Otaku là gì? Bạn có phải là một otaku? | Vietcetera
Billboard banner
05 Thg 09, 2021

Otaku là gì? Bạn có phải là một otaku?

Nhật Bản là một trong những nước thành công trong lĩnh vực xuất khẩu văn hóa, đặc biệt là văn hóa đại chúng như manga, anime - tạo nên một lượng otaku đông đảo.
Otaku là gì? Bạn có phải là một otaku?

Nguồn: Pinterest

1. Otaku là gì?

Otaku (オタク) ra đời tại Nhật Bản vào những năm 1970, là một từ lóng mà người Nhật chỉ những người có sở thích tới mức ám ảnh về một vấn đề, thường là loại hình văn hóa đại chúng như anime, manga, phim ảnh hay trò chơi điện tử. Họ am hiểu tường tận về kiến thức, sưu tầm vật phẩm, mô hình, tranh ảnh, DVD liên quan đến sở thích ấy. (Theo Urban Dictionary)

alt
Căn phòng của một otaku hâm mộ idol ảo Hatsune Miku. | Nguồn: Pinterest.

Họ thường bị coi là những người suốt ngày ở trong nhà, không giao tiếp xã hội và sống trong thế giới của mình (từ otaku trong Hán tự お宅 còn mang nghĩa là “nhà”).

2. Nguồn gốc của otaku

Otaku được sử dụng rộng rãi hơn tại Nhật vào những năm 1980 do sự nở rộ của văn hóa anime và phổ biến tới ngày nay. Tuy nhiên, khái niệm otaku vẫn chưa có định nghĩa cụ thể và không xuất hiện trong từ điển chính thống.

otaku đối với người Nhật mang một ý nghĩa khá tiêu cực, đặc biệt là sau khi tên sát nhân hàng loạt Tsutomu Miyazaki (biệt danh là “Sát nhân otaku”) bị bắt vào năm 1989, cùng với với một số lượng lớn anime, game và video bạo lực được tìm thấy tại nhà hắn. Do vậy, các otaku trong hình dung của nhiều người Nhật thường là những người không có bất kỳ một mối liên hệ gì với bên ngoài, chỉ có thế giới game và truyện tranh .

alt
Sát nhân otaku. | Nguồn: grave review

Mặt khác, khái niệm otaku ở những nước phương Tây khá phổ biến, trong tiếng Anh, otaku còn có nghĩa là geek hay nerd. Từ này mang ý nghĩa đơn thuần, không có nghĩa xấu – chỉ những người chung đam mê anime, manga hoặc văn hoá Nhật Bản.

Tóm lại, không nên tùy tiện dùng khái niệm otaku khi không cần thiết và tuỳ theo văn hoá. Có thể dùng “manga – anime fan” là một từ chính xác để miêu tả những fan của manga và anime hơn là otaku, đặc biệt là khi ở Nhật.

3. Sử dụng từ otaku thế nào?

Tiếng Anh:

He is a real otaku, always glued to anime. I think he hasn’t stepped out of his house for almost 2 weeks.

Tiếng Việt:

Anh ta là otaku chính hiệu đấy, suốt ngày dán mắt xem anime. Tôi nghĩ anh ta chưa bước ra khỏi nhà gần 2 tuần rồi.

4. Các từ liên quan đến otaku

Doruota (Idol otaku): fan nam cuồng của các thần tượng nữ. Một trong những thần tượng có lượng Doru-ota đông đảo nhất Nhật Bản như AKB48 và Hello! Project.

Guruupii: fan nữ cuồng nhiệt, đi cùng Idol trong mọi show nhạc, luôn săn đón, không ngần ngại gây ồn ào hay đuổi theo xe của các ca sĩ nhạc rock.

Fujoshi (hủ nữ): là những cô gái bị thu hút bởi tình yêu giữa nam với nam, luôn đọc truyện, phim và tưởng tượng về cuộc sống đồng tính nam.

Cosplay: những người hâm mộ thích nhập vai hóa thân thành các nhân vật trong anime, manga, idol mà họ yêu thích bằng cách trang điểm, mặc trang phục, dùng phụ kiện, biểu cảm đặc trưng cho giống nhân vật đó nhất.

Hikikomori: những người hoàn toàn rút khỏi phần còn lại của xã hội và cô lập mình trong nhà, không chịu đi ra ngoài trong một khoảng thời gian dài (hơn nửa năm). Otaku không phải là hikikomori.

5. Đọc thêm về những chủ đề liên quan đến otaku trên Vietcetera

Weeaboo (wibu) là gì?

Hết otaku rồi lại Weeaboo, hai từ này có gì khác nhau không vậy, chẳng phải cùng chỉ những fan cuồng anime sao? Đọc ngay để tránh nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Waifu là gì? Bạn có waifu không?

Otaku nào chắc hẳn cũng phải có một waifu rồi. Đọc thêm về những người tình 2D của của các otaku cùng Vietcetera nhé.

Trap là gì? Bạn đã từng gặp “bẫy” chưa?

Nếu là otaku chính hiệu thì chắc chắn sẽ không gặp trap rồi, còn bạn có tự tin mình sẽ không mắc “bẫy” này?

6 hiện tượng thường gặp trong anime: Ngẫu nhiên hay là cả một chiến lược?

Chảy máu mũi khi hưng phấn, mắt to size XXL có phải chính là ấn tượng đầu tiên khi bạn xem anime? Liệu đây là một sắp xếp ngẫu nhiên hay có chủ đích của các nhà làm phim?