WisePass: Những bước chuyển tiếp để tăng trưởng mạnh mẽ | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
22 Thg 10, 2018

WisePass: Những bước chuyển tiếp để tăng trưởng mạnh mẽ

Gặp gỡ hai nhà sáng lập của WisePass và Conceptual Studio, Lâm Trần và Petr Jumar, để tìm hiểu về quá trình nâng cấp công nghệ và cải thiện thiết kế giao diện cho ứng dụng phong cách sống WisePass.

WisePass: Những bước chuyển tiếp để tăng trưởng mạnh mẽ

WisePass: Những bước chuyển tiếp để tăng trưởng mạnh mẽ

ConceptualStudio

Năm 2017, ngành kinh doanh thực phẩm – đồ uống (F&B) của Việt Nam đạt doanh thu lên đến hơn 90 triệu Đô la. Trong vòng bốn năm sắp tới, con số này được dự kiến là sẽ tăng gấp đôi. Không chỉ có F&B, lĩnh vực dịch vụ khách sạn cũng có sức tăng trưởng nổi trội tương tự, thu hút sự chú ý từ phía các nhà đầu tư quốc tế.

Giữa sự sục sôi của thị trường, founder kiêm CEO Lâm Trần vẫn nhận thấy có một “khe hở” – đó là một dịch vụ định kỳ cho phép người dùng được thưởng thức miễn phí một chai rượu, một bữa ăn trưa, hay một dịch vụ giải trí bất kỳ. Vì lý do đó, Lâm bắt đầu nghiên cứu và ra mắt ứng dụng phong cách sống WisePass. Không như những ứng dụng phong cách sống khác, chủ yếu tập trung vào hình thức ưu đãi cho một dịch vụ cố định, WisePass là nơi người dùng có thể tìm thấy muôn vàn lựa chọn đến từ các dịch vụ khác nhau, và được tích hợp trong một ứng dụng duy nhất.

Sau ba năm thành lập và ấn định mô hình sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, WisePass đã sẵn sàng để chinh phục thử thách tiếp theo trong hành trình xây dựng thương hiệu của mình: nâng cấp công nghệ và cải thiện thiết kế giao diện. Đồng hành trong chặng đường này cùng WisePass là Conceptual Studio, đội ngũ sáng tạo chịu trách nhiệm tái thiết kế toàn bộ ứng dụng.

Hai nhagrave saacuteng lập của WisePass vagrave Conceptual Studio Lacircm Trần vagrave Petr Jumar trograve chuyện về thiết kế mới của WisePass sizesmaxwidth 1800px 100vw 1800px
Hai nhà sáng lập của WisePass và Conceptual Studio, Lâm Trần và Petr Jumar, trò chuyện về thiết kế mới của WisePass.

Cùng gặp gỡ hai nhà sáng lập của WisePass và Conceptual Studio, Lâm Trần và Petr Jumar, để tìm hiểu rõ hơn về bước chuyển tiếp để tăng trưởng mạnh mẽ hơn của các startup.

WisePass là gì? Và kể từ lúc nào mà anh khám phá ra “khe hở” tiềm năng trên thị trường để WisePass có thể chiếm lĩnh?

WisePass là một ứng dụng phong cách sống cho phép người dùng đăng ký với suất cước đồng loạt mỗi tháng là 300 Đô la. Với số tiền đó, khách hàng có thể tận hưởng nhiều dịch vụ khác nhau như một chai rượu, một bữa ăn đẳng cấp, vé xem phim, tách cà phê, hay chăm sóc tóc, và tham dự sự kiện…

Đó là mô tả ngắn gọn cho các sản phẩm mà WisePass có thể cung cấp ở thời điểm hiện tại. Không chỉ gói gọn ở dịch vụ khách sạn, hay nhà hàng, quán bar, WisePass còn là đối tác của các rạp chiếu phim, salon chăm sóc tóc, chuỗi cà phê và rất nhiều dịch vụ khác. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho khách hàng thật nhiều lựa chọn đẳng cấp ở các ngành hàng dịch vụ khác nhau.

Giao diện mới được taacutei thiết kế của WisePass sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Giao diện mới được tái thiết kế của WisePass.

Chúng tôi bắt đầu nhận thấy “khe hở” này vài năm trở lại đây, khi mà thị trường ở thời điểm bùng nổ nhưng lại không có bất cứ ứng dụng nào cho phép người dùng tiếp cận với nhiều sản phẩm khác nhau dưới cùng một tài khoản. Thẻ khách hàng, ở thời điểm bấy giờ, chỉ có hiệu lực tại một hay địa điểm hay nhiều lắm là một chuỗi.

Nói một cách ngắn gọn, WisePass bắt nguồn từ nhu cầu cần có một ứng dụng tích hợp tất cả các dịch vụ có thể làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, và được liên kết với các doanh nghiệp có liên quan đến những nhu cầu đó.

Anh có thể chia sẻ một số trở ngại mà mình từng gặp phải trong quá trình thiết lập thương hiệu được không?

Trở ngại thì vô vàn. Nhưng thách thức đầu tiên và cũng là lớn nhất mà chúng tôi từng phải đối mặt là làm thế nào để thuyết phục các doanh nghiệp cùng tham gia vào hệ thống để cung cấp dịch vụ đa dạng cho người dùng. Trong lúc đợi các doanh nghiệp gật đầu đồng ý, chúng tôi đã đánh liều ra mắt với chỉ năm địa điểm, bao gồm the Society và Piu Piu.

Sau đó, các thương hiệu cũng đồng ý gia nhập ứng dụng mặc dù chúng tôi vẫn còn rất mới. Có khá nhiều chủ doanh nghiệp chấp nhận ký kết hợp đồng với kỳ vọng sẽ thu hút được một lượng lớn người dùng ngay khi vừa ra mắt, nhưng đó là điều mà ngay cả chúng tôi cũng không thể đảm bảo – thật sự là rất khó để dung hòa giữa kỳ vọng và thực tế.

Lacircm Trần trước một đối taacutec của WisePass nhagrave hagraveng ẩm thực Phaacutep The Refinery sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Lâm Trần trước một đối tác của WisePass, nhà hàng ẩm thực Pháp The Refinery.

Ngoài ra, xây dựng lòng tin cũng không kém phần thử thách. Trước khi được biết đến rộng rãi như bây giờ, thật sự rất khó để giải thích tường tận mô hình của WisePass. Có không ít người thắc mắc làm sao mà chúng tôi kinh doanh có lợi nhuận được khi mà cho không mỗi khách hàng một chai rượu mỗi ngày. Và chúng tôi cũng không biết làm thế nào để thuyết phục họ rằng dự án này là hoàn toàn nghiêm túc. Thế rồi chúng tôi cũng làm được, và vẫn đang tiếp tục mở rộng mô hình.

Gần đây nhất, WisePass đã nhận được vốn đầu tư từ chương trình Shark Tank. Với số tiền đầu tư này, WisePass sẽ phân bổ như thế nào và phát triển theo đường hướng ra sao?

Với số tiền đầu tư mới được bổ sung, chúng tôi dự định sẽ đánh vào thị trường Đông Nam Á với số lượng người dùng là 1,000 trong vòng mười hai tháng tiếp theo. Và trong vòng hai năm kể từ thời điểm hiện tại, WisePass sẽ có mặt tại 10 quốc gia, cụ thể là ở các thị trường lớn như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, và Hàn Quốc.

Nhưng trước mắt, thị trường Đông Nam Á vẫn là trọng tâm, chúng tôi đang tập trung vào Philippines, Thái Lan, Việt Nam rồi lấn sân sang Singapore, Malaysia, và Indonesia.

ldquoChuacuteng tocirci cũng yacute thức được lagrave đatilde đến luacutec phaacutet triển một ứng dụng tối ưu hoacutea trải nghiệm vagrave dễ dagraveng sử dụng hơnrdquo sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Chúng tôi cũng ý thức được là đã đến lúc phát triển một ứng dụng tối ưu hóa trải nghiệm và dễ dàng sử dụng hơn.”

Được biết, tương tự như Phleek – một startup ứng dụng cũng được đầu tư bởi Shark Tank, WisePass cũng chọn Conceptual Studio. Tại sao anh lại quyết định hợp tác với đội ngũ sáng tạo này?

Một ngày nọ, đội ngũ này chủ động tìm đến và góp ý rằng, “giao diện của các bạn cần được cải tiến và thêm vào một số tính năng mới.” Rồi một vài ngày sau, họ tiếp tục quay lại với một bản mẫu mà chúng tôi vô cùng ấn tượng.

Chúng tôi cũng ý thức được là đã đến lúc phát triển một ứng dụng tối ưu hóa trải nghiệm và dễ dàng sử dụng hơn. Và trải nghiệm của khách hàng cũng là yếu tố trọng tâm trong phương châm thiết kế của Conceptual Design. Đó là lý do họ trở thành người cộng sự đắc lực của chúng tôi trong quá trình này.

Anh có thể chia sẻ một số tính năng mà người dùng thường gặp trở ngại khi sử dụng ứng dụng WisePass không? Và Conceptual Studio đã xử lý những vấn đề đó như thế nào?

Ứng dụng của chúng tôi còn khá mới và vốn dĩ thường xuyên mắc phải các trục trặc kỹ thuật, đặc biệt là khi đăng nhập/đăng ký. Chúng tôi muốn đơn giản hóa quy trình này để khuyến khích người dùng tham gia sử dụng dịch vụ. Không những thế, chúng tôi còn muốn giới thiệu cặn kẽ về dịch vụ và tính năng của mình trước khi người dùng quyết định đăng ký. Hiện tại chúng tôi đã hoàn thiện việc phân chia các gói Cơ bản, và Cao cấp.

ldquoKể cả lagrave khi bạn sở hữu những yacute tưởng hay thigrave yacute kiến khaacutech hagraveng vẫn rất quan trọng trong việc xaacutec định hướng đi cho thương hiệurdquo sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Kể cả là khi bạn sở hữu những ý tưởng hay, thì ý kiến khách hàng vẫn rất quan trọng trong việc xác định hướng đi cho thương hiệu.”

Nhiều tính năng vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất. Ví dụ, chúng tôi muốn bổ sung thông tin, giải thích rõ ràng về sự khác nhau của từng gói dịch vụ, và các dịch vụ mà người dùng có thể sử dụng trong gói dịch vụ đó. Conceptual Studio sẽ giúp chúng tôi cho phép người dùng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và đưa ra quyết định sử dụng gói dịch vụ ra sao.

Những bài học lớn mà anh ghi nhận được trong suốt quá trình khởi nghiệp là gì? Và anh có lời khuyên nào dành cho những người muốn khởi nghiệp tại Việt Nam?

Tôi nghĩ rằng bài học lớn nhất mà mình học được cho đến thời điểm này là chịu khó tiếp nhận các phản hồi đến từ khách hàng. Kể cả là khi bạn sở hữu những ý tưởng hay, thì ý kiến khách hàng vẫn rất quan trọng trong việc xác định hướng đi cho thương hiệu. Để tồn tại trong một thị trường có nhiều ý tưởng là điều không dễ, nên phải thử nghiệm để biết được phân khúc nào là dành cho minh.

Khi nhận được ý kiến phản hồi từ khách hàng, tôi luôn cố gắng để sửa chữa ngay lập tức. Tôi muốn khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất. Và cải thiện sản phẩm để khắc phục vấn đề là việc làm cấp thiết để duy trì sự thành công cho doanh nghiệp.

Xem thêm:
[Bài viết] Mua sắm và lựa chọn phong cách thời trang cùng Phleek
[Bài viết] Money Lover và những khoản nợ của người khởi nghiệp