Những khái niệm về quản lý tài chính cá nhân mà gen Z nên biết | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu
20 Thg 10, 2023
Tài Chính Cá Nhân

Những khái niệm về quản lý tài chính cá nhân mà gen Z nên biết

Bạn có nhớ tháng trước mình đã dành ra bao nhiêu tiền để uống trà sữa và cà phê?
Những khái niệm về quản lý tài chính cá nhân mà gen Z nên biết

Nguồn: Pexels

Home Credit x Vietcetera

Quản lý tài chính cá nhân từ lâu đã không còn là một thuật ngữ xa lại với các bạn trẻ. Việc cân đối mức chi tiêu và thu nhập, từ đó tích lũy một khoản cho các dự định dài hạn sẽ giúp các bạn cân bằng và cải thiện cuộc sống.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về việc phân loại các nguồn thu nhập, chi tiêu và chưa biết cách lên kế hoạch quản lý tài chính thì những thuật ngữ sau đây có thể sẽ dành cho bạn.

1. Tài sản và tiêu sản

Tài sản là những thứ sẽ tạo ra lợi nhuận và làm cho thu nhập của bạn tăng lên như chứng khoán, bất động sản cho thuê hay kinh doanh có lời. Ngược lại, tiêu sản là những nguồn làm tăng chi phí cá nhân cho việc mua sắm, vay tín dụng để tiêu xài,... Trong khi tài sản mang lại giá trị trong tương lai thì tiêu sản có thể làm tiêu hao tiền của chủ sở hữu.

Một loại sở hữu vừa có thể là tài sản vừa có thể là tiêu sản nếu bạn biết tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng tiêu sản. Robert Kiyosaki - tác giả cuốn sách Cha giàu - cha nghèo đã nói: “Hãy mua một tiêu sản nếu như bạn đảm bảo rằng sẽ có loại tài sản khác trả tiền cho chúng.”

Ví dụ: anh A mua một chiếc laptop mới đắt tiền để làm việc và bán hàng online. Trong trường hợp này, laptop là tiêu sản nhưng có thể tạo ra lợi nhuận nên cũng có thể vừa là tài sản.

alt
Nhiều bạn trẻ vẫn còn ngỡ ngàng khi được hỏi về những thuật ngữ về quản lý tài chính cá nhân trong series ‘Home trong nhà ngoài phố’ của Home Credit | Nguồn: @homecredit

2. Chi phí cố định và chi phí biến đổi

Chi phí được dùng cho việc sinh hoạt, mua sắm được gọi là dòng tiền ra. Thông thường, chi phí sẽ được chia làm 2 loại:

Chi phí cố định: Khoản tiền được dùng để trang trải cuộc sống và bắt buộc phải chi trả. Các loại chi phí cố định có thể kể đến như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,...

Thông thường, chi phí cố định sẽ giúp bạn ổn định trong việc quản lý tài chính cá nhân. Bạn biết chính xác số tiền bạn cần trả hàng tháng, từ đó quản lý chi tiêu sao cho phù hợp với thu nhập và khả năng chi trả cho các khoản này.

Chi phí biến đổi: Khoản tiền bạn phải trả mỗi tháng để đáp ứng nhu cầu của bản thân như ăn uống, mua sắm và các dịch vụ vui chơi, giải trí,...

Chi phí biến đổi thường chiếm phần lớn trong ngân sách cá nhân và có thể thay đổi tùy theo nhu cầu tại thời điểm đó của mỗi người. Để tránh bị vượt quá ngân sách cho các khoản chi không cần thiết đòi hỏi bạn phải chi tiêu thật cẩn thận và có một khoản tiền dự trữ cho các khoản chi phí phát sinh không mong đợi.

alt
Tiền uống trà sữa là khoản chi phí không thể thiếu của nhiều bạn trẻ | Nguồn: Bubbleteahub

3. Thu nhập chủ động và bị động

Thu nhập cá nhân được chia làm hai loại: Thu nhập chủ động và thu nhập bị động.

Thu nhập chủ động: Khoản tiền chúng ta nhận được khi bỏ sức lao động, là kết quả của sự nỗ lực và thời gian bạn đầu tư vào công việc. Các loại thu nhập chủ động phổ biến có thể kể đến như: công việc 9-5, làm thêm giờ hoặc kinh doanh riêng,...

Thu nhập chủ động giúp bạn độc lập tài chính, duy trì cuộc sống hằng ngày bao gồm chi tiêu cơ bản và thanh toán hoá đơn. Quản lý thu nhập chủ động đòi hỏi bạn phải có kế hoạch tài chính rõ ràng để cân đối được cuộc sống và tích lũy cho những dự định lâu dài.

Thu nhập bị động: Số tiền bạn kiếm được mà không cần trực tiếp tham gia vào quá trình lao động như đầu tư chứng khoán hoặc sở hữu bất động sản cho thuê.

Thu nhập bị động sẽ giúp chúng ta xây dựng tài sản và tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Việc quản lý nguồn thu nhập này yêu cầu bạn phải có kiến thức, kỹ năng và lựa chọn các khoản đầu tư có khả năng sinh lời dài hạn.

4. Đã đến lúc lập kế hoạch tài chính dài hạn

Sau những diễn biến phức tạp của Covid-19, mọi người đã có nhận thức hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân và tích lũy tài sản để đề phòng những trường hợp xấu ngoài ý muốn. Những kiến thức và phương pháp quản lý tài chính cá nhân trong cuốn sách Hiểu về tài chính - Cẩm nang quản lý tài chính thông minh của Home Credit có thể sẽ hữu ích với bạn:

  • Pha cafe tại nhà hoặc công ty thay vì mua cafe trên đường đi làm và bỏ tiền lẻ vào ống heo để giảm chi phí biến đổi.
  • Lập bảng liệt kê chi tiêu và thường xuyên theo dõi lịch sử chi tiêu của bạn.
  • Tạo ra nhiều hơn một nguồn thu nhập và ưu tiên các nguồn thu nhập có thể phát triển bền vững.
Cuốn sách Hiểu về tài chính của Home Credit gợi ý những phương pháp hữu ích để quản lý tài chính cá nhân | Nguồn: Home Credit

Có thể thấy, nhu cầu được hưởng những tiện ích, sản phẩm hiện đại ngày càng tăng do sự phát triển của kinh tế, xã hội. Nhiều bạn trẻ không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn để chi trả những dịch vụ, đồ dùng đắt tiền để tự thưởng cho bản thân sau những giờ lao động vất vả. Để tránh bị áp lực về việc quản lý tài chính, các bạn trẻ nên lập ra kế hoạch chi tiêu và tuân thủ theo kế hoạch trong thời gian dài để có thể đạt được các mục tiêu bền vững trong tương lai.

Home Credit gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2008 và là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6.000 nhân viên, phục vụ hơn 15 triệu khách hàng trên toàn quốc trong suốt 15 năm qua.
Với cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững và thúc đẩy tài chính số toàn diện, Home Credit giúp người tiêu dùng làm chủ cuộc sống, sống vui như mong đợi và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.