Hậu đại dịch, các công ty công nghệ có còn thắng đậm? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Hậu đại dịch, các công ty công nghệ có còn thắng đậm?

Có phải quyền lực kinh tế đang dần nghiêng về các tập đoàn tư nhân?
Hậu đại dịch, các công ty công nghệ có còn thắng đậm?

Nguồn: Getty Images

1. Doanh thu mùa dịch tăng trưởng ra sao?

Kinh tế toàn cầu chao đảo khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới. Tuy nhiên chỉ sau 2 năm, các tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) bắt đầu hồi phục, thể hiện qua báo cáo doanh thu quý:

  • Alphabet, công ty mẹ của Google, báo cáo lợi nhuận gộp lên tới hơn 50 tỷ USD;
  • Microsoft tăng 47% so với 1 năm trước;
  • Apple ghi nhận doanh thu 81,4 tỷ USD;
  • Facebook cũng được báo cáo là có tốc độ doanh thu tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
titleToacutem Lại Lagrave Caacutec cocircng ty cocircng nghệ ngagravey cagraveng giagraveu rồi thigrave sao Toacutem Lại Lagrave Caacutec cocircng ty cocircng nghệ ngagravey cagraveng giagraveu rồi thigrave sao
Doanh thu tăng dần đều của các công ty công nghệ | Nguồn: Finacial Times

2. Tại sao mùa dịch mà doanh thu tăng?

Các cửa hàng từ lớn đến nhỏ đã đều phải chuyển sang buôn bán trực tuyến trong mùa giãn cách xã hội để phục vụ cho nhu cầu mua sắm tăng cao. Đây là lúc mà dịch vụ quảng cáo của Facebook, Google và Amazon nhập cuộc khi không ai nắm giữ nhiều dữ liệu thị trường hơn các công ty này.

Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng tập trung vào các sản phẩm phần cứng có nhu cầu cao trong đại dịch như máy chơi game (Xbox của Microsoft), điện thoại 5G (Apple). Việc làm việc trực tuyến cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải chi tiền cho các phần mềm máy tính như Zoom và điện toán đám mây.

Có thể thấy, những sản phẩm công nghệ của thung lũng Silicon đã trở thành công cụ nòng cốt giúp người dân Mỹ vượt qua đại dịch.

3. Ta rút ra được gì từ sự tăng trưởng này?

Điều đầu tiên ta nhận ra là công nghệ không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Khi cả thế giới khốn đốn thì các Big Tech đã biến đại dịch thành cơ hội để vươn lên. Amazon mạnh tay đầu tư cho dịch vụ điện toán đám mây. Bing và Linkedin thì chớp cơ hội nhảy vào thị trường quảng cáo.

Các thói quen được sinh ra trong thời COVID đã len lỏi sâu hơn trong cuộc sống, có khả năng vẫn sẽ không thay đổi sau đại dịch. Các sự kiện hybrid dần trở thành xu thế. Làm việc từ xa chứng minh hiệu quả khi giúp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Google đã tiết kiệm 1 tỷ USD khi để nhân viên làm việc tại nhà.

Các công ty công nghệ vốn đang thống lĩnh, lại càng có nhiều cơ hội khi thị trường bắt đầu mở cửa lại nhờ vào tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao. Sự độc quyền của các công ty này rồi sẽ lớn tới đâu?

4. Vật cản tăng trưởng của các công ty này là gì?

Chính phủ Mỹ chính là rào cản duy nhất khiến những công ty này chùn bước. Năm vừa qua, nhiều công ty công nghệ từ Facebook tới Amazon đều phải hầu tòa vì những cáo buộc độc quyền.

titlebig techs Big techs
Từ Facebook, Amazon, Apple và cả Google đều phải ra hầu tòa | Nguồn: rollcar

Ngày 25/06, Mỹ đã thông qua dự luật được cho là mạnh mẽ nhất, tác động thẳng vào mô hình kinh doanh của những Big Tech. Chính phủ Mỹ đang dồn công lực để chống lại sự độc quyền thị trường của các công ty này.

5. Tại sao cần phải chống lại sự độc quyền?

Theo như New York Times, các công ty công nghệ khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro khi có biến động xảy ra.

Sự sụp đổ của một công ty lớn sẽ kéo theo nhiều công ty nhỏ, dẫn đến sự sụt giảm của một nền kinh tế. Đấy chính là rủi ro hệ thống (systemic risk), thứ đã gây nên khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Việc nắm giữ nhiều thông tin và dữ liệu đáng giá cũng biến các công ty này trở thành miếng mồi ngon cho tội phạm mạng xuyên quốc gia. Nhất là khi Mỹ vừa qua đã phải đối mặt với nhiều vụ tấn công trực tuyến nhằm phá hoại hệ thống và cơ sở hạ tầng.

Chính phủ Mỹ có nhiều hơn 1 lý do để giới hạn quyền lực của các Big Tech.

6. Quốc gia nào có động thái giống Mỹ?

Trung Quốc đang triển khai một chiến dịch lớn nhằm chống lại sự độc quyền trong ngành công nghiệp Internet nước này, bất chấp những tổn hại kinh tế trước mắt.

Mở đầu chuỗi “trừng phạt" này là Alibaba, DiDi (ứng dụng gọi xe), tiếp nối đó là ông trùm ngành âm nhạc Tencent rồi tới WeChat.

titleToacutem Lại Lagrave Caacutec cocircng ty cocircng nghệ ngagravey cagraveng giagraveu rồi thigrave sao Toacutem Lại Lagrave Caacutec cocircng ty cocircng nghệ ngagravey cagraveng giagraveu rồi thigrave sao
Phân nửa các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc gồn Alibaba, Tencent, ByteDance, Baidu đều nhận lệnh trừng phạt từ Bắc Kinh | Nguồn: straitstimes

Tuy nhiên, khác với mục đích của Mỹ khi ưu tiên quyền lợi của người tiêu dùng, các chiến lược của Trung Quốc đang dồn quyền lực và dữ liệu vào tay chính phủ.

7. Cuộc chiến lớn hơn là gì?

Những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu “sao chép" mô hình kinh tế Mỹ và xây dựng một thung lũng Silicon cho riêng mình. Nước Mỹ có Elon Musk, Trung Quốc có Jack Ma, người Mỹ dùng Facebook thì Trung Quốc có Weibo.

Tuy nhiên cho tới hiện tại, Bloomberg cho rằng cuộc chiến kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang có nhiều biến chuyển. Với những động thái hiện tại, có thể Trung Quốc đang tạo ra một mô hình kinh tế mới để đối đầu với Mỹ, đi xa dần với thung lũng Silicon ban đầu.

Có thể thấy sự thay đổi của cả 2 tay đua kinh tế dẫn đầu sớm muộn cũng sẽ gây nên những ảnh hưởng trên toàn thế giới. Sự siết chặt về quản lý của các công ty công nghệ cũng chỉ là một phần kế hoạch trong một cuộc chạy đua kinh tế lớn hơn.