Vui buồn cực đoan và 6 điều người rối loạn lưỡng cực phải đấu tranh hằng ngày | Vietcetera
Billboard banner
19 Thg 11, 2019

Vui buồn cực đoan và 6 điều người rối loạn lưỡng cực phải đấu tranh hằng ngày

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder) là một cuộc chiến trường kỳ, với rất nhiều thăm trầm. Không những họ phải đối đầu với bản thân, mà còn với cả bên ngoài
Vui buồn cực đoan và 6 điều người rối loạn lưỡng cực phải đấu tranh hằng ngày

Vui buồn cực đoan và 6 điều người rối loạn lưỡng cực phải đấu tranh hằng ngày

Trầm cảm đang dần được mọi người biết đến và thấu hiểu hơn. Thế nhưng đã bao giờ bạn gặp một người hôm thì trầm cảm, hôm lại lại tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm tất cả mọi việc được yêu cầu? Rất có thể, đó là một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder).

Cũng như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, hay còn gọi là rối loạn trầm cảm-hưng cảm, mang lại khá nhiều khó khăn trong cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết này, cùng Vietcetera trò chuyện với những người bị rối loạn lưỡng cực để biết những điều mình chưa biết về căn bệnh này.

ldquoĐến khi migravenh trầm cảm họ noacutei lagrave do migravenh lười vagrave rụt regrave thocirci chứ khocircng coacute việc gigrave nghiecircm trọng hếtrdquo
“Đến khi mình trầm cảm, họ nói là do mình lười và rụt rè thôi chứ không có việc gì nghiêm trọng hết.”

“Đó đâu phải là bệnh, chẳng phải do lười thôi sao”

Tại Việt Nam, những căn bệnh tâm thần nói chung và rối loạn lưỡng cực nói riêng vẫn chưa được nhiều người hiểu và thông cảm. Một phần là do những căn bệnh này chỉ âm thầm “gặm nhấm” con người mà không có nhiều biểu hiện vật lý. Một phần là vì những ảnh hưởng tâm lý biểu hiện ra bên ngoài dễ bị nhầm lẫn với những đặc điểm tính cách của con người.

“Khi mình đang ở trong giai đoạn hưng cảm, mình làm việc nhiều hơn, dồi dào năng lượng hơn. Ai cũng nghĩ mình hoạt bát, khỏe mạnh bình thường. Nên đến khi mình trầm cảm, họ nói là do mình lười và rụt rè thôi chứ không có việc gì nghiêm trọng hết.” – Thanh, 22 tuổi.

Trong trường hợp này, chủ động tìm kiếm cho mình những người thấu cảm được cho mình là một điều quan trọng. Đó có thể là gia đình, nhưng cũng có thể là những người bạn hay bác sĩ đang tiếp nhận điều trị bạn.

ldquoMỗi lần bị hưng cảm migravenh đatilde từng ước rằng bản thacircn migravenh khocircng cần phải đi ngủ để coacute thể hoagraven thagravenh nhiều cocircng việc hơnrdquo
“Mỗi lần bị hưng cảm, mình đã từng ước rằng bản thân mình không cần phải đi ngủ để có thể hoàn thành nhiều công việc hơn.”

“Mình không thể ngủ được, hoặc là ngủ rất nhiều, và rồi mình bị ốm”

“Trong những lần mình trầm cảm, mình đã ngủ rất nhiều, từ 10 đến 12 tiếng một ngày. Ngược lại, mỗi lần bị hưng cảm, mình đã từng ước rằng bản thân mình không cần phải đi ngủ để có thể hoàn thành nhiều công việc hơn. Chính vì cuộc sống của mình cứ mãi không điều độ như vậy nên mình rất hay bị ốm.” – Ánh, 19 tuổi.

Bản chất của rối loạn lưỡng cực là vòng tuần hoàn thay đổi từ trầm cảm đến hưng cảm, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong thói quen ngủ của người bệnh. Điều này dẫn đến một số thói quen có hại như ăn uống không điều độ hay thời gian làm việc thất thường. Những sự rối loạn này sẽ khiến cơ thể khó có thể thích nghi và thay đổi kịp, vì vậy những vấn đề về sức khỏe sẽ có cơ hội xuất hiện.

ldquoĐến chiều nay thigrave migravenh sẽ lại lagrave phiecircn bản dễ đugravea thacircn thiện của migravenh một lần nữa Cho đến lần tiếp theo trầm cảm vagrave tức giận bugraveng phaacutetrdquo
“Đến chiều nay thì mình sẽ lại là phiên bản dễ đùa, thân thiện của mình một lần nữa. Cho đến lần tiếp theo trầm cảm và tức giận bùng phát.”

Sự xoay chuyển khó lường giữa những “phiên bản” đối nghịch của chính bản thân mình

“Mọi người đều có những giai đoạn xuống tinh thần lúc này hay lúc khác, hay chỉ muốn thư giãn, hay chỉ là cảm thấy đầy động lực hoặc có cảm hứng. Nhưng với người bị rối loạn lưỡng cực thì mọi cảm xúc bị đẩy đến cực đoan, và sự lên xuống khá là khó đoán trước. Ví dụ, hôm qua mình đang ở phòng tập gym tập luyện chăm chỉ thì một cú điện thoại làm mình bùng phát cơn giận. Một sự xoay vần giữa tức giận và trầm cảm ập đến và vừa mới hết sau gần 24 tiếng. Đến chiều nay thì mình sẽ lại là phiên bản dễ đùa, thân thiện của mình một lần nữa. Cho đến lần tiếp theo trầm cảm và tức giận bùng phát.” – Một người dùng Reddit.

Cùng một người, nhưng khi ở trong giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, họ sẽ có những biểu hiện hoàn toàn khác nhau, hay thậm chí là đối nghịch. Vòng tuần hoàn giữa trầm cảm và hưng cảm của mỗi người không giống nhau, vì vậy trong khoảng thời gian đầu, người bệnh khó có thể kiểm soát được những thay đổi trong tính cách của chính mình.

Một ứng dụng có thể giúp bạn tính toán và kiểm tra những chu kỳ hưng cảm – trầm cảm của bản thân mình là eMoods. Ngoài ra, bạn có thể tự mình ghi lại những cảm xúc của mình trong một ngày và những lý do khiến nó xuất hiện, dưới dạng nhật ký.

Tự lượng sức mình là một điều bất khả thi

“Khi đang trong giai đoạn hưng cảm, mình luôn cảm thấy bản thân muốn làm việc nhiều hơn. Mình đã nhận những công việc mình nghĩ là mình có thể làm được, thế nhưng thực chất là quá sức. Còn khi mình bị trầm cảm, mình thường sẽ không muốn làm gì cả và từ chối tất cả mọi cơ hội đến với bản thân mình.” – Tuấn Anh, 21 tuổi.

Trầm cảm khiến con người cảm thấy mệt mỏi và chán chường, ngoài việc “thèm” ngủ nhiều hơn thì người bệnh có xu hướng không muốn làm gì cả. Họ cảm thấy mệt mỏi ngay cả với những công việc mà trước đây từng khiến họ vui vẻ và hào hứng.

Trái với trầm cảm, trạng thái hưng cảm khiến con người ta dồi dào sức lực và tràn đầy năng lượng. Cũng chính trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh có xu hướng sẽ lựa chọn những điều mạo hiểm và nhiều rủi ro hơn so với lúc trước. Từ đó, khi họ bắt đầu nhận thức được mức độ hưng cảm của bản thân mình, họ sẽ cảm thấy “khó xử” với những lựa chọn của bản thân.

Nếu xung quanh bạn coacute người đang gặp phải rối loạn lưỡng cực hatildey hiểu vagrave thocircng cảm cho họ khi cograven coacute thể
Nếu xung quanh bạn có người đang gặp phải rối loạn lưỡng cực, hãy hiểu và thông cảm cho họ khi còn có thể.

“Mình nhìn thấy bản thân nhảy qua lan can, rơi xuống”

Đối với người rối loạn lưỡng cực, ảo giác là một điều nguy hiểm. Ảo giác ở đây có thể là những điều nhỏ nhặt như người bệnh có thể nhìn thấy nút home của điện thoại trên những đồ gia dụng. Nhưng nguy hiểm hơn, họ có thể thấy những hình ảnh đáng sợ không có thật.

“Ảo giác tồi tệ nhất mình từng gặp, là khi đang đi trên hành lang trên lầu thì nhìn thấy bản thân nhảy qua khỏi lan can, rơi xuống, giật mình nhìn lại thì thấy bản thân mình còn đứng ở hành lang, vẫn chưa hề nhảy xuống” – Vân, 22 tuổi.

Suy nghĩ muốn biến mất khỏi cuộc sống có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và…

Tương tự như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực cũng mang đến những khoảng thời gian chán chường cho người bệnh. Từ đó, những suy nghĩ tiêu cực sẽ xuất hiện và có thể đưa con người đi đến những quyết định không sáng suốt, thậm chí là những ý định muốn biến mất khỏi cuộc sống này.

“Mình đã từng nghiêm túc nghĩ và thực sự có ý định tự tử rồi. Giây phút mình nghĩ cách để tự tử, có nên viết di thư hay không, nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra khi mình đã mất, thì mình nhận ra mình còn quyến luyến cuộc sống này. Mình chưa thể bỏ lại gia đình để ra đi được, cả những dự định tương lai của mình nữa. Khi mình còn nghĩ được như vậy, thì đó thực sự là một may mắn.” – Châu, 22 tuổi.

Thực sự là khó có cách nào để níu kéo một người khi họ đã có ý định thực sự muốn rời bỏ cuộc sống này. Thế nhưng, mình mong rằng nếu ai đang có những suy nghĩ đó, hãy nghĩ đến gia đình và những người vẫn luôn yêu thương bạn, liệu họ sẽ như thế nào khi bạn không còn trên cõi đời này nữa?

Rối loạn lưỡng cực không phải chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây. Dạo quanh một vòng trên Internet, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin về hội chứng này. Đối với rất nhiều người bệnh, rối loạn lưỡng cực là một cuộc chiến trường kỳ. Nếu xung quanh bạn có người đang gặp phải rối loạn lưỡng cực, hãy hiểu và thông cảm cho họ khi còn có thể.

Bài viết được thực hiện bởi Như Đoàn.

Hình ảnh được thực hiện bởi Trà Nhữ.