Nghệ thuật hàn gắn những trái tim tổn thương | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
14 Thg 02, 2023

Nghệ thuật hàn gắn những trái tim tổn thương

Chúng ta thường loay hoay thoát khỏi những tổn thương mà một cuộc tình đổ vỡ để lại. Với người nghệ sĩ, họ đi tìm kiếm sự chữa lành trong sáng tác nghệ thuật, trong âm nhạc và tranh vẽ.
Nghệ thuật hàn gắn những trái tim tổn thương

Nguồn: MoT+++

MoT

Trước tháng Hai, tháng Valentine, làng âm nhạc thế giới sôi động với sự trở lại của các nữ ca sĩ. "Flowers" - bài hát mới nhất của Miley Cyrus đã phá vỡ kỷ lục phát trực tuyến trong một tuần trên Spotify, BZRP Music Session của Shakira giúp cô trở thành nghệ sĩ Latin đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng số người nghe hàng tháng, hay "Kill Bill" của SZA chễm chệ tại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 suốt sáu tuần liên tiếp.

Cả ba bài "hit" này, dù khác nhau giai điệu và thể loại, đều có chung một điểm: Lời tự sự sau một cuộc tình đổ vỡ và cách trái tim được hàn gắn sau những tổn thương.

alt
Nguồn: MoT+++

Khi "nghệ thuật" giao thoa với "trị liệu"

Trong quyển "Art As Therapy" (Tạm dịch: Nghệ thuật là một loại trị liệu) của nhà triết học Alain de Botton có câu: "Tôi tin rằng nghệ thuật là một công cụ trị liệu, như âm nhạc. Nghệ thuật cũng là phương tiện để chúng ta hồi phục sau những đổ vỡ về hy vọng và phẩm giá, phát triển khả năng đồng cảm và lấy lại cảm giác chủ nghĩa duy tâm chính trị".

Nghệ thuật cũng được coi là một công cụ trị liệu nhằm tạo điều kiện để bệnh nhân thảo luận, bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình, từ đó phát triển một kiểu tư duy mới.

Ngược lại với mô típ tình yêu màu hồng thường bị quá thương mại hoá, từ bản R&B siêu chill của "Kill Bill" đến bản nhạc dance bắt tai với câu từ thẳng thắn từ Shakira hay bản ballad với thông điệp yêu bản thân của Miley Cyrus, những nghệ sĩ này không ngần ngại chia sẻ nỗi đau của mình đến công chúng, khẳng định những tổn thương này là một phần con người họ.

Nỗi thất vọng, giận dữ và nỗi buồn là chất liệu để họ sáng tác, kết tinh thành sản phẩm âm nhạc ấn tượng, rất "người". Khán giả yêu thích các ca khúc này không chỉ vì giai điệu, mà còn vì họ thấy chính bản thân mình, cảm xúc của mình vang vọng trong những ca từ ấy.

Và không chỉ có âm nhạc, một liệu pháp nghệ thuật cũng được sử dụng rất nhiều trong việc trị liệu cảm xúc và hàn gắn những tổn thương chính là vẽ tranh.

"Ai Yêu Ai" - Tình yêu ở thế kỷ 21

Ở không gian triển lãm tại MoT+++, các nghệ sĩ được khuyến khích truyền tải câu chuyện và cảm xúc của mình vào tác phẩm ở nhiều hình thức khác nhau.

Với hoạ sĩ Lê Quốc Anh (sinh năm 1999), vẽ tranh là cách anh lưu giữ những kỷ niệm về mối tình đã qua. Với phong cách tối giản, Quốc Anh trải lòng mình qua series gồm 6 bức tranh, mỗi bức được đặt tên theo một loại tình yêu trong tiếng Hy Lạp cổ “Eros, Erotoropia, Philautia, Philia, Pragma, Storge.”

alt
Tác phẩm "connect and disconnect" của Quốc Anh. | Nguồn: MoT+++

Trong số các bức tranh của mình, "Agápe" (Tình yêu vị tha) là bức mang Quốc Anh về với tình yêu mà anh sẽ mãi không quên. Tranh vẽ của anh in dấu nỗi lòng sau khi đi qua một cuộc tình và sự trân trọng với người anh đã dành tình cảm. Tác phẩm của Quốc Anh dễ dàng kết nối với những ai đã từng trải qua hoàn cảnh tương tự.

alt
Tác phẩm "Mixed Emotion" của Quốc Anh. | Nguồn: MoT+++

Vẽ tranh không phải là phương pháp duy nhất các nghệ sĩ của MoT +++ sử dụng để giãi bày những tổn thương trong quá khứ. Thông qua buổi trưng bày cá nhân "Ai Yêu Ai", Cam Xanh đã thể hiện cách nhìn độc đáo về những tình yêu thông qua các bảng hiệu và biểu tượng kỹ thuật số, bằng những phép lặp từ "LOVE."

Tác phẩm "Colors of My Heart" (Màu sắc của trái tim tôi) gồm 7 biểu tượng trái tim cầu vồng đại diện cho 7 ngày trong tuần và một màu đen cho "buổi đêm." Qua các tranh kỹ thuật số bằng màu acrylic, Xanh Cam trắc nghiệm tính tương quan giữa cảm xúc/tổn tương cá nhân với những dấu hiệu, biểu tượng kỹ thuật số và biểu tượng cảm xúc vô cơ như những emoji .

Với Cam Xanh, quá trình sáng tác giúp cô lấy lại cân bằng trong cuộc sống và giải phóng năng lượng vào những dải sắc màu. Tác phẩm của cô cho thấy Cam Xanh không chỉ hồi phục sau những tổn thương mà còn nở rộ hơn xưa.

Đón chờ những triển lãm sắp tới tại MoT+++

Trong thời đại dịch đầy biến động, MoT+++ vẫn không ngừng hỗ trợ các nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật tại Việt Nam. A.Farm là một chương trình lưu trú sáng tác được thành lập vào năm 2018 do MoT+++ đồng sáng lập và điều hành. A.Farm không chỉ cung cấp cho nghệ sĩ một chốn lưu trú an toàn trong giai đoạn giãn cách xã hội, mà còn tạo cơ hội và động lực để nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo và trau dồi kỹ năng chuyên môn.

Saverio Tonoli (sinh năm 1984) là một trong những nghệ sĩ người Ý tham gia mùa 3 của A.Farm. Trong suốt 4 tháng lưu trú tại A.Farm vào năm 2020, gấp đôi thời gian dự tính, Saverio Tonoli đã có thể luyện tập và phát triển kỹ năng vẽ tranh mực, in độc bản, kết hợp giữa hoa văn sóng nước, không khí, với những lớp màu loang lổ chồng chất.

alt
Các nghệ sĩ lưu trú của A.Farm mùa 3. | Nguồn: MoT+++

Mùa hè năm 2020, MoT +++ đã tổ chức buổi tri ân dành cho Lananh Le - thành viên mùa 1 của chương trình lưu trú A.Farm với là nghệ sĩ thành viên của MoT +++ , với 12 tiếng trình chiếu lại các tác phẩm tranh kỹ thuật số được giới thiệu trong buổi triển lãm trước đó của cô. Buổi tri ân cũng bao gồm các trình diễn nghệ thuật của Kim Trang, Đạt Nguyên và Ian Ritcher, với những màn trình diễn âm thanh/nhảy của Đoàn Toàn, Trang Ly và Đạt Nguyễn.

Trong thời điểm khó khăn nhất, sứ mệnh và mục tiêu của Mot+++ càng được củng cố và ủng hộ từ chính những nghệ sĩ mà MoT+++ hỗ trợ. Dù đại dịch đã qua nhưng những nỗi đau và khó khăn để lại vẫn còn hiện hữu, MoT+++ mong có thể mang tiếng nói khích lệ đến không chỉ cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp mà còn cho cả cộng đồng.

Nhân dịp Valentine, MoT+++ mời bạn đến thăm và cùng tôn vinh tình yêu - ngôn ngữ phổ quát của nhân loại tại tòa nhà Centec Tower (TP. HCM) và Tách Spaces (Hà Nội).

Chuyển ngữ bởi Bích Trâm