Ngân hàng Việt Nam đang ở đâu trên đường đua chuyển đổi số? | Vietcetera
Billboard banner
19 Thg 11, 2021

Ngân hàng Việt Nam đang ở đâu trên đường đua chuyển đổi số?

Với 26 năm kinh nghiệm chuyển đổi số, anh Đào Trung Thành sẽ phân tích và giải đáp những cột mốc trên hành trình chuyển đổi số tiêu biểu của một ngân hàng.
Ngân hàng Việt Nam đang ở đâu trên đường đua chuyển đổi số?

Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.
Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại:
Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu của tất cả ngành nghề trong thời hiện đại. Như tác giả của cuốn sách “Phi Lý Trí”, Dan Ariely thì: “Chuyển đổi số như là tình dục của tuổi thanh thiếu niên. Mọi người đều nói về điều đó, nhưng chỉ có một vài người hiểu rõ chuyển đổi số là gì”.

Với tư cách là nhà tư vấn, DTSI (Quỹ Đầu tư Chiến lược Chuyển đổi Kỹ thuật số) cho rằng xu hướng này là một cuộc cách mạng, tạo ra những hình thức kinh doanh mới, mà ở đó công nghệ là động lực. Các doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi từ vốn tài chính (capital) sang vốn dữ liệu (data capital). Thế nhưng các doanh nghiệp, nhất là trong ngành tài chính, đang ở đâu trên hành trình chuyển đổi số này?

Với 26 năm kinh nghiệm chuyển đổi số anh Đào Trung Thành, đồng sáng lập DTSI, đồng tác giả của cuốn sách “Hướng Nghiệp 4.0”, sẽ phân tích và giải đáp những cột mốc trên hành trình chuyển đổi số tiêu biểu của ngành ngân hàng.

Đi lên từ blockchain

Theo thống kế của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản tín dụng vào tháng 1/2021 vào khoảng 604 tỉ đô la, gấp đôi GDP của Việt Nam năm 2020. Lĩnh vực ngân hàng là một trong 3 lĩnh vực được tác động mạnh nhất bởi quá trình chuyển đổi số.

Những sản phẩm như ví điện tử, tích hợp thanh toán vào điện thoại, trực tuyến là bước tiến đầu tiên của các ngân hàng trên con đường chuyển đổi số. Người sử dụng không cần phải đến ngân hàng để sử dụng dịch vụ tài chính, nhờ sự phát triển của các công ty fintech (tài chính-công nghệ).

70% khách hàng của ngành ngân hàng có độ tuổi dưới 35. Theo thống kê, có 15 triệu bạn gen Z sẽ gia nhập thị trường ngân hàng, đa số họ đã quen với công nghệ. Ngân hàng, vì thế, cũng cần phải bắt kịp với lối sống của các khách hàng tiềm năng của mình.

Tài chính phi tập trung là một nền tài chính dựa trên blockchain (công nghệ chuỗi khối). Hiện nay, 9 trên 10 ngân hàng tập trung nghiên cứu về blockchain. Bước nhảy này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng: công khai minh bạch, giảm chi phí cho khách hàng, quy trình tinh giản.

Cũng như các công ty công nghệ, ngân hàng phải tập trung vào lĩnh vực trải nghiệm khách hàng nếu muốn hướng đến một quá trình chuyển đổi số hiệu quả. Ngân hàng cũng phải mở rộng cạnh tranh với những doanh nghiệp đó. Một ngân hàng đóng vai trò là một bên trung gian đáng tin cậy, giải quyết những vấn đề quyền lợi cũng như bảo mật an toàn cho khách hàng.

Anh Thành chia sẻ về sự khác biệt của những ngân hàng số chuyên biệt (digital-only bank). Khác với những ngân hàng có dịch vụ số, những ngân hàng số này vận hành dựa trên nền tảng công nghệ như lưu trữ đám mây, và không cần sự hiện diện vật lý. Hơn thế, Việt Nam rất nhạy cảm với sự phát triển của công nghệ trên thế giới. Trong đó, chúng ta đang áp dụng 3 giai đoạn chuyển đổi số của các ngân hàng:

  1. Giai đoạn số hoá: Từ thủ công sang số;
  2. Giai đoạn sử dụng các quy trình số hoá: Tích hợp và tự động hoá;
  3. Giai đoạn tái tạo số: Mang lại trải nghiệm, mô hình kinh doanh và hệ sinh thái kỹ thuật số.
Đagraveo Trung Thagravenh DTSI
Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Đa phần các ngân hàng Việt Nam đang ở giai đoạn đầu chuyển tiếp sang giai đoạn 2. Ngân hàng MB là một ví dụ điển hình đi đầu trong chuyển đổi từ ngân hàng truyền thống sang một công ty công nghệ, bắt kịp với các ông lớn công nghệ thế giới với những sản phẩm phi ngân hàng như: mua sắm, giải trí, tư vấn y tế, giáo dục,...tiện lợi cho khách hàng. Phải có những sản phẩm đó, một ngân hàng mới có thể bước lên giai đoạn tái tạo số.

Rủi ro trên đường đua nước rút

Khả năng chuyển đổi số của một ngân hàng được đánh giá qua chỉ số sẵn sàng về kỹ năng số (digital readiness assessment, viết tắt là DRA). Một trong những yếu tố để đánh giá một doanh nghiệp có DRA cao hay thấp là tốc độ.

Tốc độ ở đây tức là ngân hàng phải làm việc theo phong cách nhanh chóng (agile) trong việc thử nghiệm các sản phẩm mới. Họ phải nghiên cứu, thiết kế, giới thiệu, nghiệm thu, đánh giá và cập nhật nhanh chóng.

Khác với cách làm việc thác nước, khi mà một công đoạn phải được hoàn thiện trước khi chuyển tiếp qua giai đoạn mới, cách làm việc agile đòi hỏi tất cả bộ phận phải liên tục theo dõi, đánh giá và cập nhật. Thử thách ở đây là làm sao để nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng.

Với tốc độ làm việc đó, các ngân hàng phải chấp nhận việc sản phẩm mới cần phải cập nhật liên tục để phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đoán đúng nhu cầu thị trường ngay từ lần đầu tiên.

Giai đoạn thử nghiệm một sản phẩm mới đôi khi sẽ là một bài học cho những sản phẩm sau. Tuy nhiên, phong cách làm việc agile cũng đòi hỏi ngân hàng phải vực dậy ngay lập tức để khỏi lỡ nhịp trên đường đua chuyển đổi số.

Đagraveo Trung Thagravenh DTSI
Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Ở ngưỡng cửa giai đoạn tái tạo số, theo đánh giá của anh Thành, MB cũng là ví dụ điển hình chuyển đổi số thận trọng vừa đủ, với tính đột phá có tầm nhìn chiến lược.