Thưa sếp, đây là những gì millennials mong mỏi! | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu
19 Thg 12, 2019
Lãnh Đạo

Thưa sếp, đây là những gì millennials mong mỏi!

Millennials là thế hệ khó bảo và kém trung thành? Không đâu, nếu bạn là người sếp hội đủ những yếu tố sau (chứng nhận bởi Millennials).

Thưa sếp, đây là những gì millennials mong mỏi!

Thưa sếp, đây là những gì millennials mong mỏi!

Thế hệ millennials hiện bị gắn một chiếc mác khá tai tiếng mang tên: thế hệ kém trung thành. Thực tế, việc giữ chân lực lượng sẽ chiếm lĩnh 75% (năm 2025) thị trường lao động này, khiến họ gắn bó với tổ chức đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Vậy điều gì có thể khiến những “đôi chân thích nhảy” của millennials dừng lại và trung thành với công ty?

Theo nghiên cứu của Deloitte năm 2018, tiền lương và môi trường làm việc là những trọng tố trong việc lựa chọn doanh nghiệp của millennials. Tuy nhiên, tiền lương khó có thể là ưu thế khi nền kinh tế tự do đã cho ra đời quá nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Vậy thì làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh đủ để thỏa mãn các millennials?

Để trả lời câu hỏi này, tất cả phải xuất phát từ người lãnh đạo.

Dưới đây là một số “hướng dẫn” từ millennials cho các sếp khi chưa biết phải bắt đầu từ đâu trong việc xây dựng lòng trung thành từ nguồn lao động này.

Chúng tôi cần một nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng

K. – một millennials đã bước lên vị trí quản lý – khi nhìn lại những gì mình đã từng trải qua từ cấp nhân viên đến lãnh đạo, cho rằng: “Nắm bắt được tâm lý từng thành viên là mấu chốt để mình đưa ra chiến lược quản lý hiệu quả. Mà để nắm bắt được thì phải tìm cách trò chuyện, thấu hiểu. Khi có sự nối kết rồi thì mới có thể tiêm vào họ tinh thần tổ chức, cách làm việc và xác định mục tiêu. Việc hướng dẫn, chỉ bảo, giữ họ lại bên mình cũng sẽ dễ dàng hơn“.

Kết nối tầm nhigraven bao quaacutet của cocircng ty với sứ mạng riecircng của từng nhacircn viecircn lagrave caacutech tạo necircn sự gắn boacute lacircu dagravei của millennials với tập thể sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Kết nối tầm nhìn bao quát của công ty với sứ mạng riêng của từng nhân viên là cách tạo nên sự gắn bó lâu dài của millennials với tập thể.

Bởi là một thế hệ luôn tìm kiếm ý nghĩa sống, các millennials sẽ rất “biết ơn” và càng tin tưởng vào tổ chức khi được giải thích cụ thể về lý do cùng mục tiêu cho những cống hiến của mình. Theo báo cáo của Deloitte năm 2016, trên 80% millennials được khảo sát cho thấy họ có khả năng ở lại ở lại tổ chức ít nhất 5 năm khi được sếp chia sẻ về những vấn đề sau:

  • Tầm nhìn, sứ mạng và lợi ích công ty mang lại cho xã hội.
  • Vai trò của nhân viên trong bức tranh tổng thể của tổ chức.
  • Lợi ích công việc hiện tại mang đến cho mục tiêu sự nghiệp của mỗi cá nhân.

Chúng tôi sẽ dễ mềm lòng và trung thành với những huấn luyện viên có tâm

Mình là một tay viết rẽ ngang, cầm tấm bằng cử nhân Tài chính bước vào nghề copywriter nhờ kinh nghiệm quản lý vài fanpage thời Đại học. Ban đầu mình cứ tưởng nghề này chỉ cần viết vài bài báo, mấy dòng facebook hay ghê gớm lắm là vài câu slogan. Nhưng không ngờ nội dung quảng cáo lại đa dạng đến vậy khiến mình hoảng loạn không ít. May thay, chị quản lý đã kiên nhẫn chỉ bảo, dù vừa chỉ vừa mắng, mình mới hoàn thành tốt nhiệm vụ, đối diện với hàng loạt chiếc brief mỗi ngày và gắn bó với nghề đến giờ.” – P., một millennial copywriter “trung thành” với một tổ chức đã được một năm cho hay.

Millennials được coi là thế hệ có quyết tâm vượt khó trong giai đoạn đầu để đạt các mục tiêu sự nghiệp lâu dài. Don Scale – CEO của Investis Digital cho biết, khi được hỏi về những mong đợi trong công việc, đa số nhân viên đều có cùng câu trả lời: “Học hỏi nhiều hơn” thay vì: “Lương cao hơn”. Với tinh thần đó, millennials thường ưu tiên lựa chọn những vị trí cho họ cơ hội học hỏi và thăng tiến.

Người sếp thấu hiểu vagrave sẵn sagraveng ldquonằm gai nếm mậtrdquo cugraveng cấp dưới lagrave một higravenh mẫu lyacute tưởng tạo necircn lograveng trung thagravenh của nhacircn viecircn sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Người sếp thấu hiểu và sẵn sàng “nằm gai nếm mật” cùng cấp dưới là một hình mẫu lý tưởng tạo nên lòng trung thành của nhân viên.

Đặc biệt, thế hệ “yếu mềm” này khá dễ nản lòng nếu bị bỏ rơi trước những vấn đề nan giải. Vì thế, họ đặc biệt “cảm kích” trước những người có thể “cầm tay chỉ việc“, cho họ những định hướng và lời khuyên hữu ích, nhất là ở giai đoạn khởi đầu. Lẽ dĩ nhiên, họ cũng có xu hướng tìm kiếm và trung thành hơn với những tổ chức tồn tại các mentor (người hướng dẫn) “có tâm” này.

Chúng tôi cần những nhà quản lý linh động về thời gian và địa điểm làm việc

Ai lại chẳng thích cấp trên thoải mái!? Nhưng với millennials thì điều này còn quyết định hẳn đến vấn đề đi hay ở. Q., một nhân viên marketing đã từng rất bức xúc với quản lý cũ khi bị giao thêm vài nhiệm vụ, kèm lý do: “Nếu có thể ra về đúng giờ thì chứng tỏ khối lượng công việc đâu quá nặng?”. Trong khi những buổi tối hay cuối tuần Q. phải hi sinh để giải quyết các phát sinh bất ngờ thì chẳng bao giờ được ghi nhận.

Theo nghiên cứu của PwC, giới trẻ định nghĩa công việc là một ‘sự việc’ chứ không phải một ‘địa điểm’. Vì thế, họ không chỉ làm việc 8 tiếng/ngày tại công sở. Khảo sát của YPluse cho thấy, 84% millennials đều làm việc ngoài giờ hành chính hoặc giải quyết công việc cho đến khi hoàn thành dù đã rời khỏi chỗ làm. Vì thế, có một điều có vẻ vô lý nhưng thật ra lại rất hợp lý: Giới trẻ không thích những nơi quản lý thời gian làm việc quá sát sao. Bởi lẽ họ có dừng hẳn công việc ngay sau giờ làm đâu!?

Mocirci trường lagravem việc linh hoạt thoaacuteng mở giuacutep nhacircn viecircn millennials coacute xu hướng cống hiến nhiều hơn để đaacutep lại sự thấu hiểu từ cấp trecircn sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Môi trường làm việc linh hoạt, thoáng mở giúp nhân viên millennials có xu hướng cống hiến nhiều hơn để đáp lại sự thấu hiểu từ cấp trên.

Millennials đa phần có trách nhiệm rất lớn với công việc và sự linh hoạt trong quản lý thời gian, địa điểm có tỷ lệ thuận với năng suất làm việc của họ. 77% millennials cảm thấy họ sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu được tự do thoải mái giờ giấc.

Vì thế, một người lãnh đạo nhu trong trong quản lý giờ giấc nhưng cương trong quản lý chất lượng công việc sẽ được millennials trân trọng hơn. Bởi lẽ, họ vừa có thể nhìn thấy sự công bằng trong đánh giá hiệu quả, năng lực làm việc; vừa cảm nhận được sự thấu hiểu từ lãnh đạo đối với những cống hiến thầm lặng sau giờ tan tầm.

Chúng tôi luôn tôn trọng những cấp trên có lời nói thật sự uy tín

So với các thế hệ trước, millennials có ít lòng tin vào doanh nghiệp hơn và thường đặt câu hỏi phản biện trước mọi vấn đề thay vì dễ dàng chấp nhận, chịu đựng. Điều này khá dễ hiểu khi họ lớn lên trong một thế giới dày đặc những chia sẻ, ý kiến, lý luận về mọi vấn đề trong xã hội. Vì thế, một môi trường có quy trình minh bạch, thông tin rõ ràng, hợp lý cùng những chỉ dẫn có cơ sở, lý tính từ sếp sẽ rất được cảm kích.

Nghiên cứu của Harvard Business Review cũng chỉ ra: millennials mong muốn cấp trên phải giỏi hay ít nhất thấu hiểu chuyên môn của họ thì những hướng giải quyết hay phân tích họ đưa ra mới đủ thuyết phục. Đồng nghĩa, để có quyền uy, người sếp cũng phải biết cách chứng tỏ bản thân.

Khả năng ldquonoacutei được lagravem đượcrdquo chiacutenh lagrave một trong những phẩm chất thu huacutet nhacircn tagravei nhất của một người sếp sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Khả năng “nói được làm được” chính là một trong những phẩm chất thu hút nhân tài nhất của một người sếp.

B. – một designer, chia sẻ: “Một trong những nguyên nhân mình “tạm biệt” công ty cũ là do sếp thường bác bỏ sản phẩm với các lý do không rõ ràng và đầy cảm tính. Cảm giác lạc lối khi cứ phải sửa đi sửa lại sản phẩm mà chẳng hiểu tại sao khiến mình nản chí“. Cuối cùng, cô rời bỏ công ty và tìm đến một nơi mà “ít nhất sếp bác bỏ thiết kế còn kèm theo được lý do rõ ràng!”.

Kết

Tóm lại, một trong những nhân tố quan trọng nhất để tạo dựng môi trường lý tưởng cho millennials không phải là văn phòng xa hoa, lương thưởng cùng những lời hứa hẹn sáo rỗng, mà là tư duy của các lãnh đạo. Rất nhiều bạn trẻ được phỏng vấn cho biết sẽ cân nhắc gắn bó với tập thể lâu hơn nếu có một người sếp “có tâm”. Họ quan niệm rằng công việc không bao giờ hoàn hảo, nhưng một người sếp tốt sẽ giúp mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều.

Vì thế, khi các nhà lãnh đạo “bắt trúng” tâm lý của nhân viên thế hệ millennials, mang đến những điều họ trông đợi ở công việc, tự khắc thế hệ “lười biếng, ích kỷ, kém trung thành” sẽ được “thuần hóa”, tích cực đóng góp cho sự phát triển bền vững của tập thể.

Bài viết được thực hiện bởi Vân Trần.

Xem thêm:
[Bài viết] 7 Bí quyết than phiền hiệu quả từ một người sếp

[Bài viết] Office Gossip: Nhận diện ‘sếp xấu tính’ và ‘sếp khó tính’