Teamwork với chính mình là như thế nào? | Vietcetera
Billboard banner

Teamwork với chính mình là như thế nào?

Bạn có thể một mình đánh lửa, nhưng không thể đánh lửa nếu chỉ có một hòn đá.
Teamwork với chính mình là như thế nào?

Nguồn: Jeremy Yap/Unsplash

Teamwork (làm việc nhóm) thường được xem là một loại kỹ năng vô cùng cần thiết. Đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp những câu hỏi như làm thế nào để các cá nhân trong một nhóm phối hợp nhịp nhàng, phát huy thế mạnh của nhau, từ đó hoàn thành mục tiêu chung.

Thế nhưng có một sự thật là, ngay cả khi bạn không làm việc chung với ai, bạn vẫn phải “teamwork”, hay nói cách khác là “hợp tác” với chính mình.

Cụ thể, chính mình ở đây là ai?

Dù làm gì, bạn luôn có 3 “đồng đội” này

Trong chiacutenh chuacuteng ta mỗi người đatilde luocircn coacute sẵn 3 người đồng đội
Mỗi người luôn có 3 bản thể cái "tôi". Họ là ai?

Nếu để ý, bạn có thể dễ thấy rằng có rất nhiều thứ trong cuộc sống đi theo bộ 3.

Chẳng hạn, nguyên tử, đơn vị cơ bản của vật chất được cấu thành từ 3 hạt: proton, electron, neutron. Thời gian được chia làm 3 thì: quá khứ, hiện tại, tương lai. Các bộ 3 trong phim ảnh, sách truyện cũng không thiếu, như Bao Thanh Thiên - Công Tôn Sách - Triển Chiêu, hay Harry Potter - Ron - Hermione.

Dựa trên những quan sát đó, cộng với các trải nghiệm thực tế, mình nhận thấy rằng một đội “ăn ý” trong công việc thường có 3 người. Vì thế, mình tạm tách bản thân ra thành bộ 3 “cái tôi” khác nhau. Mỗi cái tôi có một sở trường khác nhau.

1. “Tôi” hành động - Cứ làm đã, rồi tính tiếp

Cứ lagravem đatilde rồi tiacutenh tiếp
Cứ làm đã, rồi tính tiếp!

Đây là một anh chàng đầy nhiệt huyết, đặc biệt là khi vừa được truyền cảm hứng để làm một việc gì đấy. Anh sẽ thường muốn bắt tay vào làm ngay mà không cần hỏi ý kiến của 2 người còn lại.

Điểm mạnh của anh chàng này đó là ít bị sự trì hoãn chi phối. Nhưng cũng vì vội vàng, chăm chăm lao đầu về đích, anh thường dễ mắc những sai lầm đáng tiếc. Rồi mỗi lần như vậy, anh thường phải nghe: “Tại sao cậu làm vậy? Không biết suy nghĩ à?”

Nếu thường xuyên bị đổ lỗi anh ta sẽ trở nên rụt rè, và bắt đầu trở nên sợ hãi cả nhóm. Rồi đến lúc cần người làm, gọi mãi nhưng anh không dám bước ra.

Nếu không biết nhận lỗi, chẳng có thứ gì phá hoại nhanh hơn anh ta.

2. “Tôi” đứng xem - Tôi không lăn xả, nhưng thích quan sát rồi ngầm đánh giá

Lecircn kế hoạch lagrave niềm đam mecirc
Quan sát và lên kế hoạch là niềm đam mê!

Đây là anh chàng dễ được bắt gặp trong tư thế khoanh tay dựa lưng vào tường. Anh thích quan sát. Với anh, việc gì thì cũng chỉ cần vạch hướng giải quyết rõ ràng là xong. Mà lỡ không xong, thì chỉ cần vạch thêm đường mới thôi. Việc thực hiện kế hoạch đã có người khác lo.

Anh biết tuốt nhưng không lăn xả này thích dè bỉu và phán xét anh hành động mỗi khi có sai lầm: “Tôi thấy nghi nghi ngay từ đầu rồi. Cậu không chịu nghe tôi!”

Thỉnh thoảng, anh hành động cũng thỏa hiệp và nghe theo anh đứng xem, nhưng kết quả nhiều khi cũng không sáng sủa hơn được bao nhiêu. Đó là vì, dù có sở trường quan sát, anh đứng xem lại chỉ đứng dựa tường, nên chỉ thấy được một nửa tình hình của sự việc mà thôi. Sự quan sát ở đây thiếu đi những đánh giá có chiều sâu.

3. “Tôi” thông thái - Đừng gọi tôi nếu không có việc gì quan trọng

Nếu suy nghĩ quaacute nhiều lagrave một mocircn thể thao thigrave tocirci dagravenh rất nhiều huy chương vagraveng
Nếu suy nghĩ (quá nhiều) là một môn thể thao, thì tôi là "đại gia" huy chương vàng.

Đây là cô nàng có sự tò mò vô biên. Cô nhìn được đường hướng tốt hơn anh đứng xem, nhưng lại hay tách biệt mình và đôi khi suy nghĩ quá mức. Điều đó khiến cô sợ bắt tay lên kế hoạch hay hành động.

Vì ít khi cho người khác biết mình đang nghĩ gì, làm gì, nên cô thường bị gán mác là thụ động.

Teamwork với chính mình là như thế nào?

Là bạn sẽ từng bước kêu gọi 3 đồng đội đã kể trên hợp tác với nhau. Tùy người mà có những chiến lược khác nhau.

Hãy để cô nàng hướng nội làm thủ lĩnh. Cô có thể suy nghĩ quá nhiều và bạn khó cản được điều đó. Nhưng nó có thể trở thành thế mạnh nếu bạn đưa đến cho cô những cơ hội gặp gỡ, giao tiếp với nhiều người khác, bất kể là online hay offline, để những suy nghĩ của cô được va chạm với thực tế.

Kiến thức nhờ đó được kiểm chứng. Sức khoẻ tinh thần của cô được cải thiện. Đồng thời qua những dịp tiếp xúc với thế giới như vậy, cô có thể gặp được anh chàng hành động và anh biết tuốt thích lên kế hoạch.

Anh chàng dựa tường sẽ là người thu thập thông tin và giám sát tiến độ. Vì vậy, hãy mua tặng cho anh một cuốn sổ, hoặc cài ứng dụng ghi chú vào điện thoại. Nhắc nhở anh rằng hãy viết, viết ra thật nhiều thông tin mỗi ngày, để làm nguyên liệu cho những ý tưởng hành động.

Cuối cùng là hãy trao tất cả thông tin từ hai người này cho anh nhiệt huyết hành động. Đồng thời gửi gắm nơi anh thật nhiều sự vị tha, cho anh “quyền được sai”, đồng thời cũng chỉ cho anh cách xin lỗi và thừa nhận sai lầm.

Nếu bạn thường xuyên luyện tập thì đến một lúc nào đó, cả 3 người sẽ hoà làm một. Anh chàng thích làm sẽ biết quan sát hơn, anh chàng đứng xem sẽ học cách suy nghĩ, và cô nàng suy nghĩ sẽ trở thành người thủ lĩnh vĩ đại.

Nhớ lại những năm 2010, lúc đấy mình còn đang học đại học và thị trường chứng khoán còn rất mới ở Việt nam, chỉ mới có một phiên 10h sáng duy nhất. Tranh thủ khoản tiền nhàn rỗi trước khi tới kỳ đóng học phí tiếp theo, mình đã thử tìm hiểu việc đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Ban đầu, mình hoàn toàn chỉ để "anh hành động" làm việc. Mình có được những khoản lãi nhờ chỉ nhìn vào sự lên xuống của bảng điểm. Nghĩ rằng mọi thứ cũng dễ thôi, mình bắt đầu bỏ tiền nhiều hơn vào giao dịch. Lúc này mình cảm nhận rõ được sự thiếu vắng của "2 đồng đội còn lại". Mỗi bước chi tiền của mình đều đi kèm một nỗi sợ.

Chỉ khi bắt đầu chậm lại, mời thêm những người bạn "tư duy" và "lập kế hoạch", hay nói cách khác là tìm hiểu thêm các kiến thức đầu tư, quan sát và phân tích thị trường, mình mới bắt đầu đạt được hiệu quả đầu tư như mong muốn.

Kết

Những hình tượng mình sử dụng trong bài cốt là để giúp các bạn dễ hình dung hơn thông điệp: Để làm tốt một thứ gì đó, chúng ta cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan sát, tư duy và hành động.

Như lagravem việc nhoacutem với nhiều người khaacutec nếu bạn để một bản thể caacutei tocirci nagraveo đoacute của migravenh quotgaacutenh teamquot mọi việc sẽ khoacute đi suocircn sẻ về lacircu dagravei
Cũng giống như khi làm việc nhóm với nhiều người khác, nếu khi teamwork với chính mình mà bạn để một bản thể cái tôi nào đó của mình "gánh team", mọi việc sẽ khó suôn sẻ về lâu dài.

Hy vọng, qua việc đặt góc nhìn là người bên ngoài quan sát bản thân, bạn sẽ dễ nhìn nhận những điểm mạnh, yếu của chính mình và phát triển sự tự nhận thức một cách lành mạnh.

Giới tính của các "nhân vật" trong bài viết được chọn ngẫu nhiên, không có chủ ý phân biệt giữa nam và nữ, vì dù gì mình cũng tin rằng trong người nam có một phần tính nữ, và ngược lại.

Vậy hiện tại, trong nhóm của bạn, ai đang là người hoạt động năng nổ nhất?