Những điều cần biết khi khởi nghiệp trên nền tảng blockchain | Vietcetera
Billboard banner

Những điều cần biết khi khởi nghiệp trên nền tảng blockchain

Dù có những áp lực từ chính trị và những “mùa đông crypto”, Valerie tin rằng web 3 không phải là một “bong bóng”. Vậy điều gì là nền tảng cho sự tự tin này của Valerie?
Những điều cần biết khi khởi nghiệp trên nền tảng blockchain

Nguồn: Rita Hạ Vũ cho Vietcetera.

ISEV

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Sự thay đổi là một điều chỉ có thể nhìn nhận được sau khi chúng ta đã đi hết một hành trình; đôi khi mất vài năm để nhận ra một sự thay đổi. Đó chính là điều đã diễn ra khi nhân loại đứng trước sự phát triển của internet, hay còn được gọi là Web 2.0 (hay Web 2). Và lịch sử luôn có cách lặp lại khi giờ đây, chúng ta cũng đang tìm hiểu và cân nhắc đầu tư vào Web 3.0 (hay Web 3).

Valerie Vân Vũ là một người “ám ảnh” với Web 3. Ở vai trò là Nhà tư vấn quỹ Galaxy Digital của Tập đoàn tư vấn tài chính Deloitte tại Hoa Kỳ, chị đã xây dựng cho mình nền tảng vững chắc về Cryptocurrency và Blockchain từ rất sớm.

Dù có những áp lực từ chính trị và những “mùa đông crypto”, Valerie tin rằng web 3 không phải là một “bong bóng”. Vậy điều gì là nền tảng cho sự tự tin này của Valerie?

Khi những quỹ đầu tư mạo hiểm ngày trước đã không còn mạo hiểm trong thời nay

Quyết định về Việt Nam tham gia vào quỹ Venturra Discovery, Valerie chủ yếu lựa chọn những công ty có mô hình kinh doanh xây dựng trên nền tảng Web 2. Vào năm 2021, bỗng nhiên công chúng nói về NFT. Trùng hợp thay, chị là một thành viên năng nổ trên Clubhouse. Nhờ đó, Valerie được tiếp xúc nhiều hơn và có cơ hội trò chuyện về những dự án NFT. Nhận ra bản thân đã bị bỏ xa về những cập nhật trong ngành, Valerie quyết định trở lại tìm hiểu về blockchain.

alt
Nguồn: Rita Hạ Vũ cho Vietcetera.

Qua podcast về 5 giá trị đạo đức về tinh thần của Web 3, Valerie nhận ra tất cả các quỹ đầu tư crypto sẽ trở thành quỹ đầu tư bình thường. Và các quỹ đầu tư không phải crypto thì lại chật vật để trở thành quỹ crypto. Giống như trường hợp của internet, những quỹ đầu tư mạo hiểm ngày nay đều đầu tư vào internet. Điều này là khó tin với thời điểm trước khi internet được phổ biến toàn cầu.

Valerie nhận ra rằng Web 3 chính là tương lai mới của internet, là bước chuyển mình nếu không nắm bắt thì sẽ bị tụt lại phía sau.

Từ Web 1 đến Web 3 đã có những thay đổi gì?

Nhìn từ thị trường startup và thị trường kinh tế số Việt Nam, Web 1 là thời điểm internet bắt đầu thâm nhập từ năm 1900 đến 2010. Web 1 tại Việt Nam bắt đầu chậm hơn, từ 1997. Trong giai đoạn này, người dùng làm quen với những nền tảng để đọc nội dung, chưa có nhiều nội dung hay tương tác, như Craiglist hay Yahoo. Do đó, quyền lợi chủ yếu nằm trong tay của nhà xuất bản sản phẩm hay dịch vụ.

Từ 2010 đến 2020 là giai đoạn web 2. Sự khác biệt được tạo ra từ một đổi mới công nghệ ở điện thoại thông minh - những ứng dụng. Càng nhiều tập đoàn công nghệ ra đời từ tiền thân một startup trong giai đoạn web 1 như Apple, Meta hay Amazon. Quyền lực được chuyển giao vào tay của những tập đoàn công nghệ này. Người dùng vẫn chưa được trao quyền, bởi có sự thao túng từ những bên đứng giữa. Dù đang trong quá trình chuyển đổi web 3, Ventura vẫn còn nhìn thấy nhiều khoảng trống trong web 2 cần được lấp vào, đặc biệt là ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.

alt
Nguồn: Rita Hạ Vũ cho Vietcetera.

Với web 3, người dùng, người sáng tạo không chỉ đọc và viết, mà còn có thể sở hữu những tài sản trí tuệ ấy bằng đơn vị tiền ảo và NFT. Valerie chia sẻ rằng 1% những người đóng góp nội dung tạo ra 50 đến 90% doanh thu cho các tập đoàn công nghệ. Nhưng với làn sóng web 3, các công ty mới như Rally hay Try Roll đã dần trao quyền cho người sáng tạo nội dung. Họ có thể đưa sản phẩm của mình lên nền tảng đó và chủ động tạo những đồng token để kinh doanh. Từ đó, quyền lực của công ty trung gian được chuyển giao vào tay người sáng tạo.

Những lời hứa của Web 3Việc “san phẳng quyền lực” này chính là mục đích của việc phi tập trung hóa của web 3.

Theo Valerie, việc gọi blockchain và tiền ảo là Web 3 không phải là một hành động táo bạo, nhờ vào sức mạnh cân bằng lại cán cân quyền lực của nền kinh tế số. Bên cạnh đó, đa phần tập đoàn đã bước vào giai đoạn lên kế hoạch thích nghi với việc sử dụng blockchain và tiền ảo.

Các tập đoàn công nghệ cũng đã chuyển đổi để ứng dụng NFT vào việc cải tiến sản phẩm, chiến lược kinh doanh và hình ảnh của họ. Và tại Việt Nam, giai đoạn thích nghi này cũng đang diễn ra nhanh dần đều.

alt
Nguồn: Rita Hạ Vũ cho Vietcetera.

Hiện nay, công chúng và đa số nhà đầu tư vẫn tập trung vào GameFi hay DeFi khi nhắc đến Web 3. Những người làm việc với Web 3 sẽ quan tâm hơn đến cơ sở hạ tầng công nghệ. Nhờ tính chuyên môn trong việc ứng dụng công nghệ, Web 3 sẽ thay đổi toàn bộ quang cảnh của ngành giải trí và nghệ thuật.

Những ca sĩ, cầu thủ, nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới đã bắt đầu tự tạo đồng tiền ảo và NFT của mình. Quan trọng hơn, họ đã thực hiện đến những dự án SocialFi - tức tạo dựng cộng đồng người dùng và trao quyền cho họ. Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đã xuất hiện và dần được biết đến nhiều hơn, song song với hai xu hướng GameFi và DeFi.

Xu hướng thứ 2 chưa được chú trọng lẫn trên thế giới và Việt Nam, đó là LearnFi. Đây là sự kết hợp giữa giáo dục và Web 3. Những khóa học online trên Udemy và Coursera chưa tối ưu hóa trải nghiệm của người học và khích lệ họ. Web 3, với sức mạnh của blockchain, hứa hẹn sẽ mang yếu tố khích lệ vào trải nghiệm tự học online. Thay vì một bằng chứng nhận, biết đâu người học sẽ nhận được một NFT hay một đồng tiền ảo.

Bên cạnh đó, công nghệ blockchain cũng tạo ra những bài kiểm tra kĩ năng tại chỗ để kiểm tra thực lực. Giải pháp này giúp cho các nhà tuyển dụng kiểm chứng khả năng của ứng viên chính xác và dễ dàng hơn.

alt
Nguồn: Rita Hạ Vũ cho Vietcetera.

Khởi nghiệp trong lòng Web 3, cần chuẩn bị gì?

Nếu muốn xây dựng về Web 3, Valerie cho rằng các nhà khởi nghiệp không nên tìm kiếm thành quả tức thời. Bởi đây là một sự chuyển dịch công nghệ toàn cầu và chúng ta đều chỉ mới bước một chân ra khỏi công đoạn thích nghi. Việc liên tục tìm tòi, học hỏi với một tư duy mở sẽ là điều mà những ai đang hay dự định khởi nghiệp với Web 3.

Quan trọng hơn, startup phải luôn hỏi nền tảng hay đồng token của doanh nghiệp mình sẽ mang lại giá trị gì cho cộng đồng. Đồng thời, họ cũng cần tập trung vào câu chuyện và nội dung của những nhà sáng tạo hợp tác với doanh nghiệp.

Valerie cũng nhấn mạnh việc tìm hiểu và đánh giá kỹ càng trải nghiệm của 100 người đầu tiên. Bởi Web 3, bên cạnh việc thay đổi nền kinh tế số, sẽ luôn hướng đến việc trao quyền cho cộng đồng người dùng. Đây là điều Valerie luôn tự nhắc nhở bản thân và chia sẻ với những công ty khởi nghiệp trong danh mục đầu tư.

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 18/5/2016 giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Đề án có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.