Giám đốc sáng tạo Leo Burnett Việt Nam Vũ Quân Nguyễn | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Giám đốc sáng tạo Leo Burnett Việt Nam Vũ Quân Nguyễn

Vũ Quân Nguyễn, Giám đốc sáng tạo của Leo Burnett Việt Nam kiêm giảng viên ngành Thời trang, thuộc Khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT Việt Nam, chia sẻ về những kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt vai trò quản lý trong lĩnh vực sáng tạo.

Giám đốc sáng tạo Leo Burnett Việt Nam Vũ Quân Nguyễn

Giám đốc sáng tạo Leo Burnett Việt Nam Vũ Quân Nguyễn

Vũ Quân Nguyễn bắt đầu thử sức ở cương vị giảng viên cho bộ môn Xây dựng và quảng bá thương hiệu ngành Thời trang, thuộc Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam từ năm 2015. Nhưng đó chỉ là công việc bán thời gian của anh, những lúc không ở giảng đường, Vũ Quân tiếp tục công việc của mình tại Công ty quảng cáo toàn cầu Leo Burnett Việt Nam. Với vai trò Giám đốc sáng tạo, Vũ Quân chịu trách nhiệm giám sát quy trình phát triển nội dung và chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội cho các thương hiệu đối tác nổi tiếng như Samsung, Romano, và FrieslandCampina.

Hai năm trước khi chính thức trở về nước sinh sống và làm việc, tức 2011, Vũ Quân còn được tờ L’Express Styles (Pháp), tin tưởng giao cho quản lý riêng một chuyên mục thời trang riêng với tên gọi Le Boulevardier. Đây là nơi mà anh và người bạn Laurent của mình được tự do chia sẻ quan điểm cá nhân về những vấn đề xảy ra xung quanh thời trang, ví dụ như xây dựng, phát triển thương hiệu, những thay đổi trong tâm lý khách hàng cũng như dự đoán các xu hướng văn hóa, xã hội.

Gần đây nhất, anh đưa ra nhận định của mình trong một bài viết của The Business of Fashion về sự bùng nổ của ngành bán lẻ lữ hành (retail travel) tại Nhật Bản do làn sóng người du lịch từ các quốc gia châu Á đổ về.

Những vai trò kể trên chỉ là một vài ví dụ trong danh sách dài những công việc mà Vũ Quân đã và đang thử sức. Cùng Vietcetera trò chuyện và tìm hiểu xem Vũ Quân trang bị cho mình những gì để đứng vững trước sự khắc nghiệt của lĩnh vực thời trang nói riêng, và lĩnh vực sáng tạo nói chung.

How I Manage Giaacutem đốc saacuteng tạo Leo Burnett Việt Nam Vũ Quacircn Nguyễn0
“Tôi luôn thầm ghi nhớ những kỹ năng mà các cộng sự của mình có để phân chia công việc sao cho hợp lý, tương tự như khi chơi Football Manager, vốn cũng là một game bổ ích để học chiến thuật quản lý,” – Vũ Quân chia sẻ.

Dùng ba từ để mô tả về phong cách quản lý của anh?

Minh bạch. Tín nhiệm. Dễ thích ứng.

Anh thích làm việc và kết bạn với những người như thế nào?

Tôi tin rằng chẳng có ai hoàn hảo hay tự nhiên mà khăng khít cả. Tuy nhiên, không nhất thiết là phải giống nhau thì mới làm bạn, chỉ cần hợp nhau là được. Vì thế tôi luôn tìm kiếm những người có thể thích nghi với mình, và mình cũng có thể thích nghi với họ.

Dần dần, tôi nhận ra rằng mình dễ kết thân nhất là với những người có tố chất như sau: thông minh, biết tôn trọng người khác, đề cao hiệu suất công việc, có đam mê, và quan trọng nhất là tự tin. Tôi từng nhìn thấy nhiều mối quan hệ đi vào lối mòn chỉ vì một trong hai người cảm thấy tự ti. Thêm vào đó, tôi luôn có ấn tượng đặc biệt với những người am hiểu tường tận văn hóa, có tầm nhìn rộng và thường đưa ra quan điểm chuyên sâu liên quan đến các vấn đề xã hội.

Nghe giống như đùa nhưng tôi luôn thầm ghi nhớ những kỹ năng mà các cộng sự của mình có để phân chia công việc sao cho hợp lý, tương tự như khi chơi Football Manager, vốn cũng là một game bổ ích để học chiến thuật quản lý.

Đối với tôi, việc cân bằng đội hình nhóm trong công việc cũng y hệt như trong bóng đá. Chọn người đá phòng ngự giống như chọn người điều hành, quản lý dự án. Và chọn giám đốc, nhân viên sáng tạo cũng giống như chọn người tạo lối chơi và chiến thuật.

Hiệu suất công việc của anh phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Tôi nghĩ là muốn đạt được hiệu suất cao trong công việc thì trước hết phải xây dựng một quy trình làm việc hiệu quả. Trong trường hợp của tôi, thì quy trình đó bao gồm thảo luận, đóng góp ý kiến với đồng nghiệp và dành thời gian cô lập để có thể suy nghĩ một cách thấu đáo.

Trên thực tế, tôi thấy mình tập trung cao độ nhất là vào khoảng gần trưa, khi ngồi một mình ở các quán Starbucks. Đó là thời điểm lý tưởng để soạn thảo các bài diễn thuyết, trao đổi email và đóng góp nhận xét cho đồng nghiệp. Đã từng có lúc tôi để dành cả đêm để suy nghĩ các chiến lược kinh doanh, sáng tạo. Thế nhưng khi đã bước sang tuổi ba mươi và có hai con nhỏ, tôi thấy mình không còn đủ sức để sống như một “cú đêm” nữa.

Còn khi làm việc theo nhóm, tôi nghĩ đội hình lý tưởng nhất là bao gồm 10-12 thành viên. Với con số đó, các thành viên dễ dàng tương tác với nhau, nhiều ý tưởng đa dạng nảy sinh và đủ sức người để hiện thực hóa. Và mỗi thành viên trong nhóm nên có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể bổ trợ cho nhau.

How I Manage Giaacutem đốc saacuteng tạo Leo Burnett Việt Nam Vũ Quacircn Nguyễn1
“Tôi đặc biệt tin tưởng những người có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng chịu áp lực công việc lớn.”

Vậy còn môi trường làm việc lý tưởng là…

Là những không gian được thiết kế để khuyến khích sự hợp tác. Nhưng điều đáng buồn là hiện chưa có nhiều nơi làm việc như thế, đa phần không gian làm việc nhóm đều chật hẹp, bảng ghim có hạn và cả trăm người viết chung lên một cái bảng. Thế là họ chỉ còn cách luôn dán chặt vào chiếc màn hình laptop 13 inches.

Môi trường làm việc lý tưởng là khi mỗi người được trang bị cho một chiếc bảng 40 inches để sử dụng kèm với máy tính, và không gian họp nhóm thì phải rộng rãi. Lý tưởng hơn cả là khi nhân viên ở mọi cấp bậc được tạo điều kiện để ra ngoài học hỏi, quan sát thay vì chôn chân trong văn phòng. Sau tất cả, chỉ có hiểu được tính chất công việc thì mới làm việc một cách hiệu quả được.

Thử thách lớn nhất trong công việc của anh là gì?

Chính là cân bằng giữa hai công việc – giám sát các dự án lớn và chú tâm vào từng chi tiết trong các dự án cá nhân của mình. Lúc nào tôi cũng như kẻ tung hứng, xoay qua xoay lại giữa bức tranh lớn và những chi tiết nhỏ.

Nhưng suy cho cùng, là một cá nhân, tôi không thể tự nào hoàn thành mọi thứ được. Vì thế nên tôi chọn cách ủy thác. Và đây là lúc mà sự tự tin mà tôi vừa đề cập trở nên vô cùng quan trọng: nếu nhân viên không có niềm tin vào những quyết định riêng của họ, thì có ủy thác cũng không mang lại hiệu quả gì. Tôi đặc biệt tin tưởng những người có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng chịu áp lực công việc lớn.

Anh có thường đặt ra những mục tiêu dài hạn không? Và làm thế nào để anh chắc chắn rằng mình đang bám sát những mục tiêu đó?

Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng mục tiêu dài hạn của tôi không hề xoay quanh công việc. Mục tiêu cá nhân của tôi liên quan nhiều đến các giá trị văn hóa, xã hội như trở thành đại diện cho các nhóm thiểu số, mang đến một nền giáo dục dễ dàng tiếp cận và giảm thiểu các vấn đề bất bình đẳng. Và công việc chỉ là một cách để tôi có thể hoàn thành những mục tiêu đó. Tôi hy vọng những công việc mà mình đang làm sẽ ngày một sát với những giá trị mà mình đang theo đuổi.

How I Manage Giaacutem đốc saacuteng tạo Leo Burnett Việt Nam Vũ Quacircn Nguyễn2
“Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng mục tiêu dài hạn của tôi không hề xoay quanh công việc.”

Ai là người có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của anh?

Theo cách này hay cách khác, đó vẫn luôn là vợ tôi. Không phải là tôi cố tình đi theo mô típ ““Đằng sau người đàn ông thành công…”, nhưng những thành tựu mà tôi có ngày hôm nay đều nhờ một phần công lao của cô ấy.

Ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, cô ấy đã luôn ủng hộ tôi đưa ra những quyết định liều lĩnh. Cô ấy còn giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình xây dựng mô hình bán lẻ riêng. Với vai trò là một người xây dựng các tổ chức phi chính phủ, hơn ai hết, cô ấy hiểu rõ những giá trị mà tôi đang theo đuổi và luôn là người đầu tiên nhắc nhở tôi về những giá trị ấy.

Không thể không nhắc đến bố mẹ – những người đã chắp cánh cho sự nghiệp của tôi. Họ là một trong số ít những ông bố bà mẹ kiều bào sinh sống tại châu Âu sẵn sàng đầu tư vào học vấn của con cái, đặc biệt là khoa học xã hội và các bộ môn nghệ thuật.

Anh có thể chia sẻ về chuyên mục mà mình đang phụ trách trên L’Express Styles.

Tôi cảm thấy mình cực kỳ may mắn khi được cộng tác với L’Express Styles. Tuyệt vời hơn nữa là tôi và Laurent được tạo điều kiện để chia sẻ bất cứ những gì mà cả hai quan tâm, thế là cả hai quyết định bắt đầu với thời trang. Chuyên mục của chúng tôi hoạt động dưới dạng op-ed (mặt sau trang xã luận), dành cho những chuyên gia trong ngành thời trang và phong cách sống.

Và mục tiêu mà chúng tôi đặt ra cho chuyên mục này là vận dụng những kiến thức chuyên sâu để phân tích, chứng minh cho mọi người thấy rằng thời trang không phải là một chủ đề hết sức tầm thường, thực chất nó còn phản ánh cả thực trạng xã hội.

Trên trang LinkedIn của mình, anh có chia sẻ rằng sự hỗn độn là một phần cảm hứng của anh. Tại sao vậy?

Nói đúng hơn là tôi có hứng thú với những thứ luôn trong trạng thái chuyển động. Đối với tôi, yên vị là một thứ gì đó rất nhàm chán, và nếu không thay đổi sẽ dẫn đến cứng nhắc, tụt hậu và thiếu lửa. Hay nói một cách ngắn gọn: đứng yên cũng là một thói xấu.

Nói về sự hỗn độn, Việt Nam chính xác là một ví dụ điển hình, nhưng cũng nhờ vậy mà nhịp sống ở đây sôi động và tràn ngập cơ hội cho những người dám dấn thân. Trong một thị trường không ngừng thay đổi như thế này, các doanh nghiệp lúc nào cũng trong thế cạnh tranh để bắt lấy cơ hội.

Đó là chưa kể, được giải quyết sự hỗn độn bằng những phương pháp sáng tạo chính là công việc thú vị nhất đối với tôi. Tôi cực kỳ hứng thú với việc đi tìm lời giải cho những vấn đề hóc búa.

How I Manage Giaacutem đốc saacuteng tạo Leo Burnett Việt Nam Vũ Quacircn Nguyễn3
“Vai trò của Việt Nam trên thị trường văn hoá, sáng tạo thế giới ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn – sự thay da đổi thịt đó sẽ diễn ra mạnh mẽ trong vòng 5 năm tới.”

Là một cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, anh có thể chia sẻ tính chất về công việc của mình được không?

Kể từ khi trở về nước năm 2013, tất cả các công việc tôi đã và đang làm đều có liên hệ mật thiết đến việc phân tích xu hướng văn hóa, xã hội nổi bật của Việt Nam trong bối cảnh hiện đại. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng lĩnh vực sáng tạo trong nước chưa được nhìn nhận nhiều như các ngành nghề khác, vậy nên những người hoạt động trong lĩnh vực này, bao gồm tôi, phải nỗ lực rất nhiều để được công nhận. Nhưng với tốc độ thay đổi chóng mặt trong thói quen của người tiêu dùng đòi hỏi nhiều chiến lược quảng cáo đúng đắn và khéo léo hơn, có thể nói, công việc của tôi ngày một trở nên thú vị hơn.

Nhưng bất kể là ở vai trò hoạch định chiến lược, sáng tạo hay quảng bá thương hiệu, tôi luôn muốn thúc đẩy các doanh nghiệp lưu tâm đến các xu hướng, hiện tượng mới xuất hiện bởi đó chính là tiền đề cho sự sáng tạo, cải tiến và giá trị sản phẩm.

Theo anh, ngành sáng tạo của Việt Nam sẽ phát triển như thế nào trong vòng 5 năm sắp tới, và vai trò của anh trong làn sóng phát triển này?

Chứng kiến sự lên ngôi của các tiểu văn hóa (subculture) độc đáo tại Việt Nam, tôi tin rằng chúng ta đang đón chào sự xuất hiện của một tầng lớp sáng tạo trẻ. Và chính tài năng của họ sẽ giúp những sản phẩm mang đậm văn hóa Việt trở nên có tiếng nói hơn trên đấu trường quốc tế.

Tôi cũng nhận thấy người tiêu dùng và giới trẻ Việt không bị chi phối bởi các trào lưu văn hóa phương Tây nhiều như các quốc gia khác, và điều đó là vô cùng giá trị. Cuối cùng, tôi nhận thấy vai trò của Việt Nam trên thị trường văn hoá, sáng tạo thế giới ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn. Sự thay da đổi thịt đó sẽ diễn ra mạnh mẽ trong vòng 5 năm tới.

Chúng tôi nên trò chuyện với ai tiếp theo?

Vân Lý, nguyên Quản lý thương hiệu và truyền thông tại KPMG, một trong những nhà cung cấp dịch vụ nghề nghiệp lớn nhất thế giới, hiện đang là cầu nối giữa các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Và nhà thiết kế Chương Phạm đến từ thương hiệu thời trang Kaarem, một trong những thương hiệu thời trang Việt phân phối tại nước ngoài sở hữu phong cách rất ấn tượng.

Xem thêm:

[Bài viết] How I Manage: Phó Tổng giám đốc tập đoàn Kido Kelly Wong

[Bài viết] CEO Finhay Nghiêm Xuân Huy và ý tưởng “Đầu tư chỉ với 50.000 VNĐ”