The Tinder Swindler - "Soái ca lừa đảo" trên Tinder dạy ta điều gì về lòng tin? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
14 Thg 02, 2022

The Tinder Swindler - "Soái ca lừa đảo" trên Tinder dạy ta điều gì về lòng tin?

The Tinder Swindler rất dễ khiến bạn trách nạn nhân tin người. Nhưng việc tin tưởng người khác có nhiều tác động từ não bộ và tâm lý hơn bạn nghĩ!
The Tinder Swindler - "Soái ca lừa đảo" trên Tinder dạy ta điều gì về lòng tin?

Nguồn: Variety

1. The Tinder Swindler kể câu chuyện gì?

The Tinder Swindler dựa trên câu chuyện có thật về Shimon Hayut - người bị cáo buộc lừa đảo, trục lợi trên ứng dụng hẹn hò phổ biến nhất thế giới.

Xuất hiện với vẻ ngoài sang trọng cùng lối sống xa hoa trên chuyên cơ cá nhân, Shimon Hayut đã thành công lừa đảo nhiều cô gái. Hắn lợi dụng họ để thiết lập các hạn mức tín dụng, khoản vay nhằm chi trả cuộc sống xa xỉ của mình.

The Tinder Swindler theo chân Cecilie Fjellhøy, Pernilla Sjoholm và Ayleen Charlotte để vạch trần kế hoạch tinh vi của Shimon Hayut, với sự giúp đỡ từ một tờ báo lớn ở Na Uy. Bộ phim tài liệu đã ra mắt trên Netflix.

2. Vì sao The Tinder Swindler được đón nhận?

Năm 2020, các ứng dụng hẹn hò đã thu hút hơn 270 triệu người dùng trên toàn cầu. Đến năm 2024, quy mô thị trường ứng dụng hẹn hò toàn cầu dự kiến ​​sẽ vượt qua 8,4 tỷ USD.

Vì lẽ đó, mọi người đặc biệt quan tâm đến những mối tình trực tuyến và các thông tin xoay quanh chủ đề này. Nắm bắt thời điểm đón chờ lễ Tình nhân, The Tinder Swindler khuấy động không khí và trở thành phim tài liệu đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng phim hàng tuần của Netflix.

3. Có bao nhiêu nạn nhân như thế ngoài kia?

Trên các nền tảng hẹn hò, ít nhất 10% hồ sơ là tài khoản catfishers (mạo danh tài khoản). Tháng 9/2021, FBI cho biết Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet đã nhận được hơn 1.800 báo cáo liên quan trực tiếp đến các vụ lừa đảo trực tuyến dựa trên tình cảm. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 133,4 triệu đô.

Khi bị một người mình tin tưởng lừa dối, nạn nhân chịu tổn hại cực kỳ lớn đến sức khỏe tinh thần. Nếu đây còn là đối tượng hẹn hò, họ có thể đối mặt với sự xấu hổ và hối hận. Ngoài tổn thất tài chính, các bệnh tâm thần như lo âu và trầm cảm đều có thể xuất hiện.

Vào cuối The Tinder Swindler, cập nhật mới nhất về bộ ba là họ vẫn đang cố gắng trả nợ. Trong một cuộc phỏng vấn với GQ của Anh, Sjoholm cho biết cô đã phá sản và sống với mẹ. Cả ba cũng đã tạo một trang GoFundMe với mục tiêu quyên góp được 600.000 bảng Anh (811.206 USD). Bước đầu, họ đã huy động được hơn 52.000 bảng.

4. Tại sao ta có thể tin tưởng một người vừa mới gặp?

Đối tượng lừa đảo ngày nay đang ngày càng tinh vi và đã vạch sẵn kế hoạch. Họ sẵn sàng quan tâm, và cực kỳ hào phóng lúc đầu nhằm chiếm được tình cảm và lòng tin của đối phương.

Khi đã có tình cảm, não chúng ta sẽ tiết ra oxytocin, còn được mệnh danh là “hormone tình yêu”, liên quan đến sự sẵn lòng tin tưởng và giảm bớt nỗi sợ hãi khi tin tưởng người lạ.

Có 4 yếu tố hỗ trợ hoặc ức chế việc giải phóng oxytocin, từ đó tác động đến lòng tin của chúng ta về con người, bao gồm: căng thẳng cao, căng thẳng vừa phải, estrogen và testosterone.

Nhiều người dễ dagraveng traacutech cứ caacutec cocirc gaacutei quotsao lại tin người thếquot Nhưng việc tin tưởng người khaacutec coacute nhiều taacutec động từ natildeo bộ vagrave tacircm lyacute hơn bạn nghĩ Nguồn Netflix
Nhiều người dễ dàng trách cứ các cô gái "sao lại tin người thế?". Nhưng việc tin tưởng người khác có nhiều tác động từ não bộ và tâm lý hơn bạn nghĩ! | Nguồn: Netflix

Căng thẳng cao ức chế oxytocin, khiến người ta khó tin tưởng. Vậy nên những mối quan hệ mà đối phương quá "vồ vập" ngay từ ban đầu có khả năng cao sẽ khiến bạn trở nên rụt rè hơn. Ngược lại, căng thẳng vừa phải khiến chúng ta dễ có lòng tin hơn, vì nó thúc đẩy việc giải phóng hóa chất. Điều này giải thích cho việc những bất đồng quan điểm nhẹ nhàng cũng khiến một cặp đôi thân thiết và tin tưởng nhau hơn.

Là sinh vật xã hội, con người đã phát triển để giải quyết các vấn đề cùng nhau và khiến việc phụ thuộc vào người khác dễ dàng hơn trong những tình huống căng thẳng nhẹ.

Sự dồi dào của estrogen có lợi cho dòng chảy oxytocin, điều này cũng giải thích tại sao phụ nữ dễ tin tưởng người khác hơn nam giới.

5. Tên tội phạm thực sự nghĩ gì?

Thực tế, có thể đến cả Shimon Hayut cũng thực sự tin vào lời nói dối của mình.

Việc nói dối nhiều lần có thể thay đổi não bộ. Tiến sĩ tâm lý học thần kinh Sanam Hafeez cho biết, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phần não hạch hạnh nhân - nơi chịu trách nhiệm phát tín hiệu cảm giác tội lỗi khi nói dối, sẽ ngừng phản ứng nếu một người nói dối nhiều lần và dần trở nên tự nhiên. Họ sẽ không còn khó chịu khi nói dối, cho dù họ có bị bắt quả tang hay không.

6. Làm gì để không gặp đối tượng lừa đảo?

Bạn có thể vui mừng vì ít nhất mình sẽ không có cơ hội chạm trán Shimon Hayut. Công ty mẹ của Tinder, Match Group, đã xác nhận rằng Leviev bị cấm trên tất cả các ứng dụng hẹn hò do công ty sở hữu.

Ngoài ra, bạn có thể thực hành một số tips sau đây để chắc chắn hơn về bạn hẹn của mình:

  • Gọi video call để xác nhận những thông tin và hình ảnh trên hồ sơ liệu có trùng khớp.
  • Tìm kiếm tên và hình ảnh của đối tượng trên Google, mạng xã hội phổ biến để biết thêm thông tin.
  • Ưu tiên sử dụng website và nền tảng hẹn hò trả phí vì những nền tảng này thường yêu cầu nhiều thông tin cá nhân để xác thực tài khoản, nơi các kẻ lừa đảo có xu hướng né tránh.
  • Khi không chắc chắn thứ gì, hãy thử hỏi ý kiến từ gia đình và bạn bè thân cận có cái nhìn khách quan hơn bạn.
  • Không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hoặc thực hiện yêu cầu chuyển tiền nếu bạn chưa đủ tin tưởng.

7. Xem phim này xong thì mình xem gì?

  • Catch Me If You Can: Dựa trên câu chuyện có thật về “siêu lừa đảo” trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ - Frank Abagnale.
  • Love Fraud: Richard Scott Smith lấy nhiều danh tính, kết hôn với nhiều phụ nữ và sau đó đánh cắp mọi thứ có thể từ họ.
  • MTV “Catfish”: Một chương trình thực tế về những kẻ nói dối và lừa đảo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội.