Nguyễn Bá Phú Quý nói về nghề “bẻ”, “sửa” giọng hát | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Nguyễn Bá Phú Quý nói về nghề “bẻ”, “sửa” giọng hát

Một ca sĩ thành công ngoài năng khiếu, họ cần phải có tư duy, chiến lược, ê-kíp giỏi đứng đằng sau.
Nguyễn Bá Phú Quý nói về nghề “bẻ”, “sửa” giọng hát

Nguồn: Nguyễn Bá Phú Quý cho Vietcetera.

Đa phần “khách hàng” tìm đến Nguyễn Bá Phú Quý là ca sĩ, diễn viên, hoa hậu, MC… khi họ cần người sản xuất âm nhạc, biên soạn giọng hát hoặc huấn luyện giọng hát. Những nghệ sĩ từng hợp tác với anh phải kể đến như Hồ Ngọc Hà, Nguyên Hà, Chipu, Đạt G, Osad, diễn viên hài Nam Thư, diễn viên Trúc Anh (phim Mắt Biếc, Thiên thần hộ mệnh),…

Không chỉ nhận những “ca” đã ít nhiều có “nghề”, Nguyễn Bá Phú Quý còn huấn luyện giọng hát cho các thực tập sinh tại các công ty giải trí (6th Sense Entertainment); những học viên muốn thi vào khoa thanh nhạc các Nhạc viện...

Những trải nghiệm trong ngành âm nhạc và huấn luyện giọng hát giúp Nguyễn Bá Phú Quý có cái nhìn đa chiều và “thực chiến” về nghề này tại Việt Nam. Những chia sẻ của anh với Vietcetera gợi mở câu chuyện “luyện hát” và trở thành ca sĩ đại chúng hiện nay.

Ca sĩ vocal coach Nguyễn Baacute Phuacute Quyacute
Nguồn: Nguyễn Bá Phú Quý Vietcetera.

Chọn nơi học hát rất quan trọng...

Vì thế, bạn phải nắm rõ các khái niệm sau đây để có lựa chọn tốt nhất cũng như phù hợp nhất cho bản thân khi muốn tôi luyện giọng hát.

  • Giáo viên thanh nhạc sẽ giúp cho giọng hát của bạn trở nên kỹ thuật và hay hơn. Bạn có thể tìm đến họ nếu muốn thi vào trường Âm nhạc hay trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
  • Người huấn luyện giọng hát ngoài việc dạy thanh nhạc còn có thể định hình phong cách cho học viên/ca sĩ. Họ còn là người kết nối giữa học viên/ca sĩ với nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, nhà tổ chức hòa nhạc và ngược lại.
  • Vocal producer là người biên dựng giọng hát cho một dự án hay một bài hát cụ thể. Những diva nhạc pop của thế giới như Whitney Houston, Celine Dion… vẫn cần vocal producer hỗ trợ trong quá trình thu âm.

Âm nhạc là ngành năng khiếu…

Vì vậy, bạn đừng trông mong vào “điểm ưu tiên” hay sự may mắn.

Hồi còn dạy ở trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật TPHCM, Nguyễn Bá Phú Quý không đồng tình việc cộng điểm vùng hay điểm ưu tiên đối với thí sinh thi vào khoa thanh nhạc. Khi mở lớp huấn luyện giọng hát, anh thẳng thừng từ chối nếu học viên không thực sự có năng khiếu trong ngành này.

Nguyễn Baacute Phuacute Quyacute thị phạm học sinh học haacutet
Nguồn: Nguyễn Bá Phú Quý cho Vietcetera

Một vocal coach giỏi có thể biến một học viên/ca sĩ hát tệ trở nên tốt hơn trong dòng nhạc mà họ theo đuổi. Tuy nhiên đây không phải là “bùa hộ mệnh” để bạn có thể có thể đi đường dài với nghề cầm mic.

Âm nhạc là ngành năng khiếu và bạn nên nghiêm túc nghĩ về điều này. Năng khiếu có thể đến từ giọng hát, hoặc cảm âm, tư duy, thẩm mỹ trong âm nhạc. Nếu không sở hữu bất cứ điều nào trong số đó, cơ hội để bạn thành công là gần như không thể.

Hãy biết nghe nhạc trước khi học hát…

Vì cảm âm, tư duy và thẩm mỹ là thứ đôi khi còn quan trọng hơn sở hữu một giọng hát hay.

Trong âm nhạc có hai kiểu nghệ sĩ thành công: 1, người hát hay có giọng hát hay và 2, người hát hay có cách xử lý hay. Sở hữu giọng hát trời phú là may mắn nhưng nếu không có sự rèn luyện sẽ khó tạo nên đột phá trong ngành âm nhạc. Chính thẩm mỹ, tư duy và sự khổ luyện sẽ giúp bạn trở nên thành công hơn.

Hồ Ngọc Hagrave
Nguyễn Bá Phú Quý từng hợp tác với Hồ Ngọc Hà trong hai sản phẩm âm nhạc "Destiny" và "Dù tình phôi pha". | Nguồn: MV Destiny

Hồ Ngọc Hà đạt được thành công như hôm nay không chỉ đến từ việc luyện thanh mỗi ngày mà còn ở tư duy âm nhạc. Từ một người đẹp cầm mic, Hồ Ngọc Hà đã chứng minh được thực lực trong giọng hát, có phong cách độc đáo. Hiện nay, nữ ca sĩ tự tin truyền đạt kinh nghiệm sân khấu của mình đến với thế hệ trẻ hơn.

Mục đích và mục tiêu là 2 điều khác nhau…

Vì vậy, bạn nên xác định rõ để không nhầm lẫn hay có những “ảo tưởng" khi quyết định học ca hát.

Mục đích chính là câu trả lời cho việc bạn học hát để làm gì? Điều này sẽ giúp bạn kiên định trên con đường mà mình lựa chọn. Trấn Thành học hát không nhất thiết để trở thành một ca sĩ xuất sắc nhưng anh ấy có thể học hát để hát hơn các MC khác. Diễn viên Trúc Anh đi học hát bởi vai diễn mà cô ấy đảm nhiệm (trong Thiên thần hộ mệnh) cần có khả năng ca hát...

Mục tiêu chính là cách đo lường mục đích mà bạn đặt ra ở trên. Bạn cần xác định những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi theo đuổi con đường ca hát. Mục tiêu ngắn hạn có thể là luyện thanh để có giọng hát tốt hơn, tìm hiểu cặn kẽ các dòng nhạc… Mục tiêu dài hạn sẽ định hình sự nghiệp âm nhạc của bạn. Đừng đặt mục tiêu ngoài tầm với khi bạn không chắc chắn đạt được.

Để không “đẽo cày giữa đường”...

Thì câu hỏi quan trọng ở đây là, bạn muốn đạt được thành tựu gì khi dẫn thân vào ngành âm nhạc.

Bạn nên xác định rõ mình muốn chinh phục khán giả bằng giọng hát (vocalist) hay bằng trình diễn (performer). Ngành âm nhạc hiện nay ưa chuộng những nghệ sĩ đa năng như có thể sáng tác, hát, nhảy… Tuy nhiên, thực tế lại không thiếu những nghệ sĩ đa năng nhưng không “đa dụng". Nghĩa là họ có nhiều “tài lẻ" nhưng lại chẳng có gì nổi trội hẳn lên.

Đocircng Nhi
Nguyễn Bá Phú Quý là người biên soạn giọng hát cho Đông Nhi trong các sản phẩm "Bad Boy", "Heyboy".

Thanh nhạc là bộ môn cần nhìn nhận và chấp nhận được thực tế năng lực bản thân nghiêm túc. Cùng với đó là sự quyết tâm, tin tưởng ở người huấn luyện giọng hát, ở ê-kíp mà bạn mong muốn hay có cơ hội hợp tác. Để tiết kiệm thời gian hãy kiếm cho mình những người giỏi nhất để hợp tác.

Để đi đường dài trong ngành này, hãy luôn cởi mở và sáng tạo, chấp nhận rủi ro và dám “mơ” giấc mơ lớn hơn.