Deadstock - Sự khởi đầu mới của thời trang từ vải cũ | Vietcetera
Billboard banner
02 Thg 04, 2020

Deadstock - Sự khởi đầu mới của thời trang từ vải cũ

Deadstock tuy sử dụng những chất liệu cũ và bỏ đi, nhưng chúng đủ để bắt đầu những khởi đầu mới của thời trang.
Deadstock - Sự khởi đầu mới của thời trang từ vải cũ

Deadstock - Sự khởi đầu mới của thời trang từ vải cũ

Đã từ lâu, việc sáng tạo ra sản phẩm mới, có giá trị cao từ những nguyên liệu cũ, lỗi thời có giá trị thấp đã trở thành giải pháp tiên quyết khi khởi nghiệp. Deadstock – tên gọi của những mét vải ở đầu hoặc cuối cây vải, thậm chí là những cây vải còn nguyên vẹn và các sản phẩm lỗi hạng B từ các nhà máy sản xuất quần áo, hàng hoá tồn kho không bán được từ các cửa hàng bán lẻ, đôi khi bị đem chôn, đốt bỏ ở các bãi rác, hoặc bán theo kilogam. Vì thế, chúng thực sự rẻ hơn nguyên liệu mới rất nhiều.

Hơn nữa, với số lượng giới hạn, deadstock là nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho các capsule collection, các trunk show cũng như giải quyết được vấn đề làm đau đầu những nhà thiết kế mới khởi nghiệp do còn nhiều hạn chế về nguồn vốn, đó là số lượng đặt hàng tối thiểu (MOQ – Minimum Order Quantity).

Deadstockndash tecircn gọi của những meacutet vải ở đầu hoặc cuối cacircy vải thậm chiacute lagrave những cacircy vải cograven nguyecircn vẹn vagrave caacutec sản phẩm lỗi hạng B từ caacutec nhagrave maacutey sản xuất quần aacuteo hagraveng hoaacute tồn kho khocircng baacuten được từ caacutec cửa hagraveng baacuten lẻ đocirci khi bị đem chocircn đốt bỏ ở caacutec batildei raacutec hoặc baacuten theo kilogam
Deadstock– tên gọi của những mét vải ở đầu hoặc cuối cây vải, thậm chí là những cây vải còn nguyên vẹn và các sản phẩm lỗi hạng B từ các nhà máy sản xuất quần áo, hàng hoá tồn kho không bán được từ các cửa hàng bán lẻ, đôi khi bị đem chôn, đốt bỏ ở các bãi rác, hoặc bán theo kilogam.

Khi hướng đi này là kim chỉ nam trong kế hoạch kinh doanh của thương hiệu trẻ, vải cũ qua mùa và quần áo thành phẩm không tiêu thụ được sẽ trải qua quy trình thiết kế tái chế —“recycling” hoặc “upcycling”, hoặc cả hai – trong trường hợp cần thiết.

Với “recycle”, deadstock sẽ được thu gom, tách rời, phân loại và trở thành đầu vào nhằm tạo ra nguyên liệu thô mới, quá trình này làm giảm giá trị của sản phẩm, gọi đầy đủ là “downcycling”, trong khi “upcycling” tạo ra sản phẩm có hình thức và giá trị cao hơn ban đầu gấp nhiều lần.

Đây không phải là điều mới mẻ trên thế giới vì đã có nhiều tên tuổi vận hành thành công theo cách này và nhân rộng thành thương hiệu toàn cầu. Khởi đầu là các sinh viên thiết kế thời trang có ngân sách eo hẹp, họ đã lùng sục khắp các chợ trời và nhà kho để tìm vải cho các bộ sưu tập đầu tay, cho đến các thương hiệu xa xỉ theo xu hướng hoài cổ và các nhà bán lẻ lớn đang tìm cách trở nên bền vững hơn bằng cách sử dụng các vật liệu “upcycled”.

Martin Margiela xây dựng thương hiệu Maison Margiela trên nền tảng tái sử dụng các nguyên liệu cũ tưởng chừng kém sức hấp dẫn. Ông đã cùng các nhân viên của mình thu mua các món đồ vintage và sáng tạo lại chúng, phá vỡ cấu trúc, thay đổi chỉ và vải, cho đến khi nó trở thành một sản phẩm mang đầy tính thử nghiệm và lạ lùng.

Aacuteo da khocircng tẩy magraveu may đắp bằng găng tay cũ Maison Martin Margiela dograveng Thủ cocircng ldquoGloves Collectionrdquo 2001 giaacute 9000 USD Nguồn Lyst
Áo da không tẩy màu may đắp bằng găng tay cũ, Maison Martin Margiela, dòng Thủ công, “Gloves Collection” 2001, giá 9,000 USD. | Nguồn: Lyst.

Đam mê với việc upcycling, những giá trị cũ đã trở thành đặc trưng của thương hiệu Maison Margiela, với những bộ sưu tập Nghệ Nhân (Artisanal Collection), áo jacket được may từ vải lụa trong những bộ kimono cũ ở Nhật Bản, áo da làm từ găng tay…

Năm 2014, khi Martin Margiela rời khỏi vị trí Giám đốc sáng tạo, di sản đó đã được kế thừa bởi Nhà thiết kế tài năng John Galliano, người đã và đang làm rất tốt trong việc thổi nguồn sống mới cho Maison Margiela, đặc biệt trong bộ sưu tập Thu Đông 2020. Với sự hứng thú cao độ và gần như một nỗi ám ảnh khi đi tìm “những viên đá quý ẩn giấu” trong cửa hàng quần áo cũ, kết hợp với da thuần chay từ lá khoai môn và những mảnh da thừa, ông nói về niềm vui của việc tái chế, và thương hiệu sẽ có thể bán những trang phục này, những chiếc áo khoác quân đội (trench coat) và đầm dây (slip dress). Chúng đều được tái chế từ đồ cũ của một cửa hàng từ thiện, được lựa chọn kỹ lưỡng bởi chính tay John Galliano!

Look số 7 trong Bộ sưu tập Margiela Readytowear Thu Đocircng 2020 Nguồn Vogue
Look số 7 trong Bộ sưu tập Margiela Ready-to-wear Thu Đông 2020. | Nguồn: Vogue.

Bên cạnh tôn vinh việc sử dụng deadstock cho những thiết kế mới, các tên tuổi lớn của ngành thời trang, cũng đang mở cửa kho vải cũ của mình như một phần thưởng trong các cuộc thi thời trang nhằm xây dựng cộng đồng, tạo thêm động lực giúp các nhà thiết kế trẻ phát triển, bắt đầu với deadstock của chính các thương hiệu lâu đời này. Điều này không chỉ đem lại cho vải cũ sự hồi sinh thông qua lăng kính tươi mới của các nhà thiết kế trẻ, nó còn giúp họ vượt qua gánh nặng tài chính khi theo học tại các trường thời trang.

Với ý nghĩa nhân văn đó, Alexander McQueen khởi động Tuần lễ thời trang London Thu Đông 2020 bằng việc giới thiệu một dự án tái chế với các sinh viên thời trang ở Anh. Vải dư trong kho khoảng 10 năm trở lại sẽ được đóng góp từ thiện để hỗ trợ mục đích sáng tạo. Thương hiệu dưới sự lãnh đạo của nữ Giám đốc sáng tạo Sarah Burton, cho rằng việc quyên góp vải cho các tài năng sáng tạo quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới, và đang học tập tại các trường đại học và cao đẳng trên khắp Vương quốc Anh, là một cử chỉ truyền cảm hứng quý báu, điều mà bà đã học được từ người sáng lập thương hiệu, Nhà thiết kế quá cố Lee Alexander McQueen.

Aacuteo khoaacutec Flyte được tạo thagravenh từ 120 mảnh vải lụa nhiều magraveu khaacutec nhau tạo hiệu ứng sọc dọc được thiết kế bởi Steven Dokey Daley sinh viecircn thời trang của Đại học Westminster đatilde dugraveng vải deadstock của McQueen cho Bộ sưu tập Thu Đocircng 20202021 Nguồn Wonderland Magazine
Áo khoác Flyte được tạo thành từ 120 mảnh vải lụa nhiều màu khác nhau, tạo hiệu ứng sọc dọc, được thiết kế bởi Steven Dokey Daley, sinh viên thời trang của Đại học Westminster, đã dùng vải deadstock của McQueen cho Bộ sưu tập Thu Đông 2020/2021. | Nguồn: Wonderland Magazine.

Sarah hồi tưởng lại: “Điều này nhắc cho tôi về thời sinh viên của mình, rất khó khăn để có đủ kinh phí mua vải cho bộ sưu tập tốt nghiệp. Và tôi đã rất may mắn khi lần đầu làm việc tại McQueen, ông Lee đã giúp tôi tìm vải cho bộ sưu tập tốt nghiệp đó. Tôi nghĩ việc đó còn khó hơn trong thời điểm hiện tại, khi vật giá đắt đỏ hơn, các nguồn nguyên liệu khan hiếm, nên chúng ta cần trân trọng và sử dụng đúng đắn tất cả những nguồn chất liệu có được, không nên lãng phí.”

Một số hãng thời trang đang có những sự hỗ trợ tương tự như Gucci tài trợ vải jacquard dư cho thương hiệu thời trang nam MMRMS Studio ở London, sáng lập bởi Thomas Harvey và Mauro Pitteri, hai nhà thiết kế gốc Nam Mỹ tốt nghiệp từ London College of Fashion; Burberry trao vải cũ cho nhà thiết kế tốt nghiệp từ Central Saint Martins, Patrick McDowell, người đã được chú ý bởi Chủ biên Vogue Anna Wintour cho những thiết kế thời trang bền vững của mình, chỉ sản xuất một bộ sưu tập mỗi năm. Deadstock tuy là chất liệu cũ, nhưng đủ để bắt đầu những khởi đầu mới của thời trang.

Bài viết được thực hiện bởi Hanaduvent.

Ảnh bìa: Skill & Willow.