22 Thuật ngữ về thời trang bền vững bạn nên biết | Vietcetera
Billboard banner
04 Thg 07, 2020

22 Thuật ngữ về thời trang bền vững bạn nên biết

Giải thích một cách đơn giản nhất 22 thuật ngữ về thời trang bền vững và đạo đức trong thời trang.
22 Thuật ngữ về thời trang bền vững bạn nên biết

22 Thuật ngữ về thời trang bền vững bạn nên biết

Dù có quan tâm đến thời trang hay không, chắc hẳn bạn đã đôi lần nghe đến những cụm từ liên quan đến thời trang bền vững. Thế nhưng, bạn đã thật sự hiểu rõ những thuật ngữ ấy?

Bài viết sau sẽ giải thích một cách đơn giản nhất 22 thuật ngữ liên quan đến hai phạm trù được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây: thời trang bền vững và đạo đức trong thời trang.

1. Sustainable Fashion

Sustainable Fashion

Vào năm 1987, Liên Hợp Quốc định nghĩa tính bền vững là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".

Bền vững cũng có nghĩa là duy trì sự cân bằng cho tương lai bằng cách tiếp cận việc sản xuất và tiêu thụ quần áo và phụ kiện một cách lâu dài. Tuy nhiên, vì xã hội ngày càng tỉnh táo hơn trong tiêu dùng, từ "bền vững" đang ngày càng bị lạm dụng nhiều hơn.

2. Ethical Fashion

Ethical Fashion

Thuật ngữ “thời trang đạo đức" và “thời trang bền vững" thường được sử dụng thay thế cho nhau. Đối với một số người, thời trang đạo đức sẽ tập trung nhiều hơn vào tác động xã hội của ngành công nghiệp thời trang và đặt ra câu hỏi “Thế nào mới là đúng về mặt đạo đức?”

3. Fast Fashion

Fast Fashion

Fast fashion cho rằng, thời trang là sự chuyển mình liên tục. Nếu là một tín đồ thời trang, bạn phải cập nhật mọi xu hướng mới nhất. Điều này tạo nên một hệ thống sản xuất và tiêu thụ quá mức, biến thời trang trở thành ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới.

Song với những giải pháp bền vững ra đời, có vẻ như thời trang nhanh đang dần bị thoái trào.

4. Slow Fashion

Slow Fashion

Hiểu một cách đơn giản, thuật ngữ này là ngược lại của thời trang nhanh.

Trong slow fashion, các quy trình và nguồn lực cần thiết để sản xuất quần áo sẽ đặc biệt tập trung vào tính bền vững, bên cạnh đó là sự đối xử công bằng với con người, động vật và hành tinh. Điều này đồng nghĩa với việc mua quần áo chất lượng tốt hơn, với tần suất thấp hơn và sử dụng sản phẩm trong thời gian lâu hơn.

5. Minimalism

Minimalism

Nếu đã biết đến Marie Kondo, bạn có thể đã có những ý niệm cơ bản về chủ nghĩa tối giản. Tuy nhiên, những nhận định về chủ nghĩa tối giản đang dần chệch hướng.

Đối với thời trang, bạn có thể thử bắt đầu với các quy tắc đơn giản như “one in, one out", tức là mỗi khi mua một món quần áo mới, bạn phải bỏ đi một món cũ. Hoặc cũng có thể thử "tủ quần áo capsule" — một tủ đồ thiết yếu với những món quần áo mà bạn không chỉ thích mặc, mà còn có thể phối linh hoạt cùng nhau.

6. Greenwashing

Greenwashing

Tình trạng này bắt đầu xuất hiện gần đây khi người dùng ngày càng quan tâm đến thời trang bền vững và đạo đức trong thời trang. Các thương hiệu thường sẽ đưa ra những giải pháp thân thiện với môi trường như một dòng sản phẩm xanh hoặc sử dụng bao bì tái chế. Trong khi đó, những tác động khác lên môi trường hoặc vi phạm trong lao động thì lại không được xử lý.

7. Circular Fashion

Circular Fashion

Thuật ngữ này dựa một phần trên triết lý thiết kế của William McDonough và Michael Braungart. Thời trang tuần hoàn tránh xa mô hình kinh doanh tuyến tính — mô hình mà trong đó tài nguyên bị khai thác quá mức, làm thành sản phẩm và nhanh chóng bị vứt bỏ khi không còn cần thiết.

8. Recycling

Recycling

Trên thế giới, con người sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn nhựa. Vì vậy, một số công ty đã bắt đầu xem xét tái chế nhựa thành quần áo mới.

Ví dụ, biến chai nhựa thành sợi để làm áo len hoặc xà cạp. Nhưng do các loại quần áo này vẫn là nhựa, nên đây vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.

9. Upcycling

Upcycling

Phương pháp upcycling giúp hạn chế chất thải, đòi hỏi ít năng lượng hơn tái chế, từ đó có tác động tốt hơn với môi trường. Hơn nữa, phương pháp này cũng khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới cao hơn.

Ví dụ, sử dụng vải cũ của quần jeans để may thành túi xách.

10. Transparency

Transparency

Nói cách khác, đây là việc làm rõ tất cả thông tin về mọi đối tượng tham gia vào quá trình sản xuất từ đầu đến cuối. Tất nhiên, minh bạch chỉ là bước đầu tiên hướng tới thời trang bền vững và có đạo đức hơn. Nó cho phép khách hàng biết chính xác những gì họ mua, với các chi tiết từ mỗi bước trong quy trình sản xuất.

11. Traceability

Traceability

Đây là bước rất quan trọng tạo ra tính minh bạch cho thương hiệu. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đòi hỏi thương hiệu cần biết và hiểu rõ các nguyên liệu, thành phần và quy trình sản xuất của một sản phẩm.

12. Organic

Organic

Hữu cơ đề cập đến các nguyên liệu thô không biến đổi gen, hoặc hướng canh tác nguyên liệu không sử dụng hoá chất hay thuốc trừ sâu.

Ví dụ, cotton hữu cơ đang trở nên ngày càng phổ biến. Một số tổ chức, như Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu (GOTS) hay Better Cotton Initiative (BCI) cũng đang xây dựng các giải pháp và tiêu chuẩn giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm quần áo hữu cơ hơn.

13. Vegan

Vegan

Trong ngành thời trang, vegan có nghĩa là không sử dụng các chất liệu như da, len, lụa hay cashmere, vì tất cả các loại sợi này đều được làm từ động vật. Hiện nay, chứng nhận của PETA là một trong những chứng nhận đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm thời trang có vegan hay không.

14. Cruelty-free

22 Thuật ngữ về thời trang bền vững bạn necircn biết13

Không thử nghiệm trên động vật có liên quan chặt chẽ với chủ nghĩa thuần chay (veganism), nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiện nay, chương trình chứng nhận sản phẩm cruelty-free đáng tin cậy nhất là The Leaping Bunny.

15. Second-hand

Secondhand

Đồ cũ là một trong những lựa chọn thời trang bền vững nhất. Vì bạn đã giảm bớt tác động của mình bằng cách không mua hàng mới, thay vào đó kéo dài tuổi thọ của cho các món đồ đáng lẽ đã bị vất đi.

Tham khảo các thương hiệu second-hand tại Sài GònHà Nội.

16. Biodegradable

Biodegradable

Bạn có thể bắt gặp những thương hiệu có bao bì phân hủy sinh học, đây là một trong những lựa chọn đóng gói thân thiện với môi trường nhất. Tuy nhiên, một số sản phẩm gắn mác “biodegradable” có thể không hoàn toàn phân huỷ tự nhiên. Vì vậy, cần thận trọng, tránh trường hợp thương hiệu đang greenwash bạn.

17. Carbon neutral / Carbon offset

22 Thuật ngữ về thời trang bền vững bạn necircn biết16

Bù đắp carbon xảy ra khi một công ty, hoặc thậm chí là một cá nhân, đầu tư vào một hoặc nhiều dự án môi trường để cân bằng lượng khí thải nhà kính, nhờ đó môi trường trở thành trung tính carbon.

Ví dụ, một doanh nghiệp quyên góp một phần doanh số vào việc trồng cây, cây giúp hấp thụ một lượng CO2 trong bầu khí quyền, từ đó giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

18. Microplastics / Microfibres

Microplastics and Microfibers

Quần áo tổng hợp, một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất, chịu trách nhiệm cho hơn ⅓ các hạt vi nhựa đang gây ô nhiễm cho môi trường nước trên Trái Đất. Tại châu Âu, trung bình cứ 5 lít nước giặt quần áo được thải ra môi trường thì có đến 9 triệu hạt vi nhựa tổng hợp.

19. Fair trade

22 Thuật ngữ về thời trang bền vững bạn necircn biết18

Trên thực tế, không phải tất cả các giao dịch thương mại đều công bằng. Nông dân và công nhân — những người đứng đầu chuỗi sản xuất — thường không nhận được lợi nhuận thoả đáng trong các hoạt động thương mại. Thương mại công bằng cho phép người tiêu dùng quyết định điều này.

20. Living Wage

22 Thuật ngữ về thời trang bền vững bạn necircn biết19

Living wage khác với mức lương tối thiểu hợp pháp, thường thấp hơn nhiều so với mức lương đủ sống.

Ví dụ, ở Bangladesh, Việt Nam và Indonesia, mức lương thông thường chỉ bằng ¼ đến một nửa so với những gì người lao động cần cho một cuộc sống đủ đầy.

21. Rana Plaza

22 Thuật ngữ về thời trang bền vững bạn necircn biết20

Đây là một trong những sự kiện tồi tệ nhất xảy ra trong lịch sử ngành thời trang, dấy lên hàng loạt những câu hỏi về thời trang nhanh, và chủ nghĩa tiêu dùng.

Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của Fashion Revolution Week, tuần lễ phát động vào tháng 4 hàng năm cùng với chiến dịch #WhoMadeMyClothes, thúc đẩy tính minh bạch trong chuỗi cung ứng thời trang.

22. Diversity

Diversity

Sự đa dạng cũng nhắm đến mọi đối tượng trong xã hội, từ ngoại hình đến giới tính. Sự đa dạng sắc tộc và tính bền vững được liên kết chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, công ty có sự lãnh đạo đa dạng sắc tộc có mức độ tuân thủ quy định về môi trường tốt hơn, cũng như đạt được lợi nhuận tài chính cao hơn.

Bài viết được bình dịch từ bài gốc của Solene Rauturier trên Good On You.