Tình yêu có 2 loại, bạn đang yêu theo kiểu nào? | Vietcetera
Billboard banner
25 Thg 06, 2020
Thương

Tình yêu có 2 loại, bạn đang yêu theo kiểu nào?

Những kiểu tình yêu khác nhau ảnh hưởng thế nào đến cách chúng ta yêu? Theo bạn thì bạn thuộc kiểu tình yêu nào trong mối quan hệ của mình?
Tình yêu có 2 loại, bạn đang yêu theo kiểu nào?

Tình yêu có 2 loại, bạn đang yêu theo kiểu nào?

Những ai đã và đang yêu đều có thể đồng ý rằng không phải tình yêu nào cũng giống nhau. Tình cảm trong giai đoạn mới yêu có thể sẽ rất khác biệt với những cảm xúc sau nhiều năm ở bên nhau.

Nhà tâm lý học Elaine Hatfield đã mô tả tình yêu thành 2 loại: Tình yêu thương (Compassionate love) và Tình yêu đam mê (Passionate love). Tình yêu thương bao gồm những yếu tố như: sự tôn trọng, tin tưởng và gắn bó. Trong khi đó, tình yêu đam mê lại mang theo cảm xúc mãnh liệt và sự thu hút về tình dục.

Tình yêu đam mê

Tigravenh yecircu đam mecirc thường xuất hiện vagraveo giai đoạn đầu của mối quan hệ khi bạn trải qua cảm xuacutec mạnh mẽ dagravenh cho đối phương
Tình yêu đam mê thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của mối quan hệ, khi bạn trải qua cảm xúc mạnh mẽ dành cho đối phương

Hatfield định nghĩa tình yêu đam mê là “khao khát mãnh liệt được ở bên nửa kia”. Điều này thường thấy vào giai đoạn chớm nở của mối quan hệ. Trong thời gian này, các cặp đôi trải qua cảm xúc mạnh mẽ dành cho đối phương. Họ có nhu cầu được ở cạnh nửa kia, nghĩ về nhau mọi lúc mọi nơi và buồn bã khi phải chia xa.

Tình yêu đam mê có hai hình thái khác nhau. Tình yêu được đáp lại (requited love) xảy ra khi hai người đều có chung cảm xúc và sự thu hút lẫn nhau. Ngược lại, tình yêu đơn phương (unrequited love) là khi chỉ có một người cảm nhận sự mãnh liệt của cảm xúc. Tình yêu được đáp lại sẽ tạo ra một mối quan hệ mới, còn tình yêu đơn phương lại dẫn đến cảm xúc tuyệt vọng, lo lắng, và cô đơn.

Một vài đặc điểm của tình yêu đam mê

  • Không ngừng suy nghĩ về đối phương: những ý nghĩ này không chỉ kéo dài mà còn có thể xuất hiện trong đầu bạn bất kể ngày đêm.
  • Lý tưởng hóa người yêu hoặc mối quan hệ: hay còn gọi là “yêu nhau củ ấu cũng tròn”.
  • Khao khát được biết và được thấu hiểu: muốn biết tất cả mọi thứ về người kia. Đồng thời muốn đối phương cũng phải hiểu mọi thứ về mình.
  • Cảm xúc mãnh liệt về nửa kia: những người đang trong giai đoạn này thường cảm thấy vui vẻ khi mối quan hệ diễn ra suôn sẻ, nhưng cũng rất dễ tuyệt vọng khi mà mọi thứ xảy ra không như ý.
  • Nhu cầu duy trì sự gần gũi cơ thể: bên cạnh việc cảm thấy cực kỳ thu hút bởi đối phương, những người yêu đam mê cũng cố gắng duy trì sự gần gũi với nhau.

Tình yêu thương

Tigravenh yecircu thương higravenh thagravenh dựa trecircn sự thacircn mật thấu hiểu vagrave gắn boacute lacircu dagravei
Tình yêu thương hình thành dựa trên sự thân mật, thấu hiểu và gắn bó lâu dài

Khác với tình yêu đam mê được nhận biết bởi sự mãnh liệt, tình yêu thương là sự mật thiết giữa hai người, bao gồm sự yêu thương, thân mật, tin tưởng, và cam kết.

Trong một mối quan hệ lâu dài, tình yêu đam mê sẽ dần trở thành tình yêu thương. Những cặp đôi trong mối quan hệ này vẫn cảm thấy nồng thắm với đối phương, nhưng sự mãnh liệt thường trở nên ít nặng nề và khẩn trương hơn. Lúc này, họ quan tâm sâu sắc, thấu hiểu và gắn bó với nửa kia dù đang hạnh phúc hay khó khăn. Kể cả lúc xảy ra bất đồng, họ vẫn sẽ dành tình cảm cho nhau.

Một vài đặc điểm của tình yêu thương

  • Gắn kết lâu dài: thông qua sự cam kết bền vững của mối quan hệ.
  • Thân mật: hai người chia sẻ mọi khía cạnh về mình. Việc chia sẻ cảm xúc và mối quan tâm chung chính là dấu ấn đặc biệt của tình yêu thương.
  • Tin tưởng: thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối với nửa kia.

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình yêu đam mê và tình yêu thương

Theo nhà tâm lý học Hatfield, những yếu tố tác động đến tình yêu đam mê và tình yêu thương bao gồm:

  • Thời điểm: Sự “sẵn sàng” để bước vào mối quan hệ rất cần thiết. Nếu bạn đang ở giai đoạn mà không rõ liệu mình có muốn bước vào một mối quan hệ hay không, khả năng yêu một người sẽ thấp hơn.
  • Kiểu gắn bó: Những người thuộc kiểu gắn bó an toàn sẽ có khuynh hướng yêu lâu dài hơn kiểu gắn bó lo âu. Người gắn bó an toàn vẫn sẽ trải qua tình yêu đam mê, nhưng dần dà tình cảm ấy sẽ trở thành tình yêu thương. Còn với người gắn bó lo âu, họ sẽ trải qua giai đoạn tình yêu đam mê một cách dữ dội trong thời gian đầu, nhưng có khả năng sẽ phai nhạt dần chứ không phát triển thành tình yêu thương.
  • Sự tương đồng: Hatfield và Rapson nhấn mạnh rằng chúng ta thường phải lòng người có ngoại hình ưa nhìn, duyên dáng, trìu mến và có nét tương đồng với bản thân. Sự thích hợp là một yếu tố quan trọng giúp tình yêu đam mê trở thành tình yêu thương. Những người đối lập ban đầu có thể sẽ rất thu hút nhau. Tuy nhiên, mọi người thường chọn những người có điểm chung với mình hơn.

Thước đo mức độ mãnh liệt trong tình yêu

Tigravenh yecircu thương vagrave Tigravenh yecircu đam mecirc Bạn đang ở trong giai đoạn nagraveo
Tình yêu thương và Tình yêu đam mê. Bạn đang ở trong giai đoạn nào?

Thước đo mức độ mãnh liệt trong tình yêu (The Passionate Love Scale) đặt câu hỏi dựa trên:

  1. Nhận thức (tần suất bạn nghĩ về người kia)
  2. Hành vi (mức độ gắn bó của 2 người và bạn sẵn sàng làm điều gì cho đối phương)
  3. Cảm xúc (bạn cảm thấy thế nào về nửa kia)

Những người tham gia được yêu cầu suy nghĩ về nửa kia và trả lời những câu hỏi tương tự như sau:

  • Bạn có cảm thấy cảm xúc của mình thay đổi nhanh chóng kể từ khi bắt đầu mối quan hệ này?
  • Liệu bạn có cảm thấy tuyệt vọng nếu như anh/cô ấy rời bỏ bạn không?
  • Bạn cảm thấy mình không thể ngừng suy nghĩ về người này?
  • Bạn có cảm thấy người này không thể thay thế đối với bạn?
  • Bạn có cảm thấy thích thú khi quan sát cơ thể và hành động của nửa kia không?
  • Bạn có cảm thấy sự thu hút mạnh mẽ đối với nửa kia không?
  • Bạn có cảm thấy chán nản khi mối quan hệ không diễn ra suôn sẻ không?

Nếu phần lớn câu trả lời là “Có” thì đây có thể là dấu hiệu cho việc bạn đang trải qua tình yêu đam mê.

Tình yêu đam mê và tình yêu thương trong mối quan hệ

Việc hiểu rõ sự khác biệt về định nghĩa của hai cảm xúc này là một chuyện. Tuy nhiên, những khái niệm này sẽ áp dụng như thế nào trong mối quan hệ?

Thực thế, bạn có thể trải qua tình yêu đam mê trong những giai đoạn đầu của mối quan hệ. Khi sự cuồng nhiệt lớn dần, sự đam mê cho người kia sẽ được bồi đắp và đạt đến đỉnh điểm. Và khi mối quan hệ phát triển, sự mãnh liệt này sẽ dần hạ nhiệt và trở thành tình yêu thương.

Tình yêu thương đôi khi không thể hiện bằng sự đam mê hoang dại, kích thích hay là những suy nghĩ ám ảnh như tình yêu đam mê. Trái lại, tình yêu thương là sự dịu dàng, gắn bó, bầu bạn và niềm vui khi có người kia ở bên.

Chuyển sang tình yêu thương không có nghĩa là hai bạn sẽ không còn cảm xúc mãnh liệt với nhau nữa. Thực ra, một vài nghiên cứu cho rằng, nếu tình cảm lãng mạn có những đặc điểm như sự mãnh liệt, cam kết và hấp dẫn giới tính (nhưng không quá mức ám ảnh) thì đôi bên cũng sẽ có lòng tự tôn, cảm giác hạnh phúc, và mức độ viên mãn cao hơn trong hôn nhân.

Một tigravenh yecircu kết hợp giữa sự matildenh liệt đam mecirc gắn boacute vagrave cảm thocircng sẽ khiến bạn hạnh phuacutec hơn trong mối quan hệ
Một tình yêu kết hợp giữa sự mãnh liệt, đam mê, gắn bó và cảm thông sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn trong mối quan hệ

Kết

Vậy bạn có thể làm gì để nhen nhóm lại sự lãng mạn, kể cả khi bạn đang trong mối quan hệ lâu đến mức đôi khi bạn cảm thấy ngọn lửa đam mê đã tắt từ lâu? Hãy tìm cách phá vỡ những thói quen thường nhật của hai người.

Cả hai có thể dành thời gian thử những hoạt động mới hoặc tìm kiếm những chuyến phiêu lưu mới. Học nhảy, học nấu ăn hoặc đi du lịch cùng nhau chính là những cách để nuôi dưỡng lòng tin, sự thân mật và nồng nhiệt giữa hai người.

Bài viết được chuyển ngữ từ bài gốc của tác giả Kendra Cherry tại Verywell Mind

Hình ảnh được thực hiện bởi Trà Nhữ