Vì sao bạn cứ chờ "nước đến chân mới nhảy"? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
07 Thg 10, 2021

Vì sao bạn cứ chờ "nước đến chân mới nhảy"?

Không đơn giản chỉ vì lười, tình trạng “nước đến chân mới nhảy” liên quan nhiều đến tâm lý hơn bạn nghĩ!
Vì sao bạn cứ chờ "nước đến chân mới nhảy"?

Nguồn: Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

11:59 là tới hạn nộp bài, nhưng 11:57 vẫn gõ phím lia lịa? Chào mừng bạn đến với hội "nước tới chân mới nhảy"!

Đôi khi, chúng ta chọn trì hoãn một công việc vì có chiến lược nhất định. Thế nhưng nhiều lúc chỉ đơn giản là bạn rơi vào bẫy tâm lý và sử dụng sai thời gian, dẫn đến không ít lần đầu bù tóc rối khi deadline đến gần mà chưa làm được gì.

Điều gì đã khiến dù deadline đã đến gần, bạn vẫn chưa chịu hoàn thành chúng?

Vì muốn adrenaline "rượt"

Adrenaline là một loại hormone được tiết ra bởi tuyến thượng thận nằm ở trên đầu mỗi quả thận. Mỗi khi cơ thể của chúng ta gặp phải tình trạng căng thẳng, adrenaline sẽ được sản xuất. Khi căng thẳng quá nhiều, bạn sẽ gặp tình trạng adrenaline rush.

Adrenaline giúp phân giải glycogen thành glucose. Lượng glucose ở mức an toàn sẽ cung cấp nguồn năng lượng cho não suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi để nhanh chóng xong việc. Bạn có từng nhận thấy mình tập trung hơn và “múa bút” như thần khi deadline gần kề chưa? Đó chính là nhờ tác động của adrenaline rush.

Adrenaline rượt lagrave một trong những nguyecircn nhacircn khiến bạn chờ đến saacutet deadline mới lagravem việc Nguồn Thịnh Trần orkaboi cho Vietcetera
Adrenaline "rượt" là một trong những nguyên nhân khiến bạn chờ đến sát deadline mới làm việc.

Tuy nhiên, nếu bạn luôn làm việc trong tình trạng bị adrenaline rush thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về lâu dài.

Trong cuốn sách The End of Stress as We Know It, tiến sĩ Bruce McEwen, đồng thời là giáo sư thần kinh học tại Đại học Rockefeller, và nữ nhà văn Elizabeth Lasley nhắc nhở rằng nếu cơ thể phải liên tục phản ứng với căng thẳng trong thời gian dài thì não, hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn sẽ hoạt động kém đi. Những biểu hiện rõ rệt là bạn bị mất ngủ, sức đề kháng kém, hay thậm chí là bị rối loạn lo âu.

Ngoài ra, adrenaline được sản sinh quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể - một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì.

Vì muốn ở yên trong vùng an toàn

Lý do để “nước đến chân mới nhảy” có thể đến từ việc bạn sợ hãi sự thay đổi và muốn ở yên trong khu vực khiến bản thân thấy thoải mái nhất. Đó là kết quả nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Robert Yerkes và John Dillingham Dodson vào năm 1908, hay còn được gọi là định luật Yerkes-Dodson.

Deadline lagrave đi kegravem với nỗi sợ vagrave lo lắng necircn ở yecircn trong vugraveng an toagraven thiacutech hơn Nguồn Thịnh Trần orkaboi cho Vietcetera
Deadline là đi kèm với nỗi sợ và lo lắng, nên ở yên trong vùng an toàn thích hơn!

Về cơ bản, con người đều thích trạng thái an toàn - làm những công việc quen thuộc, không tốn sức lực và không có tính thử thách. Vì tại đấy, chúng ta sẽ không phải chịu áp lực từ những việc đòi hỏi sự thay đổi hay bứt phá, và cũng không phải đối mặt với nỗi sợ năng lực của mình bị đánh giá.

Deadline là một khu vực ngoài vùng an toàn với nhiều thách thức và rủi ro. Vậy nên, chúng ta có xu hướng trì hoãn deadline như một phương pháp tự bảo vệ bản thân. Bởi khi thất bại, ta dễ dàng đổ lỗi cho việc không đủ thời gian chứ không phải soi rọi vấn đề năng lực của chính mình.

Vì thời gian thư thả khiến bạn lơ là

Khi có thêm thời gian để hoàn thành điều gì đó, chúng ta có xu hướng tận dụng bằng hết dù không thực sự cần và cũng không giúp cải thiện hiệu suất công việc. Đây gọi là định luật Parkinson, một nghiên cứu của Cyril Northcote Parkinson - nhà sử học người Anh.

Ông đưa ra ví dụ là nếu một người có cả ngày để viết và gửi thư cho ai đó, họ sẽ mất rất nhiều giờ để hoàn thành. Trong khi đó, một doanh nhân bận rộn chỉ cần ba phút là xong.

Đừng để thời hạn lacircu dagravei của cocircng việc khiến bạn lơ lagrave việc hoagraven thagravenh noacute Nguồn Deadline lagrave đi kegravem với nỗi sợ vagrave lo lắng necircn ở yecircn trong vugraveng an toagraven thiacutech hơn Nguồn Thịnh Trần orkaboi cho Vietcetera
Đừng để thời hạn lâu dài khiến bạn lơ là chuyện hoàn thành công việc.

Khi được giao một công việc nào đó, bạn sẽ thường tự hỏi “Mình bao nhiêu thời gian để hoàn thành?” thay vì “Mình cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành?”. Suy nghĩ này sẽ khiến bạn vô thức điều chỉnh công việc sao cho vừa với thời hạn đề ra, dẫn đến tình trạng chậm trễ công việc mà đáng lẽ có thể hoàn thành sớm hơn.

Thêm vào đó, khi thời hạn của công việc càng dài, bạn sẽ càng nghĩ rằng nó khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức hơn thực tế. Vì lẽ đó, bạn sẽ càng muốn trì hoãn tới cùng.