"Vượt qua những cú sốc, chị dấn thân giúp hàng trăm bạn trẻ tìm việc mới.” | Vietcetera
Billboard banner

"Vượt qua những cú sốc, chị dấn thân giúp hàng trăm bạn trẻ tìm việc mới.”

"Giữa lúc bộn bề - mất việc, mất người thân, phải ở nhà chăm sóc hai con, chị quyết định dấn thân vào một mảng hoàn toàn mới: nghề săn đầu người."

"Vượt qua những cú sốc, chị dấn thân giúp hàng trăm bạn trẻ tìm việc mới.”

Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera

Đây là một trong những lần hiếm hoi tôi có cơ hội trò chuyện với một phụ nữ chưa bao giờ xuất hiện trước công chúng. Chị tên là Triệu Mỹ Nhi, một senior trong ngành Nhân sự. Chị chia sẻ, hồi đó chị quyết định “nhảy” sang làm Nhân sự vì cảm thấy nghề này rất oách. Không chỉ là gương mặt đại diện của doanh nghiệp; ấn tượng đầu tiên của ứng viên với doanh nghiệp có tốt đẹp, chuyên nghiệp hay không, cũng là do nhân sự quyết định.

Chị Nhi kể, trong 15 năm làm Nhân sự, chị đã thử sức ở nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có công ty chị gắn bó đến tận 7 năm, có công ty chị làm từ những ngày đầu công ty mới thành lập. Chị nói chị quý công ty này vì chế độ đãi ngộ tốt, môi trường mua bán bất động sản (thường rất cạnh tranh) ở đây vô cùng thân thiện, đoàn kết. Ấy vậy mà làm được 2 năm thì công ty phải đóng cửa, do đại dịch…

Recruitery
Chị Triệu Mỹ Nhi.

Chị đã đối diện với hoàn cảnh đó như thế nào?

Chị đã đặt rất nhiều tâm huyết và kỳ vọng vào công ty vì bản thân là một trong những nhân sự đầu tiên. Chị từng cùng sếp của mình đi đăng ký văn phòng, lên kế hoạch và tuyển từng nhân viên, đặt những viên gạch đầu tiên xây nên công ty như thế đó, vậy mà giờ không còn gì…

Công ty đóng cửa chưa lâu thì chị chứng kiến cảnh hai người thân trong gia đình lần lượt ra đi. Lúc đó, chị bế tắc và hụt hẫng lắm, vì không tìm được hướng đi tiếp theo. Chị đành phải ở nhà chăm mấy đứa nhỏ, lo toan hàng trăm việc không tên để quán xuyến gia đình. Ấy vậy mà gánh nặng mưu sinh vẫn đè nặng lên tâm trí chị, vì vốn dĩ, chị là trụ cột kinh tế của cả nhà.

Làm sao mà chị bén duyên với nghề “săn” nhân sự?

Một đồng nghiệp cũ biết được hoàn cảnh nên giới thiệu chị về Recruitery - một ứng dụng dành cho những người làm nghề tuyển dụng có thể kiếm thêm thu nhập tại nhà. Giữa lúc bộn bề - mất việc, mất người thân, phải ở nhà chăm sóc hai con, chị quyết định dấn thân vào một mảng hoàn toàn mới: nghề săn đầu người (headhunter). Chị chỉ có một nguyện vọng duy nhất, đó là kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống.

Recruitery 2
"Khác với vai trò nhân sự nội bộ, khi làm headhunter, chị có cơ hội tìm hiểu và tuyển dụng cho nhiều công ty, lĩnh vực khác nhau."

Headhunter trên một nền tảng trực tuyến như Recruitery khác gì so với công việc nhân sự truyền thống?

Khác với vai trò nhân sự nội bộ, khi làm headhunter, chị có cơ hội tìm hiểu và tuyển dụng cho nhiều công ty, lĩnh vực khác nhau. Trên Recruitery có hàng ngàn công việc cần tuyển dụng nên chị cũng được gặp gỡ và trao đổi với ứng viên đến từ nhiều nhóm ngành hơn. Một ứng viên cũng có thể ứng tuyển cho nhiều công ty để nâng cao cơ hội được tuyển dụng của mình.

Vì là làm tự do trên một nền tảng trực tuyến nên chị có thể chủ động chuyện giờ giấc. Buổi sáng chị sẽ dậy thật sớm để chuẩn bị cho tụi nhỏ đi học, sau đó tiếp tục công việc tìm kiếm ứng viên trên chiếc máy vi tính, đến chiều chị mới dành thời gian tư vấn và trao đổi trực tiếp với các bạn.

Mọi người nói chị cừ lắm, mới làm nghề “săn" vài tháng đã lập kỷ lục. Bí quyết của chị là gì?

Dù tuổi nghề dày dặn, nhưng chị chưa từng tuyển mảng IT bao giờ, chắc do có duyên nên mới tham gia Recruitery vài tháng, chị đã “mai mối" thành công một loạt ứng viên IT cho các công ty công nghệ, trong đó có Lazada Group.

Lúc đầu mới làm, chị phải ngồi dò từng cái tech stack trong CV của ứng viên với yêu cầu của công ty, chỗ nào không hiểu thì google tự mày mò. Chị nghĩ để “săn" thành công, duyên là một phần, mình phải hiểu ứng cử viên nữa để đưa ra lời khuyên chính xác cho cả họ và công ty tuyển dụng. Các bạn trẻ bây giờ giống như tảng băng vậy. Càng nắm giữ trong tay càng dễ tan. Nên quan trọng là phải hiểu được các bạn ấy cần gì và muốn gì để tư vấn cho các bạn.

Recruitery 25
"Quan trọng là phải hiểu được các bạn ứng viên cần gì và muốn gì để tư vấn cho các bạn.."

Theo chị, ngày nay các công ty công nghệ tìm kiếm điều gì ở các ứng viên?

Ngoài trình độ chuyên môn ra, ngày này các nhà tuyển dụng công nghệ còn rất chú trọng kỹ năng tiếng Anh. Chị hay khuyên các bạn trẻ cố gắng trau dồi tiếng Anh để có mức thu nhập tốt hơn khi xin việc. Vì công ty nước ngoài thường trả lương cao hơn 35-50% so với mặt bằng chung.

Nhà tuyển dụng cũng rất chú trọng mức độ gắn bó của các ứng viên. Ngành IT vốn dĩ là ngành đòi hỏi nhiều về kỹ thuật nên các nhà tuyển dụng coi trọng những ứng viên trung thành, có thể ở lại tầm 3-5 năm. Chẳng có nhà tuyển dụng nào muốn nhân viên vào làm được vài tháng đã xin nghỉ, ít nhất cũng phải ở lại được 1 năm.

Từ góc độ của các ứng viên, họ mong muốn gì ở nhà tuyển dụng?

Ngoài yếu tố cần có là chế độ đãi ngộ tốt, các bạn ứng viên còn rất xem trọng các yếu tố như văn hoá công ty, cơ hội được đào tạo bài bản, và lộ trình thăng tiến. Nếu thoả mãn những yếu tố trên, các bạn sẽ gắn bó rất lâu với công ty. Ngược lại, nếu phải làm việc nhiều mà mãi vẫn giậm chân tại chỗ, các bạn sẽ tìm kiếm cơ hội khác.

Recruitery 327
"Các nhà tuyển dụng coi trọng những ứng viên trung thành, có thể ở lại tầm 3-5 năm."

Ca “săn” ứng viên nào làm chị nhớ mãi?

Chị nhớ case đầu tiên chị làm là thuyết phục một công ty tuyển dụng ứng viên của mình, dù bạn chỉ mới là sinh viên năm 4. Vậy mà người ta chịu tuyển, chị mừng lắm.

Còn một bạn ứng viên khác thì “xui" hơn, vì bạn liên tục bị 4-5 công ty từ chối trong suốt 3 tháng đi tìm việc. Đến nỗi bạn ngại quá, nhắn xin lỗi chị: “Chị giới thiệu nhiều công việc tốt, hỗ trợ em nhiệt tình vậy mà em không thành công được cái nào, tự nhiên em thấy có lỗi với chị.” Lúc ấy, chị chỉ mong bạn đừng nản và cố gắng hơn trong những lần sau. Cuối cùng, sau 4 tháng ròng rã, bạn nhận được thư mời làm việc từ một công ty ở Úc. Hai chị em nhận được tin báo mà rưng rưng.

Lần khác thì “bá đạo" vô cùng. Có công ty kia hẹn bạn ứng viên nữ của chị đi phỏng vấn cho vị trí Sales Manager lúc 8 giờ tối. Chị lo lắm, đòi đi cùng mà bạn không cho. Tối đó chị cứ nơm nớp canh chừng điện thoại, nếu có gì bất ổn sẽ phóng đi liền. May mà không có chuyện gì xảy ra, giờ thì bạn đó là người của công ty rồi (cười).

Nhìn lại hành trình của mình từ sau biến cố, chị tự hào về điều gì nhất?

Chị tự hào nhất là phần lớn ứng viên hiện tại chị quen đều là nhờ các bạn ứng viên cũ giới thiệu cho. Kể từ khi bắt đầu tới giờ, chị đã kết nối cơ hội nghề nghiệp với hàng trăm bạn trẻ. Với chị, đó là “vốn liếng”, là niềm hạnh phúc và sự an ủi sau nhiều biến cố xảy ra.

Recruitery 235
"Có những thứ còn quý trọng hơn cả tiền bạc, đó là khoảng thời gian được “đồng cam cộng khổ” cùng ứng viên trên con đường chinh phục công việc mơ ước."