Cùng với mức sống ngày một nâng cao, một chế độ ăn uống lành mạnh và nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chất lượng hơn đã được chú ý đến.
Người tiêu dùng bắt đầu thói quen “thấu hiểu” về loại thực phẩm mình dùng, quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc, thành phần và các mức độ hoá chất có trong thực phẩm… - những yếu tố ngày nay thường được gọi chung với một chữ: Tươi.
Cụ thể, ngôn ngữ quảng cáo hiện hành đã định nghĩa 'tươi' theo nhiều cách.
Tươi là sạch, chỉ các thực phẩm không độc, không hoá chất, không thuốc kích thích tăng trưởng. Tươi là thuần chất/nguyên chất, chỉ nhóm thực phẩm không có lẫn các tạp chất hoặc các chất dinh dưỡng nhân tạo (trường hợp sữa tươi 100%). Tươi còn có thể hiểu đơn giản là thực phẩm thu hoạch hoặc dùng trực tiếp trong thời gian ngắn (thu hoạch trong ngày, cận ngày).
Song song đó, một số nhóm thực phẩm sẽ có định nghĩa 'tươi' đặc thù của mình, điển hình như các mặt hàng nhập khẩu.
Cái “tươi” của thực phẩm ngoại
Do mang nhiều thách thức về việc vận chuyển và khoảng cách địa lý so với hàng sản xuất, chế biến tại chỗ; các đơn vị cung ứng thực phẩm cho xuất khẩu phải chấp nhận có thêm các khoản đầu tư chuyên biệt xuyên suốt quy trình thu hoạch, vận chuyển, phân phối đến bàn ăn người dùng) nhằm đảm bảo sự tươi ngon của thực phẩm.
Điển hình có thể nhìn từ một số đơn vị sản xuất và xuất khẩu thực phẩm và chất xơ uy tín trên thế giới như Global Victoria (cơ quan đại diện của bang Victoria - Úc).
Dựa trên mô hình mà Global Victoria đang áp dụng, độ tươi của thực phẩm khi xuất khẩu sẽ đảm bảo tốt nhất nếu đáp ứng đủ các tiêu chí gồm:
1. Tính truy xuất (traceability)
Việc truy xuất của hàng nhập khẩu thường được xem xét khó tính hơn với truy xuất truyền thống tại nội địa. Lý do là vì người tiêu dùng trong nước khó có thể đến tận nơi kiểm chứng hoặc không có nhiều thông tin về khu vực xuất xứ - nếu đó là vùng canh tác nhỏ hoặc đến từ các nước không dùng các ngoại ngữ phổ thông như tiếng Anh.
Vì vậy, ngoài các thông tin về đơn vị sản xuất, đơn vị chế biến, ngày thu hoạch hoặc giết mổ… sự truy xuất của hàng nhập còn ảnh hưởng bởi uy tín, lịch sử sản xuất của địa phương (nơi xuất xứ).
Đơn cử, hàng thực phẩm ở vùng chuyên canh hoặc khu vực xuất xứ nổi tiếng của thực phẩm đó sẽ giúp giá trị của hàng hoá cao hơn. Ngoài ra, do có những kinh nghiệm làm việc với các đối tác phân phối và lịch sử sản xuất lâu năm, hàng thực phẩm đến từ các khu vực này cũng được bảo trợ tốt hơn từ các tổ chức thương mại hoặc chính phủ.
Bên cạnh đó, ở một số quốc gia với các hình thức canh tác đặc biệt như điền trang hoặc nông trại hộ gia đình chuyên nghiệp cũng là điểm công khi phần nào tái hiện tinh thần "từ nông trại đến bàn ăn”, “của nhà trồng được”, “quà quê” mà nhiều thực phẩm trong nước sở hữu.
Điển hình dễ thấy nhất cho mô hình này là việc nhập khẩu các loại thực phẩm thế mạnh từ nhiều vùng ẩm thực đặc thù thế giới như cá hồi vùng Alaska (Mỹ), sò điệp vùng Osaka (Nhật), các loại sữa, thịt tươi từ các cao nguyên chuyên canh ở Úc và New Zealand.
2. Quy trình vận chuyển
Quy trình vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ tươi của thực phẩm.
Với những đơn vị phân phối, vận chuyển có kinh nghiệm, họ sẽ có cách quản lý và quy trình phù hợp nhất ứng với từng loại thực phẩm. Ngoài ra, các trang thiết bị và kho chứa chuyên dụng cũng sẽ là thế mạnh lớn của những đơn vị này giúp quá trình vận chuyển đảm bảo độ tươi tốt nhất cho thực phẩm.
Đơn cử như ngoài các mô hình vận chuyển truyền thống như máy bay, đường thuỷ, một số đơn vị logistic còn đầu tư cả các kho lạnh khổng lồ chuyên dụng hoặc phương tiện vận chuyển được thiết kế chống sốc/va đập hoặc có khả năng tùy chỉnh nhiệt độ theo mức tối ưu nhất cho từng mặt hàng.
3. Uy tín của đơn vị bảo trợ
Cuối cùng, sự bảo trợ từ các tổ chức thương mại hoặc chính phủ sẽ vừa là ưu điểm đặc thù, đồng thời là tiêu chí bổ sung nên quan tâm khi bạn muốn xác định một thực phẩm nhập có đủ chuẩn “tươi” hay không.
Ở các vùng chuyên canh hoặc nơi có truyền thống sản xuất một nhóm thực phẩm đặc thù thường sẽ nhận được sự bảo trợ của nước sở tại. Ở khía cạnh nhất định, hoạt động này có nhiều nét tương đồng với việc bảo trợ các mặt hàng đặc sản, truyền thống thường thấy.
Ngoài ra, việc có sự tham gia của các tổ chức uy tín cũng góp phần đảm bảo hơn, cam kết vững chắc hơn về chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, người tiêu dùng yên tâm hơn khi chọn mua mà không phải suy nghĩ quá nhiều về chất lượng.
Đây là lý do một số loại thịt đỏ cao cấp số lượng có hạn từ Nhật, các loại phô mai đặc chủng từ châu Âu, nhiều trái cây tươi đặc sản từ Hàn, Úc, New Zealand… luôn nằm ở vị trí tốp đầu trong danh sách các thực phẩm chuẩn “tươi” cao nhất trong mắt người tiêu dùng.
Như vậy, dù có đi máy bay, tàu thuỷ nhiều dặm… nếu đảm bảo được các tiêu chí đặc thù, thực phẩm nhập vẫn “tươi”, tất cả đều là sự lựa chọn lý tưởng để làm vẹn toàn hương vị bữa ăn lẫn sức khỏe.
“Đường tắt” để trải nghiệm ẩm thực thế giới
Trên cả việc góp phần làm đa dạng các lựa chọn về thực phẩm cho người dùng, việc chọn lựa thực phẩm nhập khẩu "chuẩn tươi” còn là một cách để bạn có thể khám phá ẩm thực thế giới ngay tại nhà.
Đứng trước xu thế này, nhiều tổ chức thực phẩm đã có những tiếp cận mạnh mẽ đến nhiều thị trường trẻ, điển hình như việc Global Victoria (cơ quan đại diện của bang Victoria - Úc) chọn Việt Nam làm điểm đến tiếp theo để quảng bá nền ẩm thực thuần “tươi” chất lượng được xây dựng trong nhiều năm dài.
Ngành thực phẩm và chất xơ (Victoria’s food and fibre sector) của vùng Victoria là một trong những thế mạnh cạnh tranh về xuất khẩu lớn nhất của Úc. Bang Victoria cũng là nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất của nước này với khoảng 5,9% tổng sản phẩm quốc doanh (GSP) và hơn một phần tư lượng thực phẩm và chất xơ xuất khẩu trong nước.
Không dừng ở đó, danh tiếng toàn cầu của bang Victoria với tư cách là nhà xuất khẩu, nhà cung cấp một số sản phẩm thực phẩm và chất xơ sạch nhất, xanh nhất và an toàn nhất còn được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn an toàn sinh học, an toàn và độ tin cậy chất lượng cao nhất, đồng thời bảo vệ môi trường mạnh mẽ.
Thứ nhất, các cơ sở nghiên cứu và phát triển đẳng cấp thế giới mang đến cho các doanh nghiệp nông nghiệp của bang những cơ hội quan trọng để sớm áp dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý nước, sản xuất và đóng gói thực phẩm.
Thứ hai, Victoria là quê hương của cảng container và sân bay cấm giới nghiêm lớn nhất nước Úc - Melbourne, đây đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng hậu cần và vận chuyển hàng hóa đẳng cấp thế giới.
Cuối cùng là những lợi thế về mặt giao thương. Mối quan hệ thương mại lâu đời và múi giờ chung với châu Á, vùng lân cận tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lợi thế cạnh tranh của Victoria trong quản lý chuỗi cung ứng giúp việc vận chuyển các mặt hàng thực phẩm được trơn tru và liền mạch, thống nhất với các hệ thống “nối dài” ở nhiều nước bạn hàng đối tác - trong đó có Việt Nam.
Chính những ưu đãi về lịch sử canh tác, điều kiện tự nhiên và chất lượng thực phẩm được củng cố qua bề dày lịch sử và hệ thống kho vận (logistic), phân phối được đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, thực phẩm Victoria sẽ là lựa chọn không nên bỏ qua trong tiến trình chọn mua các thực phẩm nhập khẩu chuẩn tươi cho người dùng Việt.