Cựu Giám đốc điều hành Leflair Loïc Gautier và những nước đi táo bạo cùng Society Pass | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
19 Thg 01, 2022

Cựu Giám đốc điều hành Leflair Loïc Gautier và những nước đi táo bạo cùng Society Pass

Trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng, Loïc Gautier - hiện đang đảm nhận chức vụ giám đốc tiếp thị tại Society Pass - đã tiết lộ về thương vụ Leflair được niêm yết trên sàn Nasdaq.
Cựu Giám đốc điều hành Leflair Loïc Gautier và những nước đi táo bạo cùng Society Pass

Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại:
Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Leflair được thành lập vào năm 2015 và là một trong những startup thương mại điện tử triển vọng nhất Việt Nam. Sứ mệnh của Leflair là đem đến các sản phẩm hàng hiệu quốc tế với mức giá ưu đãi tốt nhất cho người tiêu dùng Việt. Nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cùng mong muốn sở hữu hàng cao cấp tại thị trường nội địa, Leflair đã gặt hái được nhiều thành công nổi bật. Đây được xem là điểm đến quen thuộc của những tín đồ thời trang và làm đẹp Việt Nam trong gần 5 năm qua.

Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, Việt Nam cần phải đóng cửa biên giới để siết chặt kiểm soát phòng chống dịch. Leflair lúc này đã đệ đơn xin phá sản, đồng thời, nhà sáng lập kiêm CEO Loïc Gautier cũng bay trở lại Pháp. Vài tháng sau, cảnh sát Việt Nam đã triệu tập Loïc trở về Việt Nam để giải quyết khiếu nại từ các chủ nợ chưa thanh toán. “Tôi đã không rời khỏi đất nước vì những cáo buộc này”, thay vào đó là để "ở gần hơn với những người quan trọng đối với tôi" trước sự bùng phát của COVID-19, Loïc chia sẻ trong hội thảo trực tuyến do Vietcetera tổ chức vào tháng 8 năm 2020. “Tôi không thể quay lại vì biên giới đã bị đóng.”

Sau một năm đầy biến động, Leflair đã có sự trở lại đầy bất ngờ vào tháng 9 sau khi được mua lại bởi công ty công nghệ Society Pass (SoPa). Ray Liang, COO của Society Pass cho biết: “Chúng tôi đã mua lại quyền sở hữu thương hiệu Leflair dựa trên những giá trị cốt lõi mà công ty đã xây dựng tại Việt Nam trong suốt 5 năm qua và sẽ tiếp tục thực hiện những giá trị này trong tương lai”.

Trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng sau khoảng thời gian chờ đợi kể từ năm 2020, Loïc - người vẫn hợp tác chặt chẽ với Leflair với tư cách là giám đốc tiếp thị tại Society Pass - đã gặp gỡ Giám đốc điều hành Vietcetera Hảo Trần trong tập cuối của Vietnam Innovators mùa 2.

Khoác lên người một chiếc áo khoác xám than và quần xanh sẫm cùng mái tóc nay đã dài hơn, Loïc trông thoải mái và điềm tĩnh hơn hẳn sau những thay đổi. Đồng thời, trước cơ hội bắt đầu lại, anh cũng chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về bài học mình đã rút ra.

Ứng phó với những hậu quả

Kể từ thời điểm Leflair ngừng hoạt động vào tháng 2 năm 2020, Loïc, nhà đồng sáng lập Pierre-Antoine Brun và những thành viên còn lại trong đội ngũ đã trải qua những tháng dài tăm tối.

Khi một doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản, họ thường mong đợi rằng các chính quyền cấp cao sẽ thể hiện sự thông cảm và có những hỗ trợ để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ hơn để phần nào giảm bớt gánh nặng trên vai doanh nghiệp, anh bộc bạch. “Chúng tôi đang đối phó với một hệ thống không dễ dàng giúp các công ty với ngân sách cạn kiệt có thể vượt qua thời kỳ khó khăn”, Loïc chia sẻ.

Các thành viên đã kiên trì hoạt động và đến cuối năm 2020, Loïc đã có một số cuộc thảo luận với Society Pass cũng như những người quan tâm đến việc mua lại một số tài sản của Leflair. “Khi bạn vượt qua giai đoạn khó khăn, mọi người sẽ nhìn thấy cơ hội trong việc sở hữu một phần công ty mà bạn đã từng thành công.” Thay vì bị gỡ bỏ hoàn toàn, đề nghị của SoPa cho phép Leflair được tái thiết và tận dụng toàn bộ tài sản của Leflair để tạo ra giá trị một lần nữa. Đây là “kết quả tốt nhất có thể cho tất cả các bên liên quan.”

Tương lai của Leflair cùng SoPa

Society Pass được ra mắt trên Nasdaq vào tháng 11 vừa qua, là công ty tập trung vào việc mua lại, xây dựng hệ sinh thái gồm các công ty công nghệ trong ngành dọc Thời trang, Làm đẹp, Du lịch và Ăn uống.

Leflair và tất cả các công ty khác trong khu vực trực thuộc SoPa hiện có thể tiếp cận một lượng vốn lớn thông qua thị trường chứng khoán Mỹ. Loïc giải thích: “Chúng tôi tận dụng thực tế rằng chúng tôi hiện là một công ty niêm yết tại Hoa Kỳ, và tích hợp những công ty có thể không có cơ hội bán công ty của họ hoặc kết nối với các VCs”.

Thực tế là hầu hết các công ty không bao giờ bị thâu tóm, anh bộc bạch. Nếu bạn là một nhà sáng lập Việt Nam hoặc Đông Nam Á, cơ hội để có lối thoát hoặc con đường quay trở lại cho các cổ đông hoặc nhân viên lâu năm là rất mong manh. SoPa tạo ra giá trị cho các công ty tương lai mà SoPa sẽ tích hợp vào hệ sinh thái của mình: Cơ hội ra đi và cơ hội tham gia vào hệ sinh thái mà nhờ đó sẽ giúp họ giảm chi phí mua lại và có được khách hàng mới. Điều này cũng tạo ra giá trị cho những khách hàng hiện tại nhờ các lợi thế lớn hơn.

Bài học kinh nghiệm từ quá khứ

“Hiện tại tôi là một doanh nhân và một con người rất khác so với hai năm trước,” Loïc nói. Sau tuyên bố phá sản của Leflair, phải mất gần một năm để Leflair tìm ra lối thoát và được SoPa mua lại. Song dù khó khăn cách mấy thì việc từ bỏ cũng không phải là một phần của lựa chọn.

Đối mặt với bất trắc, Loïc vẫn kiên cường, thực hiện các động thái được tính toán thận trọng và kỹ lưỡng khi xác định những bước tiếp theo dành cho Leflair. "Nếu tôi không đặt mình vào vị trí để thực hiện một thỏa thuận, kết quả này đã không bao giờ có thể xảy ra." Loïc nói, “Đừng gắn bó tình cảm với một công ty đã từng tuyệt vời, thay vào đó hãy tập trung vào những gì có thể đem điều tuyệt vời ấy quay trở lại”. Có thể thấy, việc chấp nhận lời đề nghị của SoPa là quyết định đúng đắn nhất, hứa hẹn đem lại một tương lai phát triển lâu dài và bền vững cho Leflair.

“Sự kiên nhẫn và cân bằng luôn chứa đựng những giá trị nhất định,” Loïc khẳng định. Câu “thần chú” trước đây của anh “được ăn cả, ngã về không” không phải lúc nào cũng đem lại những kết quả như ý, đây là bài học mà anh đã học được sau thương vụ Leflair. Giờ đây, với tất cả những gì được đúc kết từ chính kinh nghiệm của mình, anh tin rằng việc tìm kiếm sự cân bằng phù hợp trong kinh doanh có thể giúp doanh nhân và công việc của họ tiến xa hơn. "Sự trưởng thành không làm bạn thất vọng”.

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 18/5/2016 giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Đề án có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.