Chuyển đổi số trong bộ phận kế toán: Cái khó ló cái khôn | Vietcetera
Billboard banner
12 Thg 04, 2022

Chuyển đổi số trong bộ phận kế toán: Cái khó ló cái khôn

Điều hành một doanh nghiệp cần để thay đổi hệ thống vận hành của phòng kế toán. Vậy Bizzi đã làm điều đó như thế nào?
Chuyển đổi số trong bộ phận kế toán: Cái khó ló cái khôn

Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera.

ISEV

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Việc chuyển đổi công nghệ đã và đang diễn ra rất sôi nổi trong doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, không chỉ kể riêng công nghệ hay thương mại điện tử. Theo đánh giá tổng quan, những ngành và bộ phận kế toán, tài chính thường gặp trở ngại khi phải số hoá. Nguyên nhân nằm ở tính đặc thù của công việc, đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối trong nghiệp vụ. Thế nhưng, không có điều gì là không thể.

Nghĩa Vũ là nhà đồng sáng lập và CEO tại Bizzi. Bizzi là một công ty SaaS, dịch vụ phần mềm cung cấp giải pháp công nghệ tự động hoá cho các hoạt động thu chi của phòng kế toán, hành chính của các doanh nghiệp. Và đó chính là điều một doanh nghiệp cần để thay đổi hệ thống vận hành của phòng kế toán. Vậy Bizzi đã làm điều đó như thế nào?

Thời khắc vàng cho khởi đầu mới

Được thành lập vào cuối 2019, Bizzi tự hào là doanh nghiệp đồng hành cùng những tên tuổi trong ngành bán lẻ như GS25, Circle K, Guardian,… Với những giải pháp tự động hoá quy trình kế toán, Bizzi giúp hệ thống và quản lý các hoá đơn đầu vào, từ đó tiết kiệm 80% thời gian xử lý hoá đơn, tăng năng suất và giảm rủi ro liên quan đến thuế.

alt
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera.

Trong 2 năm qua, điều Bizzi tự hào nhất là giúp các doanh nghiệp nhận thấy giá trị của công nghệ tự động hoá quy trình bằng robot (RPA). Và chuyển đổi số là bước đầu để định hình tương lai của ngành kế toán Việt Nam. Trước Bizzi, Nghĩa làm việc tại các công ty đa quốc gia suốt 15 năm, tham dự vào quá trình thiết kế sản phẩm cho thị trường Việt Nam. Sau khi đến Mỹ, tiếp xúc với các công ty công nghệ, Nghĩa Vũ bắt đầu nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp tại Việt Nam.

Theo quy định Việt Nam, đến tháng 7/2022, tất cả doanh nghiệp đều bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử. Và Nghĩa Vũ đã nhận thấy cơ hội ở mấu chốt này. Khi cả 8 tỷ hoá đơn giấy mỗi năm ở Việt Nam cần phải đưa lên hệ thống, việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán là hoàn toàn thiết thực. Tại thời điểm Bizzi bắt đầu, các giải pháp đám mây, RPA và công nghệ AI cũng đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Theo Nghĩa Vũ, thời điểm vàng để khởi động một doanh nghiệp SaaS theo hướng B2B, dành cho lĩnh vực kế toán và tài chính.

“Tìm đúng nỗi đau, rồi xoa dịu”

Mỗi doanh nghiệp có định nghĩa về product/market fit khác nhau, từ đó có những định hướng phát triển kinh doanh khác nhau. Nhìn lại hành trình 2 năm qua, anh Nghĩa nhận thấy tính tương thích giữa sản phẩm và thị trường của Bizzi là tiền đề làm nên thành công của doanh nghiệp. Cách anh định nghĩa cũng tương tự Andreessen, người sáng lập ra định nghĩa product/market fit:

  • Thị trường tốt, đủ lớn: Việt Nam với hơn 1 triệu doanh nghiệp và còn tăng lên nhờ những nhà khởi nghiệp và quỹ đầu tư.
  • Thoả mãn nhu cầu người dùng: Theo nghiên cứu World Bank, một kế toán có thể mất hơn 200 giờ làm mỗi năm cho những thao tác thủ công liên quan đến hoá đơn và báo cáo thuế.

Chỉ số mà Bizzi quan tâm nhất để đánh giá sự thành công của sản phẩm chính là số lượng hoá đơn được xử lý tự động tại mỗi doanh nghiệp đối tác. Nếu số lượng hoá đơn tiếp tục tăng trên mỗi doanh nghiệp, thì Bizzi chứng tỏ được tính tương thích cao trong thị trường. Đây cũng chính là chỉ số “sao bắc đẩu” của Bizzi.

alt
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera.

Đối với một startup thời kỳ đầu, việc tăng trưởng 15-20% là một thành công ấn tượng. Và doanh thu tại Bizzi cũng tăng trưởng theo con số này, vì mô hình giá dựa trên số lượng hoá đơn xử lý hàng tháng. Với Nghĩa, đây là mô hình giá rõ ràng và dễ hiểu nhất trong thị trường, cả với tập đoàn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chọn phân khúc các doanh nghiệp vừa và lớn, Bizzi có 2 lý do. Đầu tiên, các công ty có ngân sách cho việc đầu tư vào những giải pháp công nghệ. Và tỉ lệ thuận với quy mô vận hành của công ty, “nỗi đau” của bộ phận kế toán tại các công ty vừa và lớn cũng bức bách hơn.

alt
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera.

Đích đến chưa ở ngay trước mắt

Trong năm đầu tiên, Bizzi vươn lên nhờ được truyền miệng trong cộng đồng các kế toán trưởng tại nhiều công ty. Bước vào giai đoạn tăng trưởng, Nghĩa Vũ cho rằng sản phẩm sẽ còn thay đổi mạnh mẽ. HIện tại, Bizzi tập trung phát triển sản phẩm dựa vào nhu cầu của phân khúc vừa và lớn trong ngành bán lẻ. Trong tương lai, Bizzi sẽ tìm kiếm giải pháp và mô hình hợp tác với các lĩnh vực khác. Có thể kể đến như dịch vụ kế toán, kiểm toán, logistics, vốn là những ngành cần xử lý số lượng hoá đơn khổng lồ từ nhà cung cấp.

alt
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera.

Với kinh nghiệm trong mảng chi thu của doanh nghiệp, Bizzi phát triển thêm sản phẩm mới là Expense Management. Đây là giải pháp giúp quản lý khoản chi của nhân viên, bộ phận khi đi công tác. Nghĩa nhận thấy quy trình xin hoá đơn dịch vụ lưu trú, ăn uống khi đi công tác và tổng hợp khi về còn thủ công. Vì thế, anh tin sản phẩm mới này của Bizzi sẽ là giải pháp thông minh cho mọi doanh nghiệp, hướng đến tương lai tối ưu thời gian hành chính tại môi trường công sở.

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 18/5/2016 giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Đề án có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.