Quản lý lương tháng: Làm sao cho đỡ nhọc? | Vietcetera
Billboard banner
16 Thg 12, 2021
Tài Chính Cá Nhân

Quản lý lương tháng: Làm sao cho đỡ nhọc?

Ngày lương về, vui đấy nhưng sau đó sao lại ngàn nỗi lo?
Quản lý lương tháng: Làm sao cho đỡ nhọc?

Timo

Người có kinh nghiệm quản lý tài chính thường quản lý tiền lương thành công. Nhưng người quản lý lương tháng thành công, chưa chắc cần kinh nghiệm dày dặn. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Hãy cùng Vietcetera điểm qua các hình thức quản lý lương tháng phổ biến hiện nay để tìm ra câu trả lời nhé!

titleTimo Timo
Bạn đang áp dụng phong cách quản lý nào cho lương tháng? | Nguồn: Pexels

Quản lý kiểu ‘YOLO’

Tương tự như tên gọi, quản lý kiểu YOLO không yêu cầu bạn nghĩ quá nhiều vì “cần gì thì hãy tiêu nấy”. Đây là kiểu quản lý đơn giản nhất khi gần như không đòi hỏi kỹ năng nào đặc biệt và tạo sự tự do tối đa cho người áp dụng.

Nhưng cũng vì thế, đây là kiểu quản lý có rủi ro nhất.

Lý do là vì người chọn phong cách quản lý kiểu này thường không có thói quen tạo lập kế hoạch (quản lý) tài chính. Hoặc giả sử nếu có, cũng khó lòng bám sát các kế hoạch đặt ra vì tính tuỳ hứng từ khoản chi tiêu hằng ngày (mua cafe, mua đồ ăn vặt…) hoặc tác động từ những khoản chi “trên trời rơi xuống” (phí sửa chữa, mua sắm khi đi dạo…).

Ngoài ra, quản lý kiểu YOLO cũng thu hẹp cả những cơ hội đầu tư của bạn. Khi các khoản chi không ổn định, bạn cũng khó có thể tham gia các kênh đầu tư mới vì nguồn vốn hẹp hoặc khó kiểm soát, dẫn đến khả năng sinh lời từ thu nhập bị hạn chế tối đa.

Nhìn chung, nếu không phải là tuýp người có tài chính dư dả đến mức “xài tiền không cần nghĩ”, quản lý kiểu YOLO không phải một hình thức quản lý hiệu quả dành cho bạn.

titleTimo Timo
Kế hoạch dùng lương tháng cũng có thể gay cấn và hồi hộp như phim dài tập | Nguồn: Shutterstock

Quản lý kiểu có kế hoạch thủ công

Khác với kiểu YOLO, phong cách quản lý này có ưu điểm là giúp việc quản lý lương tháng của bạn gọn gàng, rõ ràng hơn. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát tốt hơn các khoản chi tiêu hoặc tiết kiệm từ lương tháng.

Song, kiểu quản lý này cũng không hề “dễ tiêu hoá” với tất cả mọi người.

Cụ thể, để áp dụng hình thức quản lý này hiệu quả nhất, người áp dụng phải có tính kỷ luật (bản thân) và có thói quen ghi chép chi tiêu hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ riêng việc tính toán, liệt kê chi tiêu mỗi cuối ngày cũng đã là nỗi ám ảnh với nhiều người - nhất là đối tượng sợ tính toán (mathematical anxiety) hoặc mắc các chứng sợ số (arithmophobia).

Quản lý kiểu có kế hoạch phiên bản “số”

Kiểu này tương tự như quản lý có kế hoạch thủ công, chỉ khác là lúc này việc quản lý lương tháng đã được “lên đời” nhờ công nghệ. Nhờ đó, ngoài các ưu điểm như phiên bản thủ công, phiên bản số của kiểu quản lý theo kế hoạch có phần tiện dụng hơn khi có thể truy cập bằng các thiết bị cầm tay và đơn giản hơn khi bạn cần tính toán (nhiều thao tác tính toán có thể được tự động)

Đáng nói là, ngay cả khi có những trợ lực từ công nghệ, hạn chế của kiểu quản lý theo kế hoạch vẫn còn đó. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến phần lớn người dùng của các ứng dụng (app) quản lý tài chính cá nhân “nghỉ” dùng sau một thời gian ngắn sử dụng.

Lý do là vì hầu hết ứng dụng quản lý điện tử hiện nay vẫn yêu cầu người dùng nhập liệu thủ công các số liệu và các kế hoạch chi tiêu. Nói cách khác, nếu bạn đã là người không quen dùng sổ chi tiêu hoặc không chịu ghi chép thì khi ngay cả khi dùng các ứng dụng cũng sẽ vô ích.

Công nghệ giải cứu tiền lương như thế nào?

Nhìn chung, các kiểu quản lý tiền lương phổ biến đều tồn tại những ưu-nhược khác nhau. Song điều này không có nghĩa những giải pháp giúp người dùng “nhẹ đầu”, tối ưu hơn không tồn tại.

Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện các ứng dụng quản lý tài chính có khả năng tối ưu trải nghiệm người dùng nhờ tính tự động cao và khả năng liên kết với tài khoản ngân hàng ở nước sở tại.

Cơ chế quản lý của các ứng dụng này cũng khá dễ hiểu. Mỗi khi lương về hàng tháng, số tiền này sẽ được tự động chia vào các quỹ chi tiêu (quỹ ăn uống, quỹ mua sắm, quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư…) theo kinh phí bạn lên kế hoạch từ trước (trong app). Cứ mỗi lần dùng cho dịp gì, bạn chỉ cần sử dụng tiền trong quỹ tương ứng. Việc tính toán, khấu trừ sẽ được cập nhật trực tiếp mỗi lần chi tiêu.

Điều này tương tự như việc bạn sở hữu riêng cho mình một “kế toán viên” theo sau mỗi lần chi tiêu, vừa ghi chép chi tiêu, vừa đưa ra những khuyến nghị, cảnh báo nếu bạn chi cận hoặc vượt hạn mức đặt ra.

Còn tại Việt Nam, những ứng dụng “lý tưởng” này vẫn chưa thật sự phổ biến vì nhiều lý do, đơn cử như việc không thể liên kết với tài khoản ngân hàng trong nước do các quy định về an ninh, bảo mật. Tuy nhiên, “trong rủi lại có may”, chính những hạn chế này lại là tiền đề tốt để các ứng dụng quản lý tiền lương trong nước tìm hướng phát triển, tiệm cận với thế giới hướng đến cải thiện trải nghiệm người dùng Việt.

Đi đầu trong xu thế thế này, nền tảng ngân hàng điện tử Timo gần đây đã giới thiệu thêm tính năng mới mang tên Goal Save.

titleTimo Timo
Tiết kiệm đa sổ chỉ với vài nút chạm, tại sao không? | Nguồn: Timo

Goal Save là gì?

Nói một cách đơn giản, bên cạnh việc sở hữu các tính năng cơ bản về quản lý chi tiêu (ở app) thường thấy và tính năng liên kết với tài khoản ngân hàng trong nước, Goal Save còn giúp bạn tối ưu việc quản lý nhờ khả năng tự động chia lương tháng vào các quỹ chi tiêu mà bạn lên kế hoạch - một khả năng chưa tìm thấy sản phẩm tương tự tại thị trường Việt Nam.

Với Goal Save của Timo, tiền lương hàng tháng sẽ tự động nằm trong các quỹ với hạn mức bạn tuỳ chọn. Bạn muốn tiêu tiền trong quỹ nào thì chỉ cần 1 thao tác rút tiền trong quỹ đó ra. Việc này giúp bạn giảm đi một khoản thời gian lớn dành cho việc chuyển tiền thủ công vào các quỹ chi tiêu mỗi tháng. Đồng thời, bạn sẽ biết chính xác mình đã tiêu bao nhiêu tiền trong quỹ nào, mà ko cần phải mắc công ghi chép gì cả.

Điều này cũng đồng nghĩa sẽ không còn những chuyện bạn lỡ tiêu quá nhiều tiền vào chuyện săn sale (mà không chú ý) để rồi không còn đủ tiền thỏa mãn thú vui du lịch, đành phải nhịn hoặc vướng vào vòng xoáy vay mượn.

titleTimo 1 Timo 1
Với Goal Save, tiền lương hàng tháng sẽ tự động nằm trong các quỹ với hạn mức bạn tuỳ chọn.

Bạn Hà My (26 tuổi) - nhân viên truyền thông, một người dùng thử tính năng Goal Save của Timo trong nhiều tháng chia sẻ: “Sướng nhất là sau khoảng 4-5 tháng dùng Goal Save, mình giảm hẳn nhiều khoảng thời gian tính toán (thứ làm mình rất lười). Bên cạnh đó, nhờ việc có thể theo dõi sát biến động chi tiêu ở các quỹ, mình đã để dành đủ tiền để mua được chiếc iMac M1 mà không cần phải trả góp hay quẹt thẻ tín dụng - điều mà trước đây chưa bao giờ làm được”

Nhìn chung, việc xuất hiện các trợ thủ công nghệ như các tính năng mới từ Timo đã giúp việc quản lý lương tháng “phong cách ăn bánh” phổ biến hơn, giúp nhiều người nhẹ đầu hơn vào những ngày lương về. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm gợi ý để chi tiêu lương tháng không “đánh trận”, thay vào đó là những “miếng bánh” dễ dàng.

Bạn có thể trải nghiệm app Timo tại đây.