5 Thương hiệu thời trang từ vải cũ cho người yêu môi trường | Vietcetera
Billboard banner
19 Thg 05, 2020

5 Thương hiệu thời trang từ vải cũ cho người yêu môi trường

Cùng điểm qua 5 thuơng hiệu đang chứng minh tính thực tế và hiệu quả của giải pháp deadstock--thời trang từ vải cũ--trên khắp thế giới.
5 Thương hiệu thời trang từ vải cũ cho người yêu môi trường

5 Thương hiệu thời trang từ vải cũ cho người yêu môi trường

Deadstock vốn là một gánh nặng cho các nhà sản xuất và kinh doanh thời trang. Việc huỷ bỏ nguyên liệu deadstock từ lâu đã là một chủ đề nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Theo nghiên cứu của Common Objectives, khoảng 35% nguyên liệu mới trong chuỗi cung ứng thời trang và 83% quần áo sau khi sử dụng trở thành chất thải rắn. Cứ mỗi giây, trên thế giới có gần 3 tấn rác vải sợi bị chôn lấp hoặc đốt bỏ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, deadstock có thể là một khởi đầu triển vọng trong cuộc chuyển mình bền vững hơn của ngành công nghiệp thời trang. Nó đáp ứng được 2 trong 3 yêu cầu quan trọng của thời trang tuần hoàn: thiết kế từ rác thải và tái sử dụng tối đa các nguyên liệu gốc.

Không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, nhiều thương hiệu, nhà sản xuất và người làm thời trang đã bắt đầu sáng tạo với deadstock và mang lại nhiều thành công đáng kể. Dưới đây là 5 thương hiệu đang chứng minh tính thực tế và hiệu quả của giải pháp này.

1. Christy Dawn (Los Angeles, Mỹ)

Ngành thời trang chịu trách nhiệm cho 20% nguồn nước ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp, và hơn 8000 hóa chất dùng để biến nguyên liệu thô thành hàng dệt may. Tại Mỹ, hơn 11 triệu tấn hàng thời trang được chở đến các bãi chôn lấp mỗi năm. Đối với Christy Dawn, deadstock chính là giải pháp cho vấn đề này. Thương hiệu hoạt động từ năm 2013, với sứ mệnh giải cứu nguồn vải cũ nhằm giảm thiểu thiệt hại môi trường.

5 Thương hiệu thời trang từ vải cũ cho người yecircu mocirci trường0

Các sản phẩm của Christy Dawn hoàn toàn được làm từ nguyên liệu deadstock. | Nguồn: Christy DawnSử dụng deadstock cũng đồng nghĩa với số lượng sản phẩm cho mỗi thiết kế bị giới hạn. Thông thường, mỗi mẫu chỉ có từ 1 đến 2 sản phẩm có cùng loại vải hay hoạ tiết. Nhưng bù lại, mỗi thiết kế sẽ có nhiều phiên bản chất liệu khác nhau.

Sự đa dạng này có thể thấy qua dự án ‘As seen in our community’ — cộng đồng chia sẻ những chiếc váy của Christy Dawn với nhiều hoạ tiết, mẫu mã khác nhau. Có thể nói, Christy Dawn hoàn toàn tách mình khỏi xu hướng và tạo ra bộ sưu tập mang chất cổ điển riêng.

Website | Facebook | Instagram

2. Đinh Nguyễn Kiều My và AKA.MYDINH (Sài Gòn, Việt Nam)

Là một tấm gương sống xanh tiêu biểu, My dùng công việc và phong cách sống của mình để truyền cảm hứng cho cộng đồng. My Đinh từng là giám đốc sáng tạo tại The Blue Tshirt, nơi cô giúp nhãn hàng nội địa này phát triển theo định hướng thân thiện với môi trường bằng cách tối ưu hóa nguyên liệu, tái sử dụng đến 65% vải thừa, tập trung vào thị hiếu khách hàng, không sản xuất vượt nhu cầu.

5 Thương hiệu thời trang từ vải cũ cho người yecircu mocirci trường1

‘Hot Dress’ bởi My Đinh. | Nguồn: AKA.MYDINHNgoài ra, My Đinh còn có AKA.MYDINH–Dự án cá nhân với mong muốn giải thoát cho nguyên phụ liệu tồn dư sản xuất từ các nhà máy quanh Sài Gòn. Thành công bước đầu là loạt sản phẩm nội y AKA.SKINSHIP, ra đời từ những cây vải thừa dùng làm khăn mùi xoa–loại vải cotton voan dệt thoi, in hoa nhí, rất mềm và mịn. Cùng với thiết kế hơi hướng hoài cổ, bộ sưu tập này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng trẻ yêu thích phong cách lãng mạn.

Website | Facebook | Instagram

3. Ræburn (London, Anh)

Tại Tuần lễ Thời trang London 2009, anh em Christopher và Graeme Ræburn ra mắt bộ sưu tập outerwear làm từ chiếc dù nhảy đơn của một cựu binh. Họ nhanh chóng tạo tiếng vang trong giới phê bình thời trang.

Ngoài deadstock, Ræburn cũng hướng đến mục tiêu zero waste bằng cách tạo ra vòng đời khép kín cho nguyên liệu, ví dụ như sử dụng vải vụn trong sản xuất để làm vật liệu nhồi cho áo phao. Hơn một thập kỷ thành công với thời trang bền vững, sứ mệnh cải biến deadstock đã định vị Ræburn là thương hiệu thời trang cao cấp.

Sứ mệnh đầy ý nghĩa này cũng đã mang đến cho Ræburn những dự án kết hợp cải tiến với các tên tuổi như Moncler, Timberland và NASA tại các sự kiện ở London Design Museum và London Design Festival 2019.

Website | Facebook | Instagram

4. Xưởng thời trang Evolution3 (Sài Gòn, Việt Nam)

Ngay từ khi thành lập vào năm 2010, nhà sáng lập Marian Von Rappard và đội ngũ luôn mong mỏi thay đổi guồng máy của ngành công nghiệp thời trang. Trách nhiệm đối với môi trường, và tạo ra “những tiếng cười ở xưởng thời trang” là những giá trị cốt lõi của Evolution3

Sự phát triển của DAWN Denim và SUPER VISION là minh chứng cho những cam kết ấy. Bên cạnh việc sử dụng 100% nguyên liệu đầu vào là vật liệu tái tạo (renewables) và tái chế, Evolution3 còn đẩy mạnh việc giảm thải bằng những dự án hợp tác ý nghĩa.

Thông thường, thành phẩm lỗi phải đem tiêu huỷ. Nhưng với 11 nhà thiết kế tại Dawn Denim, khuyết điểm lại trở thành cảm hứng. ‘The Dawn Repurpose’ chính là dự án đem lại cuộc đời mới cho những thành phẩm bị lỗi này.

Sau đó, các sản phẩm này được trưng bày tại một buổi Open Factory Evolution 3 cho công chúng và dùng đấu giá gây quỹ cho tổ chức từ thiện MASD.

Website | Facebook | Instagram

5. The R Collective (Hong Kong)

Năm 2017, Christina Dean xây dựng The R Collective–doanh nghiệp thời trang tuần hoàn tại Hong Kong. Đây là chất xúc tác mạnh mẽ cho cuộc cách mạng thời trang, nhằm giảm lãng phí và ô nhiễm tại châu Á. Với vị trí chiến lược, nơi tập trung nhiều thương hiệu lớn, nhà sản xuất vải chất lượng cao, các thiết kế của The R Collective chủ yếu tập trung vào các chất liệu deadstock như cotton, jean và lụa.

5 Thương hiệu thời trang từ vải cũ cho người yecircu mocirci trường2

Port Jumpsuit–sản phẩm làm từ vải jeans được thiết kế bởi Jesse Lee. | Nguồn: The R CollectiveHơn nữa, 25% lợi nhuận của The R Collective sẽ gây quỹ cho Redress–tổ chức tiên phong về các vấn đề thời trang thành lập năm 2007 cũng bởi Christina Dean. Redress cũng thực hiện các chương trình giáo dục về thời trang tuần hoàn như Cuộc thi Redress Design Award và loạt phim phóng sự Frontline Fashion.

Website | Facebook | Instagram

Kết

Tóm lại, deadstock mang lại những thách thức bởi chất lượng và số lượng khó kiểm soát. Deadstock sẽ khó trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà bán lẻ đa quốc gia. Nhưng chắc chắn nó sẽ là giải pháp tối ưu cho các thương hiệu vừa và nhỏ với mong muốn phát triển thời trang bền vững.

Ảnh bìa: AKA.MYDINH

Bài viết được thực hiện bởi Võ Thị Thu Hằng.