhận những ánh mắt soi xét và những lời đánh giá từ người xung quanh. Chính chúng là tác nhân làm chúng ta chùn bước.

Hiểu được điều đó, tôi luôn khuyên khách hàng, hãy hạn chế gặp gỡ người quen vào giai đoạn đầu của sự đổi mới. Thay vào đó, họ nên đi một mình, đến bất kỳ đâu cũng được, để tự mình cảm nhận và tận hưởng lần “thoát xác” này của bản thân.

Khó khăn tiếp theo mà người tư vấn phải đối mặt là cập nhật xu hướng một cách có chọn lọc. Một người tư vấn phong cách thời trang phải khôn khéo phân tích xu hướng, phải nhận ra đâu là những xu hướng đã không còn hợp thời và đâu là phong trào nổi rầm rộ nhưng thiếu chiều sâu.

Một ví dụ điển hình là xu hướng màu sắc tôn da và kiểu quần áo tôn dáng. Đối với tôi, hai xu hướng nổi tiếng này đang thu hẹp sự đa dạng của vẻ đẹp và phong cách cá nhân, góp phần đẩy những người phụ nữ vào các chuẩn mực nhan sắc hà khắc, trong khi họ hoàn toàn có thể tỏa sáng bởi nét đẹp riêng. Vì thế, yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn trang phục là thông điệp và tinh thần mà bản thân muốn truyền tải qua kiểu dáng và màu sắc.

Những kỹ năng cần có để làm một tư vấn viên phong cách thời trang là gì?

Để theo đuổi ngành nghề này, yếu tố bắt buộc trước hết là lượng kiến thức và kinh nghiệm nhất định về thời trang. Tiếp theo đó là kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích và diễn thuyết.

Chị thấy cung-cầu của thị trường cho ngành nghề này đang ở mức nào? Nó có cơ hội để phát triển trong tương lai không?

Tôi thấy rất phấn khởi với tương lai của ngành nghề này. Sự phát triển của mạng xã hội đang cho phép chúng ta thể hiện mình nhiều hơn. Vì lẽ đó, mọi người đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng thương hiệu bản thân, vai trò của thời trang và nhu cầu định hướng phong cách của mọi người cũng vì vậy mà cao hơn.

Ngày nay, ngoại hình đang trở thành một yếu tố xét tuyển ngày một phổ biến của các nhà tuyển dụng. Ngoại hình chuyên nghiệp, chỉn chu sẽ là một điểm cộng cho các ứng viên. Trong trường hợp giữa hai ứng viên có sự đồng đều về năng lực và kinh nghiệm, một vẻ ngoài ấn tượng sẽ là yếu tố quyết định.

Thư Vũ tin nghề nagravey sẽ coacute cơ hội phaacutet triển hơn trong tương lai vigrave mọi người đatilde bắt đầu quan tacircm đến việc xacircy dựng thương hiệu cho bản thacircn Nguồn Thư Vũ sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
Thư Vũ tin nghề này sẽ có cơ hội phát triển hơn trong tương lai vì mọi người đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho bản thân. | Nguồn: Thư Vũ

Bốn điều chị yêu thích về công việc này là gì?

Đầu tiên là vì công việc này hoàn toàn liên quan đến thời trang. Tôi say mê việc nhìn ngắm những ứng dụng và tầm ảnh hưởng của thời trang đến đời sống con người. Tôi chưa bao giờ cảm thấy ngán ngẩm khi phải dành nhiều giờ, nhiều ngày để nghiên cứu, trao đổi về thời trang.

Thứ hai là tôi được gặp gỡ và giao lưu với rất nhiều người đến từ nhiều lĩnh vực. Mỗi người mang cho tôi nhiều bài học mới lạ và quý giá, song song với đó còn là những thử thách đa dạng nữa. Chúng không chỉ không làm tôi chùn bước mà ngược lại, chúng luôn khơi dậy khát khao chinh phục trong tôi.

Ngoài ra, tôi được chứng kiến quá trình khách hàng đổi mới bản thân. Không dừng lại ở việc họ trông đẹp và ấn tượng hơn, mà quan trọng hơn hết là họ cảm thấy hạnh phúc hơn, phong thái tự tin giúp họ làm được nhiều điều tuyệt vời hơn. Chính những kết quả đó đã tiếp lửa cho tôi tiếp tục theo đuổi công việc này.

Điều cuối cùng mà tôi yêu thích ở công việc này là sự tự do. Tôi được hoàn toàn chủ động trong thời gian cũng như quy tắc làm việc do chính mình đặt ra. Nhờ đó, tôi có thể toàn quyền sắp xếp kế hoạch cho những dự án khác của mình.

Coco Dressing Room vừa mới mở trong năm nay, chị có thể giới thiệu một chút về dự án này? Tại sao chị lại quyết định chọn nó làm mô hình khởi nghiệp cho mình?

Khởi điểm của Coco Dressing Room là những buổi sự kiện nho nhỏ tôi tổ chức nhằm thanh lý tủ đồ của mình và bạn bè – những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí và nghệ thuật. Sau vài chương trình pop-up, tôi dần yêu thích loại hình này vì nó giải quyết rất nhiều vấn đề.

Phụ nữ chúng ta hầu như chưa bao giờ sử dụng hết quần áo trong tủ đồ. Đối với tôi tủ quần áo như một bảo tàng kỷ niệm, đồng thời là nơi chứa hàng loạt quyết định sai lầm của phái nữ. Việc chúng cứ nằm yên trong tủ đồ xuất phát từ rất nhiều lý do: mua chúng trong lúc cao hứng, kích thước cơ thể và môi trường làm việc thay đổi, hoặc chúng đã không còn hợp thời nữa…

Dù bất kỳ nguyên do nào thì việc không sử dụng sau khi mua cũng là một sự lãng phí, mà việc dọn tủ đồ lại là một công việc rất cam go, mệt mỏi, và có khi buồn bã nữa. Vì thế tôi muốn lập ra một tủ đồ ‘khổng lồ’ để giảm bớt ‘áp lực’ thanh lý tủ đồ, tạo cơ hội cho tất cả phụ nữ có thể cùng nhau chia sẻ tủ đồ của họ, đồng thời trao đổi và giao lưu về thời trang.

Một trong những động cơ khác của mô hình này chính là mong muốn giảm thiểu phế thải thời trang ra môi trường. Tái sử dụng một món đồ đồng nghĩa với việc ta đang kéo dài tuổi thọ của chúng. Những hành động nhỏ này góp phần giảm bớt nhiên liệu và nguồn cung cấp cần dùng trong quá trình sản xuất.

Coco Dressing Room lagrave một trong những dự aacuten thời trang tacircm huyết của Thư Vũ dagravenh cho cộng động phụ nữ Việt Nguồn Thư Vũ sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
Coco Dressing Room là một trong những dự án thời trang tâm huyết của Thư Vũ dành cho cộng động phụ nữ Việt. | Nguồn: Thư Vũ

Coco Dressing Room có điểm khác biệt gì với các sự kiện thanh lý tủ đồ đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam?

Quần áo tại Coco Dressing Room luôn được tuyển chọn và định giá kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn có những stylist trợ giúp các bạn chọn lựa và phối hợp trang phục.

Coco Dressing Room còn là một không gian để mọi người cùng giao lưu và kết nối. Tôi hy vọng Coco Dressing Room sẽ là nơi tạo nên nhiều sự cộng hưởng tuyệt vời giữa những cá nhân riêng biệt, có cùng tần số tình yêu đối với thời trang.

Chị có thể chia sẻ về cách quản lý công việc của mình như thế nào không?

Là một người làm việc tự do và quản lý một nhóm nhỏ nhân viên, danh sách công việc của tôi rất đa dạng, từ gặp gỡ khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, cho đến những việc cần tập trung thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài liên tục như viết blog, thiết kế chương trình, thống kê số liệu…

Để đạt năng suất cao nhất có thể, tôi học theo Paul Graham cách chia ngày làm việc trong tuần thành 2 kiểu. Đó là kiểu ngày theo góc độ quản lý (manager’s schedule) và kiểu ngày theo góc độ nhân viên (maker’s schedule).

Xem thêm:
[Bài viết] Santoni – Đỉnh cao nghệ thuật chế tác giày da Ý
[Bài viết] Nguyễn Hoàng Tú: Những đường cắt táo bạo trên organza