12 Bí quyết giúp ghi nhớ nhanh chóng | Vietcetera
Billboard banner
05 Thg 05, 2020

12 Bí quyết giúp ghi nhớ nhanh chóng

Học thế nào để mau vào đầu? Sau đây là 12 mẹo thúc đẩy não bộ tiếp thu thông tin nhanh nhạy và tăng khả năng ghi nhớ lâu dài hơn.

12 Bí quyết giúp ghi nhớ nhanh chóng

12 Bí quyết giúp ghi nhớ nhanh chóng

Theo mô hình ghi nhớ Atkinson–Shiffrin, trí nhớ là một hệ thống xử lý thông tin được cấu thành từ 3 bộ phận:

– Bộ nhớ tạm thời (sensory memory): Thu nhận thông tin ban đầu do được kích thích vào giác quan.
– Bộ nhớ ngắn hạn (short-term store): Hay còn gọi là trí nhớ làm việc (working memory), nhận và giữ thông tin từ bộ nhớ tạm thời và bộ nhớ dài hạn.
– Bộ nhớ dài hạn (long-term store): Nơi lưu trữ thông tin để ta tra cứu lại khi cần.

Việc chuyển đổi thông tin đầu vào thành trí nhớ là một quá trình cần nhiều thời gian thậm chí là nỗ lực. Lợi dụng những yếu tố kích thích việc chuyển đổi này, các nghiên cứu đã tìm ra một số mẹo thúc đẩy não bộ tiếp thu thông tin nhanh nhạy và lưu giữ lâu dài hơn.

1. Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su lagrave một mẹo kiacutech thiacutech natildeo bộ giuacutep cho sự tập trung vagrave triacute nhớ sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Nhai kẹo cao su là một mẹo kích thích não bộ giúp cho sự tập trung và trí nhớ.

Một thí nghiệm cho thấy khi nhai kẹo cao su trong lúc thực hiện bài kiểm tra ghi nhớ, điểm số của ứng viên đó cao hơn gần 25% so với những người không nhai kẹo.

Dù chưa có nguyên nhân rõ ràng, nhưng một số nhà nghiên cứu suy đoán hành động này làm tăng hoạt động ở hồi hải mã (một khu vực của não liên quan đến trí nhớ và sự tập trung). Nói cách khác, nhai kẹo cao su là một ‘cú hích’ nhỏ kích thích lượng máu cung cấp cho não, góp phần nâng cao hiệu suất ghi nhớ.

2. Thực hành bài tập chuyển động mắt

Trong một thí nghiệm thực hiện bởi giáo sư Andrew Parker, các ứng viên chuyển động mắt ngang đã nhớ từ chính xác hơn 10% và sai lệch ít hơn 15% so với những người chuyển động mắt dọc hoặc không chuyển động.

Các nhà khoa học suy đoán có thể là do sự liên kết giữa chuyển động mắt và sự liên kết giữa hai bán cầu não. Tuy cơ sở này còn tồn tại nhiều nghi vấn nhưng vẫn là một cách ‘vô hại’ có thể thử. Những chuyển động đơn giản trong bài tập thư giãn mắt vừa không tốn nhiều thời gian, vừa cải thiện sức khỏe mắt lẫn khả năng ghi nhớ.

3. Nắm chặt bàn tay

Trong một nghiên cứu, người tham gia nắm một trái bóng nhỏ trong 45 giây bằng tay phải trước khi ghi nhớ một danh sách từ, sau đó nắm chặt trái bóng bằng tay trái trong khi viết ra nhiều từ nhất có thể. Nhóm khác làm theo quy trình ngược lại. Kết quả là những người đã bắt đầu bằng cách nắm chặt tay ghi nhớ tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc nắm chặt tay có thể kích thích đến một số vùng của não. Việc nắm tay phải kích hoạt phần bên trái của não (liên quan đến sự hình thành trí nhớ) và nắm chặt tay trái kích hoạt phía đối diện (liên kết với việc gợi nhớ ký ức).

Ngoài ra nắm chặt tay còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể để một trái bóng xả stress (stress ball) tại bàn làm việc để hỗ trợ ghi nhớ và thư giãn đầu óc nhanh bằng thủ thuật này.

4. Viết ra thay vì đánh máy

Dugrave bất lợi về mặt tốc độ nhưng viết tay đatilde được chứng minh lagrave coacute lợi trong việc ghi nhớ thocircng tin lacircu dagravei sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Dù bất lợi về mặt tốc độ, nhưng viết tay đã được chứng minh là có lợi trong việc ghi nhớ thông tin lâu dài.

Các nhà nghiên cứu từ UCLA phát hiện, những sinh viên ghi bài ra giấy tiếp thu được nhiều hơn những người gõ bài trên máy tính xách tay. Sử dụng laptop có thể ghi nhanh hơn, nhưng kết quả thí nghiệm cho thấy những người viết nhớ và hiểu tài liệu học tập hơn hẳn.

Viết tay có thể chậm và tốn công. Nhưng đối với việc ghi nhớ lâu dài, có vẻ như chậm và ổn định lại là bí quyết chiến thắng.

5. Hệ thống lại thông tin

Theo các nhà nghiên cứu kết luận, thông tin trong bộ nhớ được tổ chức dưới dạng các vùng liên kết với nhau. Bạn có thể tối ưu mô hình này bằng cách hệ thống hóa những kiến thức mình đã học được. Cụ thể, hãy thử nhóm các chủ đề tương tự vào cùng với nhau, hoặc lập dàn ý cho các ghi chú và tài liệu.

Khi nghiên cứu thông tin lạ, hãy suy nghĩ liệu thông tin này có liên quan đến những gì bạn đã biết hay không. Thiết lập mối quan hệ giữa những điều mới và bộ nhớ có sẵn sẽ gia tăng đáng kể khả năng ghi nhớ các thông tin vừa học.

Bạn có để ý mình thường dễ nhớ những thông tin ở phần đầu và cuối nội dung hơn không? Bởi hiệu ứng vị trí nối tiếp, việc sắp xếp thông tin cũng ảnh hưởng đến việc gợi nhớ chúng. Để dễ ghi nhớ những nội dung ở giữa, bạn cần bỏ nhiều thời gian để nhẩm lại thêm vài lần. Một mẹo khác nữa là đổi vị trí các phần với nhau.

Hệ thống hoaacute những kiến thức mới vagrave liecircn kết với kiến thức coacute sẵn sẽ giuacutep bạn ghi nhớ lacircu hơn sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Hệ thống hoá những kiến thức mới và liên kết với kiến thức có sẵn sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.

7. Phác họa thông tin

Não bộ nhớ hình ảnh tốt hơn từ ngữ vì hình ảnh có tính cụ thể và có nhiều vùng xử lý bên trong. Hãy chú ý đến hình ảnh, biểu đồ và các hình minh họa trong sách. Nếu không có, hãy thử phác họa sơ đồ và dùng bút dạ nhiều màu để tổng hợp kiến thức. Bạn sẽ hưởng lợi rất nhiều từ cách hình dung thông tin bằng hình ảnh và màu sắc đấy.

8. Giảng lại cho người khác

Vào năm 2017, một nghiên cứu cho thấy việc đọc thành tiếng giúp cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ.

Đồng thời, việc chia sẻ kiến thức hoặc giảng giải lại cho người khác cũng giống như bạn đang ôn bài lại một lần nữa. Khả năng hiểu và nhớ sẽ được củng cố hơn qua việc truyền đạt, thực hành và đặt câu hỏi trực tiếp. Chính vì thế mà học nhóm, làm gia sư hoặc thảo luận với bạn bè đều là những cách học tập thường được khuyến khích.

Học nhoacutem lagravem gia sư hoặc thảo luận với bạn begrave đều lagrave những caacutech học tập thường được khuyến khiacutech sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Học nhóm, làm gia sư hoặc thảo luận với bạn bè đều là những cách học tập thường được khuyến khích.

9. Nhẩm lại chi tiết

Nếu muốn gợi nhớ được thông tin, não bộ của bạn cần mã hoá chúng thành trí nhớ dài hạn. Một phương pháp trợ giúp hiệu quả nhất cho quá trình này là nhẩm lại chi tiết (elaborative rehearsal).

Phương pháp này khác với việc nhẩm đi nhẩm lại thông tin một cách máy móc. Bạn cần phải hiểu được thông tin, sắp xếp, hình dung trong đầu, thậm chí suy nghĩ về ví dụ để buộc não bộ xử lý thông tin sâu hơn.

Ví dụ, khi gặp một khái niệm mới, đầu tiên bạn đọc định nghĩa, học định nghĩa đó, tiếp đến là đọc mô tả chi tiết hơn về khái niệm ấy. Lặp lại quá trình này vài lần sẽ giúp việc ghi nhớ dễ dàng hơn. Bạn có thể đồng thời kết hợp với các phương pháp như: tự diễn giải khái niệm đó theo cách hiểu của mình, đặt 5 câu hỏi xoay quanh và tự trả lời, hoặc nghĩ ví dụ áp dụng thực tiễn,…

10. Tránh nhồi nhét

Dàn trải thời gian nghiên cứu bài học giúp não bạn đủ thời gian cần thiết để xử lý thông tin đầy đủ nhất. Nghiên cứu chỉ ra những sinh viên chia việc học thành nhiều buổi nhớ tài liệu tốt hơn nhiều so với những người nhồi nhét tất cả trong một buổi “chạy marathon”.

11. Đầu tư cho giấc ngủ

Dù có ở giai đoạn nhớ nào, giấc ngủ đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc ghi nhớ. Trong một nghiên cứu, những người tham gia có một giấc ngủ ngắn khoảng 45-60 phút trước khi làm bài kiểm tra trí nhớ đã cho kết quả tốt gấp 5 lần.

Một giấc ngủ sau khi học cũng có tác dụng tăng hiệu suất ghi nhớ. Đừng quên ngủ đủ giấc vào ban đêm vì đây là lúc não thư giãn để củng cố lại thông tin và ‘tự dọn dẹp‘ sau một ngày dài.

Dugrave coacute ở giai đoạn nhớ nagraveo giấc ngủ đều đoacuteng vai trograve rất quan trọng trong việc ghi nhớ sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Dù có ở giai đoạn nhớ nào, giấc ngủ đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc ghi nhớ.

12. Tập trung, tập trung, tập trung

Cuối cùng, vấn đề cốt lõi nhất của việc ghi nhớ vẫn là sự tập trung. Đây là yếu tố cốt lõi trong quá trình chuyển đổi từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn.

Cố gắng làm giảm nhiễu trong môi trường xung quanh bằng việc chọn một nơi yên tĩnh. Tắt bớt thiết bị điện tử, nhắc bạn cùng phòng giảm tiếng ồn hoặc đóng cửa khi bạn học. Khi bạn ở trong trạng thái tĩnh lặng, sự tập trung không bị gián đoạn, các thông tin cũng ‘vào đầu’ trôi chảy hơn.

Bài viết được thực hiện bởi Kendra Cherry trên Verywell Mind, bình dịch bởi Hà Phạm.

Xem thêm:
[Bài viết] Ngưng bận sấp mặt với 5 thủ thuật quản lý thời gian này
[Bài viết] 5 Bước đơn giản giúp bạn sáng tạo hơn