Các công ty sản xuất vaccine kiếm tiền như nào? | Vietcetera
Billboard banner

Các công ty sản xuất vaccine kiếm tiền như nào?

Dư địa cho thị trường vaccine COVID 19 vẫn còn rất lớn để các công ty sản xuất vaccine có thể hái ra tiền.
Các công ty sản xuất vaccine kiếm tiền như nào?

Nguồn: The Guardian

Đại dịch Covid 19 vẫn đang là vấn đề nóng trên trên toàn cầu sau suốt 2 năm kể từ khi ca bệnh đầu tiên ở Vũ Hán được phát hiện. Dịch bệnh đã gây ra những thiệt hại không nhỏ với nền kinh tế toàn cầu, nhưng đồng thời, đây cũng là cơ hội để các hãng dược mở rộng và thu về bộn tiền.

Trong bối cảnh các đơn đặt hàng vaccine của các công ty sản xuất vaccine như Pfizer, Astrazeneca hay Moderna đang “xếp hàng" dài đến tận năm 2024, dường như cơ hội làm giàu cho các công ty lớn này vẫn còn đang rất rộng mở.

Vậy, những công ty sản xuất vaccine đã chiếm thị trường và kiếm tiền từ dịch bệnh như thế nào?

Các nguồn tài trợ của chính phủ cho nghiên cứu vaccine

Một giải pháp lâu dài để có thể sống chung với dịch bệnh, đó là phải tự chủ và phát triển vaccine trong nước. Ở Việt Nam, ngay từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi 200 tỷ đồng để tài trợ cho các đơn vị nghiên cứu vaccine. Việt Nam hiện đang có hai loại vaccine là Nanocovax và Covivac đang thử nghiệm.

Cùng thời điểm đó, năm 2020, chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ đầu tư hơn 2 tỷ USD để hỗ trợ 3 loại vaccine đang trong quá trình nghiên cứu phát triển.

Một giải pháp lâu dài để có thể sống chung với dịch bệnh, đó là phải tự chủ và phát triển vaccine trong nước.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia y tế còn cho biết đã có những lời đề nghị “đổi vaccine” bằng các khoản thanh toán khủng lên đến hàng chục nghìn USD kèm theo các khoản quyên góp lớn.

Không nằm ngoài cuộc đua này, chính phủ Hàn Quốc cũng công bố kế hoạch đầu tư gần 2 tỷ USD để bước vào nhóm 5 nhà sản xuất vaccine COVID-19 lớn nhất thế giới trong vài năm tới. Với lộ trình đầu tư gần 2 tỷ USD trong 5 năm, Hàn Quốc dự kiến hỗ trợ khoảng 200 nhà khoa học y khoa, đào tạo 10.000 chuyên viên thử nghiệm lâm sàng.

Cho đến nay, Liên minh châu Âu (EU) và cá nhân các nước thành viên EU đã có những đóng góp lớn cho nỗ lực nghiên cứu vaccine với khoảng 850 triệu euro (tương đương 1 tỷ USD), tiếp đến là Quỹ Bill & Melinda Gates và các nhà tài trợ lớn khác.

Chính phủ các nước đang thay nhau châm ngòi cho cuộc chạy đua vaccine trên toàn thế giới. Điều này đang thúc đẩy các quốc gia bơm nhiều tiền hơn cho các công ty vaccine. Đồng thời, đây cũng đang là nguồn thu chính và nhiều lợi nhuận nhất của các công ty dược sở hữu vaccine.

Chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho các quốc gia khác

Song song với cuộc đua bơm tiền cho các công ty vaccine, đối với các nước còn hạn chế về khả năng nghiên cứu và phát triển y học, việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine là một trong những phương án khả thi rất được cân nhắc.

Miếng bánh về sản xuất vaccine đang được rất nhiều quốc gia dòm ngó và muốn mua lại.

Với các công ty dược, việc chế tạo thành công "vũ khí" cho đại dịch, giống như một khoảnh khắc "đổi đời". Cổ phiếu tăng vọt hàng trăm phần trăm, các nhà sáng lập và CEO gia nhập danh sách tỷ phú USD, vốn hóa 2 công ty cũng đồng loạt tiến sát và vượt qua cột mốc 100 tỷ USD.

Giám đốc tài chính của Pfizer - Frank D’Amelio cũng cho biết, tính theo tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh thu của công ty, vaccine COVID-19 đã tăng lên 36% so với mức 25% vào đầu năm.

Hiện ngành công nghiệp bào chế vaccine đang chiếm khoảng 5% tổng doanh thu thị trường dược phẩm toàn cầu, tương đương 60 tỷ USD. Vì thế nên, miếng bánh về sản xuất vaccine đang được rất nhiều quốc gia dòm ngó và muốn mua lại.

Bán các đơn hàng vaccine lớn cho các quốc gia trên toàn thế giới

Có thể thấy, COVID-19 giống như gà đẻ trứng vàng hay cỗ máy in tiền cho những hãng dược phẩm. Bởi nhu cầu về vaccine Covid cho toàn cầu ước tính trên dưới 14 tỷ liều, chưa tính tới mũi tăng cường.

Thực tế cho đến nay, mới chỉ có khoảng 4,5 tỷ liều vaccine COVID-19 được tiêm, tức chỉ chiếm khoảng 1/3 nhu cầu. Dư địa còn rất lớn để hái ra tiền.

Nhiều chuyên gia y tế còn cho biết đã có những lời đề nghị “đổi vaccine” bằng các khoản thanh toán khủng lên đến hàng chục nghìn USD kèm theo các khoản quyên góp lớn.

Tuy nhiên, điều này cũng đang gây ra tình trạng bất bình đẳng vaccine trên toàn cầu. Trước đó, hãng tin AFP dẫn thông tin từ Liên minh Vaccine nhân dân (PVA) cho biết Hãng Pfizer, BioNTech và Moderna đã bán phần lớn vắc xin COVID-19 của họ cho các nước giàu, khiến các nước có thu nhập thấp lâm vào cảnh khó khăn.

Vào ngày 12/11, hãng vaccine AstraZeneca đã công bố doanh thu từ vaccine COVID-19 của quý 3 năm nay là 1.1 tỷ USD. Trong khi đó, con số này ở Pfizer và Moderna lần lượt là 13 tỷ USD và 4.8 tỷ USD.

Tháng 9/2021, Pfizer đã ký một thỏa thuận cung cấp cho Anh thêm 60 triệu liều vào năm 2021 và cung cấp đủ liều cho Israel vào năm 2022.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia y tế còn cho biết đã có những lời đề nghị “đổi vaccine” bằng các khoản thanh toán khủng lên đến hàng chục nghìn USD kèm theo các khoản quyên góp lớn.

Theo một báo cáo về nguồn cung vaccine Covid-19 tên là ONE Campaign thực hiện cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Australia, Canada và Nhật Bản đã ký hợp đồng mua hơn 3 tỷ liều vaccine Covid-19. Nó nhiều hơn trên 1 tỷ liều so với con số 2,06 tỷ liều cần thiết để tiêm mỗi người 2 mũi cho toàn bộ dân số của các nước này.

Kết

Không thể phủ nhận, vaccine đang mang lại cơ hội để chấm dứt đại dịch. Tuy nhiên vaccine chỉ thực sự hiệu quả khi cộng đồng quốc tế và các hãng dược thực hiện bài toán phân phối vaccine công bằng trong năm 2021.

Ngoài ra, bài toán về bình đẳng vaccine vẫn đang là một trong những câu chuyện cần được quan tâm và chung tay giải quyết của tất cả các nước trên toàn thế giới.