"Cảm nắng" người khác khi đang có người yêu: Vì sao và phải làm sao? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
01 Thg 12, 2020

"Cảm nắng" người khác khi đang có người yêu: Vì sao và phải làm sao?

Mặc dù đang trong một mối quan hệ, nhưng đôi lúc bạn vẫn 'cảm nắng' người khác đúng không nào? Tâm lý học sẽ giải thích vì sao bạn cảm thấy vậy nhé
"Cảm nắng" người khác khi đang có người yêu: Vì sao và phải làm sao?

Linh Thảo @in_prairie cho Vietcetera

Trong nhiều trường hợp việc có cảm xúc với người khác khi đã có người yêu hoặc bạn đời bị coi là tội lỗi và những kẻ mang cảm xúc đó bị coi là tội đồ.

Nhưng theo nhà tâm lý học Ryan Howes, việc thích một ai khác dù đã có người yêu là hoàn toàn bình thường, phổ biến và vô hại đến mức không nhất thiết phải coi nó là vấn đề tiềm ẩn của tình yêu.

Vì sao vẫn thích người khác dù đã có người yêu hoặc bạn đời?

Cách mà não bộ xử lý thông tin

Việc bị cuốn hút bởi ai đó là điều không thể tránh khỏi và kiểm soát. Gary Lewandowski, tác giả cuốn "Khoa học về các mối quan hệ" cho rằng khi chúng ta nhìn vào một người, não sẽ nhanh chóng xử lý thông tin hình ảnh mà mắt nhìn thấy, và ngay lập tức đưa ra đánh giá về sự quyến rũ của người đối diện.

Quá trình này không dừng lại, dù bạn đang ở trong mối quan hệ, bởi vì nó hoàn toàn tự nhiên và thuộc về phản xạ con người.

Các đặc điểm tiến hóa

Các nhà khoa học tiến hóa cho rằng con người luôn có xu hướng đi tìm gen tốt để duy trì nòi giống. Như một bản năng, não con người phát triển để thu hút và bị thu hút bởi những người tiềm năng đem lại giống nòi tốt.

"Điều đó giải thích vì sao chúng ta vẫn có thể có cảm xúc với người khác dù đang có người yêu hoặc bạn đời. Vì nếu ta gặp đủ người, ta sẽ tìm ra nhiều cặp DNA phù hợp hơn." - Patricia Love, nhà trị liệu và tác giả cuốn "Sự thật về tình yêu" giải thích.

Những nhu cầu không được đáp ứng trong mối quan hệ

Cảm giác với người thứ ba cũng phát triển khi họ đáp ứng được những điều ta thiếu trong mối quan hệ như sự chú ý, tình dục, xúc tác vật lý, khoảng cách địa lý hoặc ngoại hình.

Cảm giaacutec cho người thứ 3 phaacutet triển khi mong muốn của ta trong mối quan hệ khocircng được đaacutep ứng
Cảm giác cho người thứ 3 phát triển khi mong muốn của ta trong mối quan hệ không được đáp ứng

Ví dụ, khi có người yêu, nhiều người lại nhớ cảm giác bản thân họ quyến rũ, được tán tỉnh và có sự chú ý như hồi độc thân. Sẽ có giai đoạn trong mối quan hệ, ai đó không phải người yêu cho họ cảm giác bản thân đặc biệt khi được chăm sóc và đối xử tinh tế.

Giai đoạn “trăng mật” đã qua đi

Khi mối quan hệ đã qua thời kì "trăng mật", cảm xúc dành cho đối phương đi vào trạng thái ổn định hơn. Bởi vì lúc này những chất hóa học như oxytocin và dopamine (những loại hoocmon khiến ta cảm thấy hưng phấn), dần mất đi tác dụng.

Lúc này, sự xuất hiện của "crush" khiến chúng ta cảm thấy mình quyến rũ và sinh động trở lại, bởi vì nồng độ của các chất kể trên tăng một lần nữa.

Khi nào việc này biến thành hành động sai lầm?

Dĩ nhiên những nguyên nhân trên không phải lý do bao biện, ngược lại chúng giúp ta hiểu cảm xúc của mình, đánh giá mối quan hệ hiện tại và đưa ra giải pháp hợp lý.

"Cảm nắng" nảy mầm từ việc hình tượng hóa một người. Họ là ai trong ta đến từ hy vọng và mong muốn của chính ta hơn là con người thực của họ.

Khi cảm xuacutec dagravenh cho crush khiến bạn xa caacutech với người migravenh yecircu đacircy coacute thể lagrave một dấu hiệu nguy hiểm
Khi cảm xúc dành cho "crush" khiến bạn xa cách với người mình yêu, đây có thể là một dấu hiệu nguy hiểm

Đây có thể là một điều bình thường và vô hại, cho đến khi bạn biến điều tưởng tượng thành sự thật. Nếu bạn hoặc "crush" bắt đầu có sự thân mật về cảm xúc hoặc cơ thể, hay bạn đang mong đợi điều đó diễn ra, mối quan hệ của bạn đang gặp nguy hiểm - nhà tâm lý học Ryan Howes chia sẻ.

Bên cạnh đó là việc bạn dành quá nhiều thời gian để mơ tưởng về một người, và để nó ảnh hưởng cách bạn đối xử với người yêu hoặc bạn đời hiện tại.

Cách xử lý cảm xúc khi thích người thứ ba

Đặt câu hỏi cho chính mình

Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với câu hỏi "Liệu cảm xúc này có đang trở thành tình yêu và vượt hơn cả cảm xúc bạn dành cho người yêu hiện tại?".

Howes đã chia sẻ một cách, để bạn phần nào xác định được cảm xúc của mình: "Bạn biết người ấy còn quan trọng với mình, khi nhận bất cứ một tin xấu hoặc tin tốt, bạn sẽ muốn báo họ đầu tiên".

Để bảo vệ tigravenh yecircu của migravenh bạn cần lagravem gigrave
Để bảo vệ tình yêu của mình, bạn cần làm gì?

Nếu tình cảm với "crush" đang khiến bạn không còn có nhu cầu chia sẻ với nửa kia hiện tại (về mặt thể xác, cảm xúc, thông tin,...) thì bạn đã tự trói mình vào vòng nguy hiểm.

Nếu gặp khó khăn trong việc xác định cảm xúc của mình, bạn có thể nhờ cậy tới chuyên gia tư vấn hoặc một người bạn mà mình tin tưởng. Góc nhìn thứ ba sẽ phần nào giúp bạn nhìn ra vấn đề trong tình cảnh đầy "rối ren" này.

Cân nhắc trước khi nói ra

Có nhiều lý do để một người muốn chia sẻ với người yêu của họ tình huống éo le này. Một số người tin rằng việc nói ra sự thật sẽ chấm dứt tình cảm ngoài lề hoặc giảm bớt cảm giác tội lỗi.

Không có một lời khuyên rõ ràng, giữa việc bạn có nên thú nhận cảm xúc này với nửa kia hay không. Điều đó phụ thuộc vào kiểu gắn bó của mỗi người.

Ví dụ, những người thuộc kiểu gắn bó an toàn sẽ cởi mở về việc này hơn, do khả năng của họ trong việc xử lý cảm xúc. Trong khi người gắn bó lo âu lại không, bởi thói quen diễn giải thông tin theo hướng tiêu cực.

Nhà tâm lý Howes khuyên bạn cân nhắc "Việc nói ra sự thật là vì bạn hay vì nửa kia? Nếu nó chỉ để tốt cho bạn và khiến đối phương tổn thương, thì có lẽ nên giữ chuyện đó cho mình. Nếu bạn tin việc nói ra là tốt cho họ, thì dù nó khiến bạn khó chịu, có lẽ bạn sẽ muốn nói".

Tránh để cảm xúc nhất thời cuốn bạn đi

Dưới đây là chia sẻ của những người trong cuộc về việc này:

  • Đừng nuôi dưỡng cảm xúc: Một khi bạn không tạo điều kiện cho tình cảm đó lớn lên, không suy nghĩ nhiều về nó, tình cảm đó đơn giản sẽ biến mất trong một thời gian.
  • Cẩn thận với những ảo tưởng: Bạn nên để ý đến tần suất xuất hiện của những dòng suy nghĩ "nếu như...". Đây là dấu hiệu bạn đang nuôi những ảo tưởng về mối quan hệ thậm chí còn chưa tồn tại.
  • Tạo khoảng cách: Đừng tạo cơ hội cho bạn và "crush" có không gian và kỷ niệm lãng mạn. Khi đó chưa phải là tình yêu, đừng để cảm xúc ấy phát triển.
  • Cứ để nó trôi đi tự nhiên: Đôi khi không cần lo lắng hay cố gắng xử lý cảm xúc. Khi bạn không còn nghĩ nó như là một vấn đề, não bạn sẽ tự bỏ qua chuyện đó.

Kết

Việc thích một ai đó khác khi đang trong một mối quan hệ chưa hẳn là điều đáng lo và khiến bạn phải thấy tội lỗi. Điều này có thể giúp bạn thấy được những vấn đề trong mối quan hệ hiện tại, cũng như hiểu thêm về chính mình.

Nếu hiểu được cảm xúc của bản thân và khéo léo xử lý chúng, bạn sẽ có thể vượt qua giai đoạn hiện tại và đạt được bước tiến mới trong mối quan hệ.