Tương lai ngành Hospitality Việt Nam: Dự đoán cho năm 2021 | Vietcetera
Billboard banner
17 Thg 11, 2020
Kinh DoanhXu Hướng Kinh Doanh

Tương lai ngành Hospitality Việt Nam: Dự đoán cho năm 2021

Mauro Gasparotti, Giám đốc - Savills Hotels APAC, chia sẻ về sức bậc của ngành hospitality cũng như những xu hướng đáng chú ý trong thời gian tới.

Tương lai ngành Hospitality Việt Nam: Dự đoán cho năm 2021

Đà Nẵng, Việt Nam. | Nguồn: Unsplash.

Tại Savills - tập đoàn cung cấp các dịch vụ bất động sản hàng đầu trên thế giới, ban hospitality (dịch vụ – lữ hành – nhà hàng khách sạn) có một trọng trách to lớn. Đó là đưa ra lời khuyên về loại hình khách sạn (ở phạm vi toàn cầu) đáng để cân nhắc đầu tư cho khách hàng của mình, bất kể khách hàng đang sở hữu danh mục đầu tư đơn lẻ hay cả một portfolio khổng lồ. 

Anh Mauro Gasparotti, Giám đốc - Savills Hotels APAC, là người chịu trách nhiệm cho việc phát triển kinh doanh trong khu vực. Hơn thế, anh còn có thâm niên trong lĩnh vực đầu tư khách sạn, tư vấn, nghiên cứu khả thi (feasibility studies), phân tích dòng tiền, phân tích thị trường, tư vấn các dự án và lựa chọn đơn vị vận hành. 

Đội ngũ Savills Nguồn Savills
Đội ngũ Savills. | Nguồn: Savills.

Gặp anh tại hội thảo “Meet the Expert", được tổ chức bởi Savills Hotels APAC, để đo lường sức bậc của ngành hospitality cũng như những xu hướng đáng chú ý trong thời gian tới. 

Anh có thể chia sẻ về công việc của mình? Savills Hotels APAC đóng vai trò gì trong việc tạo điều kiện tăng trưởng cho ngành hospitality tại Việt Nam?

Savills Hotels là một thành viên của Savills Group, chuyên môi giới và tư vấn trong ngành hospitality. Savills Hotels tại Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ 4 năm trước, sau khi Savills Hong Kong mua lại công ty mà tôi sáng lập, Alternaty - một đơn vị tư vấn hospitality nổi tiếng.  

Mục tiêu của Savills Hotels là tạo ra một trung tâm tư vấn có trụ sở tại Việt Nam, tư vấn về hospitality cho các quốc gia láng giềng và trực tiếp làm việc với đội ngũ tại Savills Hotel Singapore, vốn chuyên về môi giới khách sạn.  

Anh Mauro Gasparotti Giám đốc Savills Hotels APAC Nguồn Savills
Anh Mauro Gasparotti, Giám đốc - Savills Hotels APAC. | Nguồn: Savills.

Hiện Việt Nam là nơi đội ngũ hoạt động chăm chỉ nhất, vì quốc gia này có tiềm năng khai thác các dự án khách sạn (hotel pipelines) lớn nhất tại châu Á.  

Ở giai đoạn đầu, chúng tôi cung cấp các giải pháp hỗ trợ lên kế hoạch dự án và hướng dẫn sử dụng diện tích bất động sản một cách tối ưu nhất, các lựa chọn phát triển dự án, ước lượng vốn đầu tư, định vị phân khúc cho khách sạn và khu dân cư có thương hiệu (branded residences). Đối với các nhà phát triển mới trong lĩnh vực hospitality, chúng tôi mang đến một gói giải pháp toàn diện: tổng quan thị trường, xu hướng tương lai, cơ hội tại Việt Nam, các bí quyết khi lên kế hoạch cũng như các lỗi cần tránh.  

Thông thường, công việc tư vấn của chúng tôi diễn ra trước cả khi kiến trúc sư, người quản lý kế hoạch tổng thể và đơn vị vận hành khách sạn chính thức tham gia dự án. Ở các giai đoạn sau, chúng tôi hỗ trợ đơn vị vận hành tuyển chọn thương hiệu đối tác. Gần đây, chúng tôi bắt đầu cung cấp loại hình hỗ trợ tại giai đoạn vận hành bằng cách giúp chủ khách sạn kiểm soát chi phí vận hành và quản lý truyền thông với các công ty quản lý quốc tế. 

Để trải nghiệm các dịch vụ của Savills, tôi gợi ý bạn đăng ký một trong các sự kiện networking (online hoặc trực tiếp) mà chúng tôi tổ chức. “Oscar Night" - sự kiện networking tổ chức hằng tháng; “Espresso Shot” - phỏng vấn online với các chuyên gia; và sự kiện “Meet The Experts” - hội thảo về khách sạn lớn nhất tại Việt Nam, và là một trong những sự kiện lớn nhất Đông Nam Á. 

Từ hội thảo “Meet the Expert”, những điểm đáng lưu tâm về ngành hospitality trong thời gian tới là gì?

 “Meet The Experts” là series hội thảo uy tín về khách sạn, bao gồm cả hoạt động networking. Đây là nơi các chuyên gia đầu ngành chia sẻ về xu hướng và các chủ đề chuyên ngành. Hội thảo được tổ chức gần đây nhất tại InterContinental Saigon Hotel chứng kiến sự có mặt của 20 diễn giả, 500 người tham dự trực tiếp và hơn 200 người tham dự trực tuyến. 

Nguồn Savills
Nguồn: Savills

Dưới đây là một vài chia sẻ về “Việt Nam 2021" mà chúng tôi hy vọng sẽ giúp các chủ doanh nghiệp, các nhà phát triển và các chuyên gia trong lĩnh vực tìm ra hướng đi đến thành công trong vòng hai năm sắp tới: 

  • Thị trường hospitality quốc tế đang dần hồi phục, nhưng các quốc gia sẽ duy trì tình trạng phụ thuộc lớn vào nhu cầu du lịch nội địa vì lượng khách du lịch quốc tế được dự đoán cần khoảng 3-4 năm để trở lại đà tiền-COVID. 
  • Tiềm năng phục hồi của Việt Nam là khả quan, nhờ vào nhiều yếu tố: ở gần các quốc gia nơi đại dịch được kiểm soát tốt và người dân tại các quốc gia này được dự đoán sẽ sớm du lịch trở lại; thị trường du lịch nội địa vững mạnh chiếm 82.5% tổng số chuyến du lịch trong năm 2019; và khoảng 8,6 triệu chuyến du lịch outbound (chuyến du lịch khám phá một đất nước nào đó trong khoảng thời gian ngắn) được thực hiện bởi người Việt Nam năm 2018. 
  • Việt Nam hiện được biết là một điểm đến an toàn nhờ chính phủ xử lý bệnh dịch rất tốt, nghĩa là du khách quốc tế sẽ có xu hướng chọn đến du lịch tại Việt Nam thay vì các quốc gia khác. 
  • Trung Quốc, với tỷ lệ sử dụng phòng là hơn 60%, đã trở thành thước đo cho việc khai thác nhu cầu du lịch trong nước để hoà vốn. 
  • Các phương án tiết kiệm chi phí là điều hiển nhiên nếu các khách sạn muốn duy trì tình trạng sống sót, nhưng các phương án này cần được tính toán chặt chẽ, bởi mỗi khách sạn sẽ có một mô hình kinh doanh, định vị thương hiệu, vị trí và đối tượng khách hàng khác nhau. 
  • Khách sạn tại các thành phố, vốn phụ thuộc vào khách du lịch nước ngoài, chịu nhiều ảnh hưởng hơn các địa điểm du lịch như Hồ Tràm, Hạ Long, Đà Lạt cũng như các điểm du lịch có thể di chuyển bằng đường bộ từ các thành phố lớn. 
  • Nhìn chung, các chuyên gia vẫn lạc quan cho rằng thời điểm hiện tại là lúc để khách sạn đào tạo nhân viên trở nên đa năng hơn, nhằm chuẩn bị cho một tương lai khi mà các đội ngũ trở nên tinh gọn hơn. 
  • Thiết kế quy trình - công đoạn thường bị bỏ quên khi lên kế hoạch - là chìa khoá để thành công. Các dự án xanh và bảo vệ di sản đang ngày càng trở nên phổ biến, cộng thêm giá trị vào toàn bộ trải nghiệm của khách. 


2021 đang cận kề, theo anh, liệu chúng ta có gặp phải rào cản nào trên đường hồi phục?

Toàn ngành sẽ nhớ đến 2020 như một năm cay đắng. Sau nhiều năm phát triển mạnh mẽ, năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 70% khiến toàn ngành du lịch điêu đứng. Việc cắt giảm nhân lực như một giải pháp ngắn hạn cũng sẽ tác động đến tốc độ hồi phục về lâu về dài, vì một vài nhóm ngành cần phải xây dựng lại. 

Chúng tôi tự tin rằng Việt Nam có cơ hội tốt để mở cửa lại vào năm 2021 với Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan - các quốc gia chiếm hơn 60% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.  

Nhưng du lịch sẽ trở nên đắt đỏ hơn vì giá các chuyến bay quốc tế dao động dựa trên ghế còn trống và các vé đã đặt trước. Thêm vào đó, các khách sạn và resort hiện có tại Việt Nam sẽ cảm thấy áp lực trước số lượng lớn các dự án dự kiến khai trương vào năm 2021 (đa phần do hoãn khai trương năm 2020).  


Tình trạng phục hồi hoàn toàn chỉ khả thi khi khách du lịch cảm thấy an toàn để du lịch trở lại. Các chuyến công tác có thể sẽ mất lâu hơn vì các doanh nghiệp thắt chặt chi phí, thay vào đó họ lựa chọn hình thức họp trực tuyến thay vì trực tiếp. 

Một vài xu hướng được chia sẻ tại hội thảo khiến anh lưu tâm nhất.

 Ngành hospitality đã chứng kiến sức tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào các xu hướng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu tôi đã giải thích trong phần thuyết trình. Chúng ta thay đổi từ việc đánh giá khách sạn bằng “sao” sang phân loại theo: wellness resort (nghĩ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khoẻ), design-oriented (chú trọng thiết kế), poshtel (nhà nghỉ sang trọng), select-service (giới hạn dịch vụ), senior living (nhà cho lãnh đạo cấp cao), branded residences,... Đặc biệt tại Việt Nam, khái niệm du lịch xa xỉ đang được định hình lại, như cách Sonu Shivdasani trình bày trong phần thuyết trình của mình. 


Điều này đi liền với một xu hướng đang lên là “tìm kiếm trải nghiệm", đây là cơ hội để tạo ra giá trị từ loại hình F&B nội bộ, spa, các yếu tố thiết kế và tính năng bền vững. 

 Và chúng ta cũng nhìn thấy sự thay đổi to lớn trong việc marketing, ví dụ như khuyến khích khách chia sẻ trải nghiệm lưu trú của mình trên mạng xã hội. Hơn thế, khách sạn ngày càng ứng dụng nhiều công nghệ vào việc quản lý tất cả các khía cạnh của vận hành, khách lưu trú sẽ nhận được nhiều trải nghiệm cá nhân hoá hơn, vì các khách sạn có thể dự đoán và đáp ứng nhu cầu của họ.

Một xu hướng đáng đề cập là sự lên ngôi của các khách sạn có dịch vụ giới hạn, vì họ có thể nhanh chóng chuyển hướng sang phục vụ thị trường trong nước khi khách quốc tế giảm, và các khách sạn ở quy mô boutique, IHG cho biết: 


Đâu là cơ hội tăng trưởng cho thương hiệu và các nhà phát triển bất động sản từ năm 2021 trở đi? 

Vẫn có một số cơ hội phát triển đáng cân nhắc tại Việt Nam. Sài Gòn và Hà Nội luôn trong tình trạng khan hiếm các bất động sản cao cấp, select service (4 sao) và limited service (3+) do giá thuê mặt bằng cao và tính phức tạp của việc phát triển bất động sản khách sạn so với các loại hình bất động sản khác.  

Một cơ hội khác nằm ở việc phát triển các khách sạn chú trọng về thiết kế để tạo ra yếu tố “wow", cũng như các mô hình chú trọng tính cộng đồng, ví dụ như dự án “The Standard" được trình bày tại sự kiện của chúng tôi. 


Chúng tôi cũng là một người hâm mộ lớn của các wellness resort. Wellness không chỉ về spa mà còn về các hoạt động thể chất, thân thiện với môi trường và bền vững. Ngày nay, wellness resort tại Việt Nam còn có yoga, các hoạt động chánh niệm và các chương trình detox,... dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia. 

Khu dân cư có thương hiệu, đặc biệt là tại các thành phố hạng nhất, mang đến cơ hội cho các nhà phát triển Việt Nam đang tìm cách giới thiệu các dịch vụ phong phú và cao cấp hơn. 

Những thương hiệu nào có triển vọng ghi dấu trong thời gian tới? 

Có rất nhiều lựa chọn thương hiệu, nhưng các nhà phát triển nên cẩn thận không nên vội khi đưa ra quyết định. Cân nhắc phù hợp và dành thời gian để thương lượng là vô cùng quan trọng để tránh các bất đồng về tầm nhìn dự án và/hoặc ngân sách. 

Trong những năm nay, thị trường đã thay đổi hoàn toàn, nên phân loại khách sạn bằng xếp hạng sao không còn phù hợp nữa. Những người dẫn đầu thị trường nhận biết được hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi và nhanh chóng ra mắt các thương hiệu mới, hướng đến từng nhóm khách hàng cụ thể, vì thế các sản phẩm phong cách sống, các thương hiệu boutique, dịch vụ siêu-cao-cấp, và các thương hiệu được xây dựng quanh bộ phận F&B và wellness. 

Tại Việt Nam, các thương hiệu phong cách sống rất lão luyện trong việc nắm bắt đối tượng millennial, đó là chiến lược tổng hoà giữa công nghệ tinh tế, ẩm thực, wellness và trải nghiệm cá nhân hoá.

Hãy theo dõi chúng tôi để đón đầu các xu hướng trong thời gian tới. 

Nguồn Savills
Nguồn: Savills