“Tổ chức càng tinh gọn, nhân viên càng được quan sát nhiều hơn.” | Vietcetera
Billboard banner
07 Thg 06, 2021

“Tổ chức càng tinh gọn, nhân viên càng được quan sát nhiều hơn.”

Chị Trần Ái Liên, Phó Tổng Giám Đốc Nhân Sự của AIA Việt Nam chia sẻ, công ty đang có sự chuyển mình rất lớn để trở thành “Tổ chức cho tương lai".
“Tổ chức càng tinh gọn, nhân viên càng được quan sát nhiều hơn.”

Nguồn: Tín Phùng.

AIA Lockup

Bạn có biết, đã 3 năm liên tiếp AIA Việt Nam nhận được danh hiệu "Môi trường làm việc lý tưởng"? Đây là một danh hiệu uy tín toàn cầu do Tổ chức Great Place To Work Hoa Kỳ chứng nhận, dựa trên 5 yếu tố: tín nhiệm, tôn trọng, công bằng, tự hào và tình bằng hữu.

Tuy nhiên, theo định nghĩa riêng của chị Trần Ái Liên, Phó Tổng Giám Đốc Nhân Sự của AIA Việt Nam, môi trường làm việc lý tưởng chỉ cần đạt được 3 yếu tố sau đây: khiến bạn muốn thức dậy đi làm mỗi sáng, màu sắc riêng của bạn được mọi người tôn trọng; và quan trọng nhất, là đề cao tính nhân văn.

Chị Liên gia nhập AIA Việt Nam từ năm 2017, thời điểm đó, AIA Việt Nam có khoảng 500 nhân viên. “Con số này giờ đã tăng hơn gấp đôi, cùng với đó, là những hoài bão to lớn của một tổ chức đang trong giai đoạn chuyển mình.” - chị Liên chia sẻ.

titleAIA 23 AIA 23
Chị Trần Ái Liên, Phó Tổng Giám Đốc Nhân Sự của AIA Việt Nam. | Nguồn: AIA Việt Nam.

Sứ mệnh của người làm nhân sự là gì?

Ngày xưa chị Liên học để trở thành giáo viên ngoại ngữ. 5 năm đầu sự nghiệp, công việc của chị không liên quan gì đến nhân sự. Tính chất ngành này, trong mắt chị lúc bấy giờ, chỉ đơn thuần là trả lương, làm thuế,… nên chị không mấy hứng thú.

Sau những chuyến công tác ở nước ngoài, có dịp tiếp xúc với những thị trường lao động “trưởng thành" hơn, chị mới nhận ra vai trò lớn lao của nhân sự, khi được phát huy tối đa khả năng. Nhân sự là hướng về con người, hướng về năng lực tổ chức, kết nối con người với doanh nghiệp, hiện thực hoá sứ mệnh và mục đích của doanh nghiệp thông qua con người.

Vì sứ mệnh đó, chị đã quyết định “rẽ ngang", và rồi gắn bó đến tận bây giờ.

Trong sự nghiệp nhân sự, chị đã “kinh qua" những lĩnh vực nào? Đến thời điểm này, tại sao là lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ?

Chị đã trải qua hơn 15 năm trong ngành hàng tiêu dùng, trước đó chị còn làm trong lĩnh vực hoá dầu và có nhiều năm công tác tại Philippines. Sau một thời gian công tác ở nước ngoài, chị nghĩ đã đến lúc nên quay về với gia đình. Ngày về, chị tự hỏi mình nên tiếp tục sự nghiệp trong lĩnh vực nào? Lúc đó, tài chính cũng là một lĩnh vực chị nghĩ đến, nhưng cuối cùng Bảo hiểm nhân thọ vừa là cái duyên, vừa là sự lựa chọn của chị.

Cái duyên của chị với bảo hiểm phải kể đến việc chị ý thức được giá trị của bảo hiểm từ rất sớm. Ngay sau khi vừa sinh con, dù không ai chỉ bảo, chị đã chủ động tìm hiểu và mua bảo hiểm giáo dục cho con. Đến khi ra nước ngoài làm việc, để lại gia đình ở Việt Nam, bay đi bay về Biển Đông như cơm bữa. Cảm giác chông chênh mỗi lần ngồi trên máy bay làm chị bất giác nhận ra mình không có gì đề phòng rủi ro. Và thế là chị lại tìm hiểu để mua thêm bảo hiểm.

titleAIA 54 AIA 54
"Cái duyên của chị với bảo hiểm phải kể đến việc chị ý thức được giá trị của bảo hiểm từ rất sớm." | Nguồn: Tín Phùng.

Tính ra, chị đã là khách hàng của ngành bảo hiểm nhân thọ hơn 20 năm trời, nên khi AIA Việt Nam ngỏ lời mời chị về làm, chị không đắn đo nhiều. Chị tin trong đời có những cái nhân duyên mà khi nó đến, mình biết phải gật đầu ngay lập tức.

Bản thân chị là người có nhu cầu và tự tìm hiểu để mua bảo hiểm nhân thọ nên chị hiểu được giá trị mà bảo hiểm nhân thọ mang lại. Tuy nhiên, mãi đến khi gia nhập AIA Việt Nam, chị mới nhận ra bảo hiểm nhân thọ còn mang sứ mệnh cao hơn rất nhiều, đó là “bảo vệ người dân của một quốc gia”. Mặc dù mang sứ mệnh như vậy, nhưng có một điều bất ngờ là, tính đến cuối năm 2020, chỉ có khoảng 10% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ.

90% dân số còn lại, chính là động lực của AIA Việt Nam và của chị.

Ở vị trí của chị, làm thế nào để hiện thực hoá sứ mệnh đó?

Chị không phải là người làm marketing để có thể truyền tải sứ mệnh đó qua những chiến lược marketing. Chị cũng không phải người làm kinh doanh để cùng hàng ngàn lực lượng Cố Vấn Tài Chính (Life Advisor) tiếp cận triệu triệu khách hàng. Nhưng ở cương vị đầu tàu bộ phận Nhân sự, chị nghĩ mình có trách nhiệm truyền tải giá trị, mục đích và sứ mệnh của AIA Việt Nam đến hơn 1.100 nhân viên trong tổ chức.

Chị tin là khi một nhân viên tìm được ý nghĩa trong việc mình làm, tin sứ mệnh của tổ chức phù hợp với lý tưởng cá nhân, và cảm thấy được là một phần văn hoá của tổ chức, nhân viên sẽ không còn đơn thuần xem công việc chỉ là công cụ kiếm sống mà là động lực. Và như thế, nhân viên sẽ gắn bó và phát triển lâu dài cùng tổ chức.

titleAIA Vietnam 9 AIA Vietnam 9
"Quan trọng hơn cả, là nhân viên phải cảm thấy tự hào về giá trị nhân văn của ngành bảo hiểm nhân thọ và tìm thấy đây là nơi gắn liền với mục đích sống của cá nhân mình." | Nguồn: Tín Phùng.

Sự cải tiến đang diễn ra thế nào tại AIA Việt Nam? Điều này ảnh hưởng thế nào đến nhu cầu tuyển dụng?

AIA Việt Nam đang bước vào quá trình chuyển đổi, tập trung vào chuyển đổi số - TDA (Technology, Digital & Analytics). Nghĩa là từ năm thứ 21 trở đi, AIA Việt Nam sẽ vận dụng công nghệ, kỹ thuật số, và các công cụ phân tích làm đòn bẩy giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và mang đến cho khách hàng những sản phẩm ưu việt trên nền tảng kỹ thuật số. TDA cũng là công cụ để AIA Việt Nam hoàn thành sứ mệnh đối với 90% dân số còn lại của Việt Nam như chị đề cập.

Quá trình chuyển đổi đồng nghĩa với việc nhu cầu về lực lượng lao động cũng sẽ khác đi. Tổ chức không cần ứng viên phải là một “IT guy" để ngồi viết code, nhưng tư tưởng và hành vi của ứng viên thì phải là digital - biết sử dụng những công cụ số, thử thách bản thân tìm ra những cách làm việc ý nghĩa và tinh gọn hơn, rút ngắn thời gian ra quyết định, có thêm thời gian tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất có thể.

Với số lượng nhân viên trên 1.100 người và vẫn tiếp tục tăng, bộ máy tuyển dụng và đánh giá cần được thiết lập thế nào?

Với mảng tuyển dụng, chị không muốn bộ phận tuyển dụng trở thành một bộ máy. Chị muốn nhìn thấy bộ phận tuyển dụng có trách nhiệm phải trao gởi sứ mệnh cho đúng người.

Không chỉ là những ứng viên có bộ kỹ năng và kiến thức phù hợp để làm giàu tài sản con người trong tổ chức, quan trọng hơn cả, là họ phải cảm thấy tự hào về giá trị nhân văn của ngành bảo hiểm nhân thọ và tìm thấy đây là nơi gắn liền với mục đích sống của cá nhân mình.

Còn mảng đánh giá, mỗi nhân viên sẽ tự đề ra mục tiêu đóng góp cho sự phát triển của công ty. Định kỳ hàng tháng hoặc quý, trên cơ sở mục tiêu do nhân viên tự đề ra, các cấp quản lý sẽ ngồi cùng nhân viên để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Các kết quả đánh giá sẽ được lưu lại trên hệ thống, tích luỹ theo thời gian, sau đó được tổng hợp để đánh giá xem một nhân viên đã sẵn sàng cho nấc thang tiếp theo trong sự nghiệp chưa.

Điều này khá quen thuộc đối với các tổ chức đa quốc gia, tuy nhiên điều khác biệt mà AIA Việt Nam đang và sẽ tiếp tục làm là tạo sân chơi thật sự có ý nghĩa cho mỗi cá nhân tự do đạt được kết quả công việc tốt nhất của mình, để mỗi cá nhân luôn tìm được niềm vui lẫn tự hào về những thành quả công việc mà mình đã đạt được.

Trong vòng 2-3 năm trở lại đây, mọi quy trình nhân sự end-to-end (từ lúc ứng cử viên đang ở bên ngoài đến ngày họ gia nhập, cho đến khi rời công ty) đều được số hóa, không còn tác vụ thủ công hay giấy tờ rườm rà nữa. Ngoại trừ hợp đồng lao động mà Luật Lao Động bắt buộc phải có.

titleAIA 98 AIA 98
"AIA Việt Nam đang bước vào quá trình chuyển đổi, tập trung vào chuyển đổi số - TDA (Technology, Digital & Analytics)." | Nguồn: AIA Việt Nam.

Làm thế nào để đảm bảo sự thăng tiến không bỏ sót bất kỳ ai?

Gần đây, AIA Việt Nam có sự chuyển mình rất lớn - “đập tan" cơ cấu tổ chức rườm rà, giảm cấp bậc quản lý và tăng cấp bậc chuyên viên, những người trực tiếp tạo ra giá trị cho tổ chức - để trở thành “Tổ chức cho tương lai" (Organization of the Future).

Đối với Tổ chức cho tương lai, nhân viên được khuyến khích để có thể tự do lựa chọn phát triển sự nghiệp theo hướng “dọc” hoặc “ngang”, tùy theo năng lực và thế mạnh của bản thân. Tại AIA Việt Nam, một quản lý sẽ quản lý từ 8-10 chuyên viên. Điều này không chỉ giảm bớt áp lực và điểm tắt nghẽn ở vai trò quản lý, mà còn nâng cao vị thế của các bạn chuyên viên.

Chẳng hạn, một nhân viên IT có thể lựa chọn để phát triển theo chiều dọc, trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức chuyên ngành để phát triển thành một consultant (chuyên viên cấp cao), rồi đến principal (chuyên gia), hoặc bước ngang, trở thành một manager (quản lý) nếu nhân viên có tố chất và kỹ năng của một người quản lý.

Theo cách thức truyền thống thì dường như ai cũng đều muốn đích đến trong sự nghiệp là trở thành quản lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng và tâm thế sẵn sàng dẫn dắt một đội ngũ. Vị trí quản lý đòi hỏi bạn phải có khả năng đưa ra định hướng phát triển cho cả đội, biết trao quyền và hướng dẫn nhân viên.

Vì vậy, bạn không nhất thiết phải trở thành một quản lý để thấy mình thăng tiến, trở thành chuyên gia cũng là một con đường. Tại AIA Việt Nam, vẫn có rất nhiều cơ hội được mở ra để một nhân viên có thể vươn tới vị trí cao nhất (theo hệ thống cấp bậc nội bộ tại AIA Việt Nam) trong sự nghiệp của mình.

Động lực nào thúc đẩy AIA Việt Nam chuyển mình thành “Tổ chức cho tương lai”?

Năm 2020 là năm nhìn-lại cho tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp. “Làm thế nào để tiếp tục đứng vững trong một thế giới đang ngày càng bất định?” - Câu hỏi đó khiến một doanh nghiệp đã tồn tại hàng trăm năm như AIA phải thay đổi. Và AIA Việt Nam được chọn là thị trường thí điểm cho sự thay đổi đó.

Chị từng hỏi sếp tại sao lại là Việt Nam, trong khi AIA có mặt tại 18 thị trường trên toàn cầu. Sếp trả lời chị thế này: “Xét về quy mô, thị trường Việt Nam vẫn còn đứng sau 5 thị trường khác của AIA. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của AIA Việt Nam năm nào cũng ở mức lý tưởng hơn 30%, tức là sức tăng trưởng của Việt Nam đáng gờm lắm! Chưa kể, thị trường lao động Việt Nam những năm gần đây còn rất bùng nổ.”

Sau 8 tháng thực hiện dự án này, chị nghĩ một nguyên nhân khác nữa là độ “lì" của ban lãnh đạo AIA Việt Nam. Cứ vấp ngã thì sẽ đứng dậy đi tiếp, kiên cường cực kỳ.

titleAIA Vietnam 02 AIA Vietnam 02
"Bạn không nhất thiết phải trở thành một quản lý để thấy mình thăng tiến, trở thành chuyên gia cũng là một con đường." | Nguồn: Tín Phùng.

Năm 2021 này sẽ là năm như thế nào với AIA Việt Nam? Chị đã đặt ra mục tiêu cho phòng Nhân sự chưa?

“Tổ chức cho tương lai” - nghe ngắn gọn thế thôi nhưng thật sự trách nhiệm rất lớn, cả tổ chức có hàng ngàn thứ cần phải chuẩn bị, những kế hoạch đòi hỏi nỗ lực từ mọi phòng ban, xây dựng khả năng và chuẩn bị tinh thần để hiện thực hoá mục tiêu này trong vòng 2-3 năm tới. Chị hy vọng phòng Nhân sự của chị - những người đồng đội mà chị tự hào gọi là chiến binh - sẽ tiên phong và kiên cường theo đuổi kế hoạch cùng ban lãnh đạo ở đây.

Năm 2021 này sẽ là năm đặt nền móng cho tương lai của AIA Việt Nam. Từ đây đến cuối năm, chị sẽ cùng tổ chức nỗ lực hoàn thành được 3 mục tiêu sau: đơn giản hoá tổ chức; thử nghiệm và ứng dụng những quy trình làm việc linh hoạt (agile) hơn; tăng cường năng lực và khả năng tiếp nhận TDA cho toàn thể nhân viên.

Cái khó của người làm Nhân sự trong quá trình chuyển đổi là gì?

Là chịu trách nhiệm cho sự vững mạnh cho một tổ chức, đặc biệt là một tổ chức có hoài bão lớn như AIA Việt Nam. Chị và phòng Nhân sự phải tìm được những người kiên cường, chăm chỉ, rất nhân văn và phù hợp với văn hoá tổ chức. Tuyển không đúng người, họ cứ vào rồi ra, tổ chức cũng không vững mạnh được.

Cái khó nữa là quản trị sự thay đổi (change management), từ cảm xúc đến tư tưởng của nhân viên trong quá trình chuyển đổi. Ai cũng hiểu cần phải thay đổi, nhưng liệu rằng tâm thế của họ đã sẵn sàng chưa? Họ có đủ năng lực để chuyển đổi cùng tổ chức chưa? Làm thế nào để giúp họ tăng năng lực lên? Đó là áp lực của chị với hơn 1.100 con người, chị không muốn mất ai hết, chị muốn cùng mọi người đi đến cùng.

Chị hy vọng mọi người hiểu rằng: chuyển đổi là trò chơi về tư duy.

titleAIA 873 AIA 873
"“Tổ chức cho tương lai” - nghe ngắn gọn thế thôi nhưng thật sự trách nhiệm rất lớn." | Nguồn: Tín Phùng.

Cho những thế hệ nhân viên tiếp theo của AIA Việt Nam, chị có lời nào dành cho họ không?

Vẻ đẹp của thế hệ các bạn (Millennial, Gen Z) là chấp nhận thử thách để phát triển bản thân. Các bạn sở hữu những tư duy cấp tiến, luôn tò mò, tìm hiểu, khám phá tận dụng công nghệ để tối ưu hoá công việc, và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi. Tức là các bạn đã có sẵn rất nhiều lợi thế để tham gia vào một tổ chức đang chuyển đổi như AIA Việt Nam.

Tuy nhiên, AIA Việt Nam không phải là nơi có thể “ngồi xuống thư giãn", mọi người ở đây làm việc cực kỳ chăm chỉ để thực hiện sứ mệnh nhân văn của ngành Bảo hiểm nhân thọ. Vậy nên, nếu bạn là người chịu khó tìm tòi, yêu công nghệ, thích thách thức bản thân, chấp nhận sự thay đổi, và hứng thú với một môi trường làm việc tự do, AIA Việt Nam chính là nơi dành cho bạn - dành cho riêng bạn để phát triển cùng với AIA Việt Nam.

Chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 02/2000, từ đó đến nay, AIA Việt Nam tập trung xây dựng một nền tảng vững mạnh để phát triển bền vững, thông qua việc đào tạo và nuôi dưỡng đội ngũ nhân lực của mình. Ngày nay, AIA Việt Nam được biết đến là một công ty bảo hiểm nhân thọ ưu việt tại Việt Nam. AIA Việt Nam đang trải qua một quá trình chuyển đổi và vẫn đang tìm kiếm các nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số và phân tích. Nếu bạn là một người giàu nhiệt huyết và luôn muốn cống hiến sức mình nhằm tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp, khách hàng, và cả đội ngũ của mình, hãy gia nhập AIA Việt Nam.

Để khám phá những phương pháp đổi mới ngành bảo hiểm nhân thọ và giúp mọi người ngày càng “Sống Khỏe hơn, Lâu hơn, Hạnh phúc hơn”, bạn có thể truy cập trang LinkedIn của AIA Việt Nam tại: link.