Collateral Damage: Thực tế bi thảm của thảm họa thiên nhiên | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
15 Thg 02, 2023

Collateral Damage: Thực tế bi thảm của thảm họa thiên nhiên

Bản thân thuật ngữ “collateral damage” cũng gây tranh cãi vì những xung đột xoay quanh việc sử dụng và ý nghĩa tiêu cực mà cụm từ này mang lại.
Collateral Damage: Thực tế bi thảm của thảm họa thiên nhiên

Một người dân cố gắng liên lạc với người thân sau khi thoát ra khỏi đống đổ nát sau vụ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ-Syria xảy ra tháng 2/2023 | Nguồn: Getty Image

1. Collateral damage là gì?

Collateral damage là các tổn hại ngoài ý muốn, gây ra bởi sự kiện thảm khốc như chiến tranh, xung đột vũ trang hay thảm họa tự nhiên. Chúng có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn ở cả mức độ cá nhân lẫn xã hội.

Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quân sự, nhấn mạnh thiệt hại chiến tranh đối với dân thường, tài sản và cơ sở hạ tầng.

Cụ thể, một chiến dịch không kích nhằm vào cơ sở quân sự có thể gây ra các thiệt hại không lường trước như giết chết và làm bị thương dân thường, tàn phá nhà cửa, trường học và bệnh viện.

Collateral damage thường được coi là một khái niệm trung lập và khách quan khi đề cập đến các hậu quả không mong muốn của chiến tranh. Tuy vậy, việc sử dụng thuật ngữ này cũng gặp phải rất nhiều chỉ trích. Nhiều học giả phê phán rằng đây chỉ là hình thức “nói giảm nói tránh,” và không phản ánh chính xác tính chất thảm khốc của các chiến dịch quân sự.

Bên cạnh đó, collateral damage cũng được dùng trong bối cảnh các thảm họa tự nhiên tác động đến cuộc sống con người. Các thảm họa như động đất, sóng thần, lũ lụt không chỉ gây thiệt hại trước mắt về người và của, mà còn có nguy cơ làm trầm trọng hơn các vấn đề xã hội như nghèo đói, xung đột chính trị và bất bình đẳng cho các quốc gia chịu ảnh hưởng.

Gần đây nhất, thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã gây ra những hậu quả thảm khốc, khiến hơn 33.000 người thiệt mạng cùng hàng chục ngàn người khác bị thương.

Những người sống sót sẽ tiếp tục phải đối mặt với các “tổn hại thứ phát,” khi các vấn đề như xung đột vũ trang, mất an ninh lương thực, bất bình đẳng trở nên càng trầm trọng.

2. Nguồn gốc của collateral damage

Chưa có kết luận chính xác về nguồn gốc của collateral damage. Tuy nhiên, thuật ngữ này được cho là bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh của các hoạt động quân sự diễn ra từ giữa thế kỷ 20.

Trong thời kỳ đó, sự phát triển vượt bậc của công nghệ cho phép các hệ thống vũ khí xác định chính xác mục tiêu tấn công. Từ đây, các hệ thống chính trị và đạo đức đặt ra yêu cầu phân biệt giữa các hậu quả có chủ đích và không lường trước.

Sự khác biệt này rất quan trọng, trong bối cảnh các lãnh đạo tìm cách giảm thiểu tối đa thương vong đối với dân thường.

Cụm từ “collateral damage” được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong công trình nghiên cứu quân sự Dispersal, Deterrence, and Damage. Trong đó, tác giả Thomas Schelling lập luận rằng các thiệt hại không lường trước là yếu tố không thể tránh khỏi của các hoạt động quân sự.

Các thiệt hại này thậm chí trở thành các công cụ hiệu quả để thực hiện các mục tiêu chính trị có chủ đích.

3. Vì sao collateral damage phổ biến

Trong cả lĩnh vực quân sự lẫn thảm họa tự nhiên, hậu quả không lường trước là điều không thể tránh khỏi. Chính bởi tính tất yếu, phổ biến, có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng, đây trở thành một chủ đề được thảo luận và tranh cãi rộng rãi khắp thế giới.

Thứ nhất, trong lĩnh vực quân sự, chủ đề này làm dấy lên hàng loạt chất vấn đạo đức và luật pháp. Câu hỏi đặt ra là đâu là lý do biện minh cho hành động gây tổn hại đến những bên không liên quan đến cuộc chiến? Đồng thời, liệu việc gây hại cho người dân vô tội nhằm phục vụ mục tiêu chung, có khi nào được chấp nhận hay không?

alt
Đám đông người bên dưới một cây cầu bị sập khi tìm cách vượt sông Irpin ở ngoại ô Kiev tháng 3/2022, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine| Nguồn: Bloomberg.

Những vấn đề này trở thành trọng tâm của các hệ thống Luật pháp quốc tế và chiến lược quân sự. Trong đó, mục tiêu tối thượng đặt ra là hạn chế tối đa ảnh hưởng của các hậu quả không lường trước. Cụ thể như bảo vệ người dân vô tội khỏi ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh và xung đột.

Cùng với đó, việc sử dụng thuật ngữ này cũng trở thành nguồn cơn gây tranh cãi. Đây được coi như một nỗ lực hạ thấp ảnh hưởng nghiêm trọng của các hoạt động quân sự đến người dân.

Bên cạnh đó, những hậu quả này trở thành một phần không thể tránh khỏi, và từ đó có thể trở thành hình thức trốn tránh trách nhiệm của các bên liên quan.

Thứ hai, các thảm họa tự nhiên có thể gây ra tác động lâu dài và sâu sắc tới các cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng. Chính từ đây, vấn đề này đòi hỏi các chính phủ cần có các chính sách để khắc phục thiệt hại, hỗ trợ phát triển trải dài trên nhiều lĩnh vực đời sống.

Nhìn chung, thiệt hại không lường trước trở nên phổ biến bởi nó gắn liền với hàng loạt các vấn đề trọng tâm như đạo đức, chính trị và chính sách nhân đạo. Chủ đề quan trọng này đòi hỏi hàng loạt các thảo luận nhằm khắc phục hoặc hạn chế hậu quả do chiến tranh và thảm họa tự nhiên gây ra.

Bản thân thuật ngữ “collateral damage” cũng gây tranh cãi vì những xung đột xoay quanh việc sử dụng và ý nghĩa tiêu cực mà cụm từ này mang lại.

4. Cách dùng collateral damage

Ví dụ trong chiến dịch quân sự

Tiếng Anh

A: Are you aware of the recent "Special Military Operation" carried out by Russia in Ukraine?

B: Yes, I am. The operation resulted in significant collateral damage to the civilian population, causing fatalities, forced migration, and a food shortage crisis.

Tiếng Việt

A: Bạn có biết “Chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Nga tiến hành tại Ukraine không?

B: Tôi biết. Chiến dịch này đã gây ra hàng loạt hậu quả không lường trước cho dân thường, rất nhiều người tử vong, bị buộc phải di cư hay sống thiếu lương thực.

Ví dụ trong thảm hoạ tự nhiên

Tiếng Anh

A: Wow, the devastating earthquake in Turkey and Syria is ranking as the sixth deadliest natural disaster of the 21st century...

B: Yes, it is so unfortunate. The collateral damage from the earthquake has also exacerbated a multitude of issues.

Tiếng Việt

A: Ôi, Thảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã trở thành thảm họa thiên nhiên chết chóc thứ sáu trong thế kỷ 21...

B: Thật không may! Và các thiệt hại khó lường từ trận động đất cũng làm hàng loạt các vấn đề nữa.