Chạy đua vật chất không bao giờ là đủ. Làm sao để dừng lại? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
14 Thg 05, 2020

Chạy đua vật chất không bao giờ là đủ. Làm sao để dừng lại?

Chúng ta đang ở trong một cuộc đua hưởng thụ không bao giờ thấy được vạch đích. Có bao giờ bạn tự hỏi, làm sao để thoát khỏi đường đua hưởng thụ này?

Chạy đua vật chất không bao giờ là đủ. Làm sao để dừng lại?

Chạy đua vật chất không bao giờ là đủ. Làm sao để dừng lại?

Chúng ta đang ở trong một cuộc đua hưởng thụ không bao giờ thấy được vạch đích. Thứ bạn muốn sở hữu có thể là bất cứ thứ gì, như quần áo, trang sức, thiết bị điện tử, hay quyền lực, danh tiếng. Thậm chí ‘căn nhà’ vốn dĩ là nơi để ở, nay lại bị chủ nghĩa vật chất biến thành biểu tượng để phô trương địa vị xã hội.

Mải miết chạy trên đường đua vật chất, chúng ta dần “nghiện mua sắm”, “cố cho bằng người ta“. Ngoài những khoản nợ và tình trạng tài chính bấp bênh, chủ nghĩa vật chất còn ảnh hưởng đến lòng tự tôn của những người bị cuốn vào. Thay vì xây dựng giá trị bản thân bằng cá tính, kỹ năng hoặc thành tích, họ lại định nghĩa giá trị bằng những gì mình đang sở hữu và bị ám ảnh tích trữ (hoarding).

Có bao giờ bạn tự hỏi, làm sao để thoát khỏi đường đua hưởng thụ này không?

Vì sao chạy đua vật chất sẽ không bao giờ khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn?

Nghiện mua sắm có lẽ là “cơn nghiện” ít bị phán xét nhất trong xã hội. Vô vàn quảng cáo và chiêu trò marketing đều đang cố thuyết phục người trẻ rằng càng mua sẽ càng hạnh phúc. Chúng lợi dụng trạng thái tâm lý “vòng xoáy khoái lạc” (hedonic treadmill) để khiến người tiêu dùng tiếp tục mua sắm nhiều hơn.

Nghiện mua sắm coacute lẽ lagrave ldquocơn nghiệnrdquo iacutet bị phaacuten xeacutet nhất trong xatilde hội sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Nghiện mua sắm có lẽ là “cơn nghiện” ít bị phán xét nhất trong xã hội.

Tuy nhiên tâm lý học đã chứng minh điều ngược lại, rằng “tiền không thể mua được hạnh phúc“, hay đúng hơn là sự thỏa mãn. Nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh là một trong những đặc tính sinh tồn của con người. Mỗi khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc vì có nhiều tiền, đặc tính này sẽ khiến chúng ta nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh đó. Kết quả là ta sẽ cần nhiều hơn mức hiện có nếu muốn tìm lại cảm giác hạnh phúc một lần nữa.

Nếu không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng hàng tháng, càng gần những mùa giảm giá, tinh thần bạn càng dễ lung lay vì sợ hụt mất những ‘món hời’ một năm mới có vài lần. Vì thế, cho dù ví tiền eo hẹp, bạn vẫn bấm bụng “thôi thì mua để dành, bao giờ mới có giá thế này nữa”. Cuối cùng, chúng ta bị rơi vào cái bẫy tâm lý của sự hưởng thụ quá mức cần thiết.

Thêm cũng chính là bớt và ngược lại

Trong cuộc sống có hai yếu tố tương phản nhưng luôn song hành: “Thêm và bớt”. Khi bạn muốn có thêm thu nhập, bạn sẽ phải làm thêm giờ hoặc nhận thêm việc, đồng nghĩa với việc bớt đi thời gian thảnh thơi của mình. Ngược lại, trong việc ‘bớt’ đã chứa sẵn việc ‘thêm’. Khi bạn giảm đi mong muốn người khác nể phục, bạn sẽ tăng thêm tự do cho bản thân.

Thiền sư Thích Minh Niệm từng chia sẻ trong cuốn “Hiểu về trái tim”: “Nếu bạn chưa đủ khôn ngoan thì hãy chọn thêm vào những điều, những thứ mà giúp nuôi dưỡng cuộc sống của bạn hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Và quan trọng hơn, bạn phải biết bớt đi những thứ không cần thiết thì bạn mới cảm thấy thanh thản được.”

Đừng để aacutem ảnh với những thứ migravenh muốn coacute sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Đừng để ám ảnh với những thứ mình muốn có.

Đồng ý rằng bạn phải có đủ một số tiện nghi nhất định để sống, nhưng đừng để ám ảnh với những thứ mình muốn có. Nếu cuộc sống của bạn là một con thuyền không thể nhúc nhích vì chất quá nhiều gánh nặng, hãy suy xét xem đâu là thùng hàng không cần thiết có thể bỏ bớt, vậy mới có thể giúp con thuyền tiếp tục di chuyển.

Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì cứ phải theo đuổi các tiện nghi vật chất (mua nhà, mua xe) lẫn tinh thần (công danh, quyền lực, địa vị), hãy tập thả trôi những khao khát dư thừa. Tâm lý và đầu óc của bạn sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái và hạnh phúc hơn.

Hạnh phúc chính là con đường bạn đang đi

Cuốn sách “Làm như chơi” của thiền sư Thích Minh Niệm nói rằng: “Tất cả đều xuất phát từ sự ôm đồm cá nhân, hay nói cách khác là thái độ không bằng lòng với bản thân, cái gì cũng muốn được, muốn hơn mà không chịu ‘buông’. […] Để có thể thoát khỏi bế tắc, không còn cách nào khác ngoài việc biết thế nào là đủ và học cách ‘buông bỏ’. Buông bỏ phiền não, trước là để giải tỏa ưu tư, giúp bản thân hạnh phúc, sau là để cho mình có cơ hội trưởng thành. Hạnh phúc vốn được xây dựng trên nền tảng bình an và tự tại.”

Chuacuteng ta đang trong một cuộc chạy đua vật chất khocircng thấy vạch điacutech Iacutet ai nhigraven ra được bản chất thực sự của hạnh phuacutec nằm ở hiện tại khocircng phải ở quaacute khứ hay tương lai sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Chúng ta đang trong một cuộc chạy đua vật chất không thấy vạch đích. Ít ai nhìn ra được bản chất thực sự của hạnh phúc nằm ở hiện tại, không phải ở quá khứ hay tương lai.

Chúng ta đang trong một cuộc chạy đua vật chất không thấy vạch đích. Ít ai nhìn ra được bản chất thực sự của hạnh phúc nằm ở hiện tại, không phải ở quá khứ hay tương lai. Chỉ khi bạn cảm nhận được những gì đang diễn ra xung quanh mình, giây phút mà bạn sống với thực tại là lúc bạn nhận ra: con đường bạn đang đi chính là con đường hạnh phúc mà bạn chưa hề nghĩ tới.

Bài viết được thực hiện bởi An Anh Vũ.