On The Seas Với Jenni Trang Lê: Làm phim ở xứ Việt | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
06 Thg 11, 2020

On The Seas Với Jenni Trang Lê: Làm phim ở xứ Việt

Trong chuyên đề “On The Seas", chúng ta trò chuyện với Jenni Trang Lê, một người Mỹ gốc Việt đã sống ở Việt Nam trong 11 năm qua.
On The Seas Với Jenni Trang Lê: Làm phim ở xứ Việt

Nguồn: Cơ Nguyễn

Trong chuyên đề “On The Seas", chúng ta sẽ có dịp trò chuyện với cộng đồng Việt Kiều ở Việt Nam, những người có gốc rễ nối liền với đất nước sở tại, trong khi danh tính và cách nhìn cuộc sống của họ lại được quốc gia nơi họ sinh ra định hình.

Để mở màn chuyên đề này, Vietcetera ngồi xuống với Jenni Trang Lê, một người Mỹ gốc Việt đã sống ở Việt Nam trong 11 năm qua. Jenni lớn lên ở vùng ngoại ô thành phố Houston, bang Texas trong một khu dân cư chủ yếu là người da trắng. Chỉ đến khi cô chuyển đến California để theo học trường cấp 3 thì anh chị em họ của Jenni mới ‘mở cửa’ cho cô bước vào văn hóa Việt Nam.

Kể từ đó, Jenni bắt đầu tham gia vào rất nhiều hoạt động trong các cộng đồng người Việt hải ngoại. Con đường này cuối cùng dẫn cô đến với ngành điện ảnh ở Việt Nam, bắt tay vào sản xuất những phim như Lôi Báo (2017) và Bụi Đời Chợ Lớn (2013); cô cũng là nhà đồng sản xuất của Ròm, bộ phim đã giành giải thưởng xuất sắc tại Liên hoan phim Quốc tế Busan 2019. Gần đây, Jenni cũng vừa bắt đầu công việc mới ở cương vị Trưởng phòng Sản xuất tại công ty giải trí số POPS Worldwide.

Chị đã đến với ngành điện ảnh Việt Nam như thế nào? Con đường sự nghiệp từ đó đến nay của chị ra sao?

Tôi từng muốn trở thành một người biểu diễn thơ nói (spoken word poetry) nhưng duyên số lại đưa đẩy tôi đến với phim ảnh. Vào năm 1999, tôi tham gia vào một đoàn kịch Mỹ gốc Việt tên là Club O’ Noodles, bao gồm những thế hệ Việt Kiều chuyển đến Mỹ khi còn nhỏ hay sinh ra ở Mỹ. Ở đó, tôi đã gặp Hàm Trần, người dẫn tôi vào con đường điện ảnh với vị trí trợ lý sản xuất. Đến năm 2015, khi đang làm việc với Charlie Nguyễn ở Vanson Entertainment, anh ấy ngỏ lời hỏi tôi đến Việt Nam làm Trợ lý Đạo diễn đầu tiên cho anh trong phim Dòng máu anh hùng.

Vốn có thể sử dụng cả hai ngôn ngữ cũng như đã từng làm việc ở cả Mỹ và Việt Nam, tôi bắt đầu nhận được rất nhiều cơ hội, và thường công tác qua lại giữa Los Angeles (LA) và Việt Nam mỗi năm từ một đến hai lần. Khi Jimmy Nghiêm Phạm, giám đốc hãng phim Chánh Phương mời tôi đến Việt Nam để làm nhà sản xuất nội bộ cho anh trong một năm, tôi liền nghĩ tại sao không chứ! Obama vừa đắc cử Tổng thống và tôi cảm thấy thế cục nước Mỹ khi ấy đang xoay theo chiều hướng tốt.

Một năm đó trở thành 11 năm rưỡi khi tôi nhanh chóng nhận ra Việt Nam là mảnh đất màu mỡ giàu cơ hội đến nhường nào. Có một sự thỏa mãn khó tả khi tôi được làm việc bằng tiếng mẹ đẻ với những người đồng bào. Tôi không dám nói rằng tất cả những phim tôi làm đều phải được giải Oscar, nhưng chúng đều mang những thông điệp mà tôi có thể tự tin quảng bá.

Một năm đoacute trở thagravenh 11 năm rưỡi khi tocirci nhanh choacuteng nhận ra Việt Nam lagrave mảnh đất magraveu mỡ giagraveu cơ hội đến nhường nagraveo Nguồn Cơ Nguyễn
Một năm đó trở thành 11 năm rưỡi khi tôi nhanh chóng nhận ra Việt Nam là mảnh đất màu mỡ giàu cơ hội đến nhường nào. | Nguồn: Cơ Nguyễn

Lớn lên trong một khu dân cư da trắng ở Texas và chỉ kết nối lại với gốc gác Việt sau này khi đã lớn, trải nghiệm đã định hình danh tính Việt Kiều của chị như thế nào?

Trước nhất, cụm từ “Việt Kiều" là để chỉ những người Việt hải ngoại hồi hương: họ lớn lên ở Việt Nam, rời đi, và sau đó quay trở lại. Tôi nghĩ về mình như một người “Mỹ gốc Việt" nhiều hơn – một người dân Mỹ với gốc gác Việt ăn sâu.

Chuyến đến Việt Nam đã giúp tôi hiểu cha mẹ mình tốt hơn. Khi còn niên thiếu, tôi rất gần gũi với ông bà ngoại nhưng hầu như không biết gì về văn hóa của mình. Cộng đồng lưu dân Việt đôi lúc khá chia rẽ: với những thế hệ lớn tuổi, bạn hoặc theo hay không theo một lý tưởng nào đó. Tôi nghĩ rằng việc luôn phải ‘móc ngoặc' giữa những khoảng cách thế hệ khiến nhiều người trẻ cảm thấy bức bối và căng thẳng.

Tôi tin rằng có hai kiểu gia đình di dân: hoặc là bạn được dạy phải phân biệt rõ phe nào đúng phe nào sai, hoặc bạn được dạy rằng chiến tranh đã kết thúc rồi, và bạn nên cố gắng học hành để trở nên thành đạt, đừng sống tiếp trong quá khứ. Gia đình tôi là kiểu thứ hai vậy.

Tôi chuyển đến California năm 14 tuổi để sống với gia đình bên nội, những người có công ‘Việt hóa’ tôi: tôi được mặc áo dài, học múa quạt, ... Quá trình Việt hóa này tiếp diễn đến khi tôi theo học Đại học California, Los Angeles (UCLA) và bắt đầu học các lớp về người Mỹ gốc Á.

Và khi tôi vừa mới bắt đầu định hình danh tính như một cá nhân thiểu số đấu tranh để cất tiếng nói chống lại nhóm da trắng đa số ở Hoa Kỳ, thì tôi lại bứng rễ đến Việt Nam nơi mọi người coi tôi là … người Mỹ. Nhưng với tôi đó là một trải nghiệm lý thú: nó không những tạo cảm hứng cho việc viết thơ văn mà còn khiến tôi trở thành một con người toàn diện hơn. Tôi cũng chọn cho mình một hình xăm chú voi xếp giấy origami để nhắc mình luôn nhớ về con đường mình đã chọn đi (vì người ta nói loài voi thì nhớ dai).

Nhưng với tocirci đoacute lagrave một trải nghiệm lyacute thuacute noacute khocircng những tạo cảm hứng cho việc viết thơ văn magrave cograven khiến tocirci trở thagravenh một con người toagraven diện hơn Nguồn Cơ Nguyễn
Nhưng với tôi đó là một trải nghiệm lý thú: nó không những tạo cảm hứng cho việc viết thơ văn mà còn khiến tôi trở thành một con người toàn diện hơn. | Nguồn: Cơ Nguyễn

Chị nghĩ thế nào về vị trí của mình như một người phụ nữ Việt Kiều trong ngành điện ảnh? Danh tính đó có ảnh hưởng thế nào đến việc thăng tiến trong sự nghiệp cá nhân cũng như hình ảnh của cộng đồng người Việt hải ngoại?

Khi mới đến đây, tôi thường được thiên vị vì là người Mỹ, nhưng tôi nhanh chóng cho mọi người thấy rõ là tôi đến đây để cùng học và phát triển. Là một người Việt Kiều, hẳn nhiên những điểm trừ của tôi bởi óc hài hước hơi lạ lẫm hay cách giao tiếp khác biệt. Tôi lúc nào cũng trong tâm thế cải thiện chính mình, nhưng chất giọng pha tạp hay cách tôi suy nghĩ cảm nhận thì có lẽ sẽ không bao giờ mất đi.

Vì Việt Nam vốn theo chế độ mẫu hệ trước khi chuyển qua phụ hệ, người phụ nữ rất được coi trọng trong ngành điện ảnh, và thực tế thì đa phần các hãng phim lớn ở đây đều do nữ giới ‘cầm quyền'.

Trước năm 1975, ngành phim truyện ở Việt Nam hết sức phát triển, và chúng ta được biết đến với cái tên “Hòn ngọc Viễn Đông". Nhưng sau chiến tranh, mọi thứ đều cần được xây dựng lại. Khi tôi đến đây lần đầu vào năm 2009, trung bình một năm Việt Nam chỉ sản xuất được dưới 10 phim nhựa – một con số vô cùng thấp. Giờ đây chúng ta đã chạm tới con số hơn 60 phim một năm.

Trước kia, chỉ cận Tết mới có phim mới ra rạp. Bây giờ thì cứ mỗi tháng lại có phim mới được khởi chiếu. Vì thế, tôi luôn tin rằng định mệnh và dòng thời cuộc đã mang tôi đến với Sài Gòn, để tôi được lớn lên và phát triển từng bước với cộng đồng điện ảnh nơi đây.

Tính đến nay, tôi đã sản xuất được 14 bộ phim nhựa, bên cạnh hàng loạt các video ca nhạc (MV), phim tài liệu, và quảng cáo - một con số khá ‘khùng' trong khoảng thời gian 11 năm rưỡi! Và thật tuyệt vời khi được chứng kiến các thế hệ trẻ dấn bước tiếp nối, với khí thế hừng hực, tinh thần lạc quan, óc sáng tạo, và tài năng. Tôi cảm thấy như một người đàn chị vậy!

Vigrave Việt Nam vốn theo chế độ mẫu hệ trước khi chuyển qua phụ hệ người phụ nữ rất được coi trọng trong ngagravenh điện ảnh vagrave thực tế thigrave đa phần caacutec hatildeng phim lớn ở đacircy đều do nữ giới lsquocầm quyền Nguồn Cơ Nguyễn
Vì Việt Nam vốn theo chế độ mẫu hệ trước khi chuyển qua phụ hệ, người phụ nữ rất được coi trọng trong ngành điện ảnh, và thực tế thì đa phần các hãng phim lớn ở đây đều do nữ giới ‘cầm quyền'. | Nguồn: Cơ Nguyễn

Công ty của chị đồng sản xuất Ròm, một bộ phim gây nhiều tranh cãi nhưng cũng là bộ phim Việt đầu tiên thắng giải xuất sắc ở Liên hoan phim Quốc tế Busan năm 2019. Chiến thắng này có ý nghĩa gì với đất nước?

Một trong các sứ mệnh của công ty truyền thông EAST Films là tiếp sức cho thế hệ các nhà làm phim trẻ ở Việt Nam. Thành công của Ròm đã trở thành nguồn cảm hứng cho mọi người. Đạo diễn Trần Thanh Huy bỏ ra 8 năm trời để quay, nhiều lần phải tạm ngưng vì tiền hết và anh cần phải chuyển sang các dự án quảng cáo để xoay thêm vốn và tiếp tục trở lại bấm máy. HK Films, một xưởng sản xuất phim có tiếng, là đơn vị hỗ trợ chủ yếu cho Huy, cùng với EAST Films, đặc biệt là Bảo Nguyễn, người đã góp tay vào phần hậu kỳ.

Dù thành công trong nước của Ròm đã là một chiến thắng đầy ngạc nhiên (vì đây là một bộ phim độc lập theo đúng nghĩa và hoàn toàn không có “minh tinh màn bạc" nào trong dàn diễn viên), nhưng chính giải thưởng ở Busan mới là cú thúc tạo động lực đưa bộ phim đến với ánh sáng vinh quang.

Đối với công chúng quốc tế vốn đã quen với hình ảnh Việt Nam qua những cánh đồng lúa, chiến tranh, hay sự phát triển hào nhoáng, nội dung của Ròm là một cái nhìn mới và táo bạo về cuộc sống hè phố thành thị, nơi những tòa chung cư cũ đang dần bị các chủ đầu tư lớn mua lại. Ròm chỉ ra cho thế giới về một kho tàng những câu truyện Việt Nam vẫn đang chờ được kể.

Rogravem chỉ ra cho thế giới về một kho tagraveng những cacircu truyện Việt Nam vẫn đang chờ được kể Nguồn Cơ Nguyễn
Ròm chỉ ra cho thế giới về một kho tàng những câu truyện Việt Nam vẫn đang chờ được kể. | Nguồn: Cơ Nguyễn

Chị có lời khuyên nào cho những người trẻ muốn theo đuổi hay chuyển ngạch sang ngành điện ảnh không?

Tôi sẽ khuyên các bạn nên thử chân trợ lý sản xuất, thực tập sinh, hay chạy việc cho thật nhiều dự án để có trải nghiệm làm việc đa dạng trong phim trường. Các bạn hãy thử xem khâu nào hay phòng ban nào thu hút mình nhất. Dù bạn thích khâu viết kịch bản, hậu kỳ (vfx, hay âm thanh), hoặc tiếp thị (marketing), điều quan trọng là bạn cần phải có trải nghiệm trực tiếp nơi phim trường.

Ngành điện ảnh Việt Nam có tinh thần ‘tương thân tương ái' rất cao. Chúng tôi luôn hỏi thăm và hỗ trợ lẫn nhau, và ai ai cũng đều tìm kiếm những tài năng mới. Bạn chỉ cần tìm đến chúng tôi và gõ cửa. Hãy kiên nhẫn. Chịu khó làm việc ‘không lương' thì bạn sẽ được học ‘không mất phí'. Thử sức ở nhiều nơi và rồi bạn sẽ tìm thấy nơi phù hợp nhất dành cho mình.

Tocirci sẽ khuyecircn caacutec bạn necircn thử chacircn trợ lyacute sản xuất thực tập sinh hay chạy việc cho thật nhiều dự aacuten để coacute trải nghiệm lagravem việc đa dạng trong phim trường Nguồn Cơ Nguyễn
Tôi sẽ khuyên các bạn nên thử chân trợ lý sản xuất, thực tập sinh, hay chạy việc cho thật nhiều dự án để có trải nghiệm làm việc đa dạng trong phim trường. | Nguồn: Cơ Nguyễn