4 Dấu hiệu nhận biết “cờ xanh" trong văn hoá làm việc

… và một case study từ NAB Innovation Centre Vietnam -  doanh nghiệp được vinh danh là "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024".
Bích Trâm
Nguồn: Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

Nguồn: Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

Nếu một người làm việc liên tục từ 22 đến 60 tuổi, 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần, chúng ta đã dành 79.040 giờ, tức 1/3 cuộc đời chỉ để làm việc.

Vậy nên, tìm kiếm một môi trường làm việc phù hợp cũng quan trọng không kém như tìm bạn đời. Việc “trao thân gửi phận" ở một mối quan hệ không lành mạnh, không tương xứng với giá trị quan của bản thân sẽ ảnh hướng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần về lâu dài. Thực tế cho thấy, trên thế giới có khoảng 12 tỷ ngày làm việc mất đi mỗi năm vì trầm cảm và lo âu ở nơi làm việc.

Vậy làm thế nào để nhận ra một nơi làm việc là "cờ đỏ" hay "cờ xanh"?

4 Yếu tố của một văn hoá làm việc lành mạnh

Sự tin tưởng và cảm giác an toàn

Một môi trường mang lại cảm giác an toàn là khi nhân sự cảm thấy thoải mái nêu lên tiếng nói của họ, dù là ý kiến trái ngược với cấp trên. Cảm giác thoải mái và an toàn này cũng thể hiện ở việc nhân viên sẵn sàng đề xuất những ý tưởng mới, bày tỏ lo ngại về một vấn đề nào đó, hay thành thực khi mắc lỗi.

Vậy doanh nghiệp mang lại sự tin tưởng và cảm giác an toàn cho nhân viên như thế nào?

  • Sự tin tưởng vào người lãnh đạo: Nhân sự tin rằng lãnh đạo là người có khả năng làm việc cao, giỏi giao tiếp và thành thực.
  • Được tôn trọng: Nhân sự cảm thấy được tôn trọng ở cả sự nghiệp và cuộc sống.
  • Công bằng: Nhân sự cảm thấy ai cũng có cơ hội phát triển và thành công như nhau

Cảm giác thuộc về và kết nối với tập thể

Cảm giác thuộc về là khi nhân sự cảm thấy họ là một phần của đội ngũ, được khuyến khích thể hiện mặt độc đáo của cá nhân và được ghi nhận cho những đóng góp của mình.

Cảm giác thuộc về được bồi đắp qua những trải nghiệm hằng ngày, qua thời gian nó xây nên cho nhân viên cảm giác an toàn để tự tin thể hiện sự độc đáo của bản thân với công việc. Khi thấy mất kết nối với tập thể, nhân sự có thể thấy bấp bênh và sợ hãi, dẫn đến khả năng làm việc, sức sáng tạo và khả năng hợp tác bị kìm hãm.

Cơ hội phát triển sự nghiệp

Trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt, nhân sự luôn cần cập nhật bộ kỹ năng và kiến thức mới cho công việc. Vì vậy, doanh nghiệp chú trọng đào tạo và thúc đẩy nhân viên phát triển kỹ năng chuyên môn sẽ là một điểm cộng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đem tới cho nhân viên cơ hội học hỏi những kỹ năng mới để họ có thể phát triển sự nghiệp ở chiều ngang, thay vì chỉ phát triển ở chiều dọc.

Khuyến khích nhân viên tìm sự hoà hợp giữa công việc và cuộc sống

Ngày nay, người lao động ngày càng chú trọng hơn vào sự hoà hợp giữa công việc và cuộc sống. Lối sống rat race (đường đua chuột), cống hiến hết mình cho công việc không còn phù hợp, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 khi mọi người biết trân trọng hơn cuộc sống hiện tại.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cho phép chế độ làm việc hybrid (kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa) để nhân viên có không gian dành cho cá nhân và gia đình, từ đó tăng sự hài lòng và hạnh phúc trong công việc và cuộc sống.

Case study từ NAB Innovation Centre Vietnam

Thuộc sở hữu của Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) có tuổi đời hơn 170 năm, NAB Innovation Centre Vietnam được thành lập vào năm 2019, nhằm kết nối nguồn nhân tài công nghệ Việt Nam và mang lại trải nghiệm kỹ thuật số tới hơn 10 triệu khách hàng của NAB.

Sau 5 năm hoạt động, NAB Innovation Centre Vietnam đã có mặt tại những thành phố lớn ở Việt Nam, bao gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2023, NAB được vinh danh là "Nơi làm việc tốt nhất" và "Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh".

Trong năm 2024 này, NAB Innovation Centre Vietnam vừa được trao tặng giải thưởng "Best Company to Work for in Asia 2024 - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024" tại Lễ trao giải HR Asia , cũng như danh hiệu “Doanh nghiệp Xuất sắc Châu Á” trong khuôn khổ Giải thưởng Doanh nghiệp Châu Á- Thái Bình Dương vừa diễn ra ngày 03/10 vừa qua.

Điều gì đưa NAB Innovation Centre Vietnam, một công ty có tuổi đời khá non trẻ tại thị trường Việt, đạt được nhiều thành tích về môi trường làm việc chỉ sau 5 năm?

Để có câu trả lời khách quan nhất, cùng nghe những chia sẻ từ nhân viên NAB Innovation Centre Vietnam trong series Faces of NAB.

Faces of NAB là series video ngắn, mang đếnnhững câu chuyện thật từ các nhân sự đang làm việc tại NAB Innovation Centre Vietnam, từ bộ phận nhân sự, phòng quản lý dự án cho đến phát triển sản phẩm.

Chị Hạnh Lê - Senior Associate của bộ phận Employer Branding, một trong những nhân vật góp mặt trong series, chia sẻ quyết định “Nam tiến”, chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM để gia nhập NAB và đã làm việc được 4 năm nay.

Còn Ella Nguyễn - Quản lý dự án của bộ phận Home Ownership Domain cho biết, NAB cho chị cơ hội phát triển những kỹ năng mà từ lâu, chị muốn theo đuổi mà chưa có cơ hội. Đây cũng là yếu tố khiến chị thấy phấn khởi để đi làm mỗi ngày và cống hiến hết mình cho công việc.

Hay câu chuyện theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngay cả khi không theo học và tốt nghiệp ngành này của anh Tony Phan – Product Owner của bộ phận Merchant Services cũng cho thấy đây là một môi trường với nhiều cơ hội phát triển cho các bạn trẻ.

Cùng khám phá đâu là những yếu tố làm nên một trong những "Nơi làm việc tốt nhất" qua tiếng nói của nhân sự trong series Faces of NAB tại


Xem phiên bản đầy đủ

Xem nhiều nhất