Trứng, muối và sữa đá - Nét di sản ẩm thực vùng miền trong tách cà phê thuần Việt | Vietcetera
Billboard banner
22 Thg 08, 2022
Thưởng ThứcUống

Trứng, muối và sữa đá - Nét di sản ẩm thực vùng miền trong tách cà phê thuần Việt

Chuyện hậu trường từ 3 sáng tạo cà phê gây bão thị trường ẩm thực.
Trứng, muối và sữa đá - Nét di sản ẩm thực vùng miền trong tách cà phê thuần Việt

Nguồn: The Coffee House

Nét đẹp của ẩm thực Việt Nam được hình thành dựa trên một số đặc điểm phổ biến của nó.

Đó là sự lành tính khi kết hợp món ăn với các loại thảo mộc, là yếu tố cân bằng âm dương dựa trên 5 hương vị cơ bản (cay - kim, chua - mộc, mặn - thủy, ngọt - thổ, đắng - hỏa), là dấu ấn rõ nét của văn hoá lúa gạo với nhiều chế phẩm (bún, phở, hủ tiếu).

Tuy nhiên, nếu được hỏi điều gì làm nên sự độc đáo và sự đa dạng của ẩm thực Việt, hẳn yếu tố vùng miền sẽ là một trong những câu trả lời thỏa đáng.

Từ 3 miền ẩm thực…

Nhờ sự khác biệt về yếu tố nhân khẩu học và khẩu vị giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam, ẩm thực Việt đã có thể phát triển phong phú. Một số đặc điểm về khẩu vị phổ biến có thể kể là:

Người dân miền Bắc chuộng món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng và một chút chua.

alt
Món bún chả Hà Nội nổi tiếng. | Nguồn: Shutterstock

Trong khi đó, các món ăn miền Trung lại để lại ấn tượng với vị cay nồng nàn và vị mặn đậm đà - một đặc trưng này được cho là xuất phát từ quá trình thích nghi với cái khắc nghiệt về khí hậu của vùng đất này.

alt
Món mì quảng với nước dùng đậm đà. | Nguồn: Shutterstock

Cuối cùng là ẩm thực miền Nam nổi bật với sự cởi mở, ngọt ngào và đậm chất mộc mạc - ứng với cái tính cách phóng khoáng và đơn giản của người miền Nam.

alt
Một mâm cơm quen thuộc của người dân miền Nam. | Nguồn: Shutterstock

Ngày nay, với xu hướng kết hợp các trường phái và gu ẩm thực khác nhau, ranh giới về hương vị giữa các miền cũng dần bị xoá nhoà. Tuy nhiên, dấu ấn vùng miền vẫn có thể được tìm lại trong các món ăn sử dụng công thức truyền thống hoặc đặc sản địa phương.

… đến 3 sáng tạo cà phê địa phương hóa

Có một điều khá thú vị là không chỉ ở món ăn, sự khác biệt về vùng miền thậm chí còn thể hiện ở một số sáng tạo ẩm thực khác. Mà cụ thể, đó là cà phê.

Khác với món ăn, sáng tạo cà phê ở mỗi vùng miền lại mang một câu chuyện ra đời rất riêng. Đó có thể là từ bối cảnh lịch sử, ảnh hưởng từ gu ẩm thực địa phương hoặc sự du nhập văn hoá tại một thời kỳ.

Đại diện đầu tiên là cà phê trứng, món cà phê béo thơm đến từ miền Bắc.

alt
Cà phê trứng được xem là đặc sản Hà Nội. | Nguồn: Shutterstock

Nhiều nhận định cho rằng nguồn gốc của món thức uống này xuất phát từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Vào giai đoạn này, sữa là loại thực phẩm vô cùng xa xỉ và khan hiếm với người dân trong nước. Nhằm ứng phó với nạn thiếu sữa, ông Nguyễn Văn Giảng đã tự mình nghiên cứu và cho ra đời công thức pha cà phê trứng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1946. Từ đó đến nay, cà phê trứng trở thành thức uống đặc trưng của Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.

Còn câu chuyện ra đời của cà phê muối, đại diện đến từ miền Trung, lại có nhiều nét tương đồng đến đặc trưng ẩm thực tại đây.

alt
Cà phê muối mang hương vị mằn mặn đặc trưng của xứ biển miền Trung. | Nguồn: Shutterstock

Theo một số ghi chép, cà phê muối bắt nguồn từ nhu cầu pha chế thức uống của những thủy thủ, ngư dân, công nhân trên các giàn khoan dầu ngoài biển khơi. Do đặc thù của những chuyến đi thường kéo dài mà nước ngọt tại đây rất khan hiếm. Chính vì thế, một số người đã nảy ra ý tưởng pha cà phê bằng nước biển.

Sau này, cà phê muối được biết đến nhiều hơn, khi được bán tại một số tỉnh miền Trung. Và nhiều người truyền miệng, thức uống này còn được gắn liền với một câu chuyện tình lãng mạn.

Dù cho cà phê muối được biết đến bằng câu chuyện nào thì cũng không thể phủ nhận cà phê muối là một thức uống sáng tạo, đại diện cho xứ biển mặn mà.

Cuối cùng là câu chuyện du nhập văn hoá của cà phê sữa đá - một sáng tạo cà phê từ miền Nam.

alt
Theo dòng lịch sử, cà phê sữa đá dần trở thành bản sắc văn hóa của Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. | Nguồn: The Coffee House

Những năm thế kỷ 19, khi ấy sữa tươi vẫn còn là nguyên liệu khan hiếm, nên người ta dùng sữa đặc để thay thế, pha chung với cà phê. Vô tình hương vị cà phê sữa đá nổi tiếng từ ấy đến giờ, trở thành niềm tự hào của người dân miền Nam.

Nhờ cá tính ẩm thực độc đáo, các đại diện cà phê 3 miền cũng đã nhanh chóng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tạo cà phê hiện đại.

CloudFee Đoàn viên - Sự biến tấu từ cà phê 3 miền

Một điển hình là bộ sưu tập CloudFee Đoàn viên từ The Coffee House gần đây dành cho thực khách mong muốn tìm sự hứng khởi qua ly cà phê, thích trải nghiệm và tự hào về văn hóa cà phê bản địa.

Ví dụ như CloudFee Trứng Hà Nội lấy cảm hứng từ cà phê trứng đặc sản Thủ đô. Thức uống được kỳ vọng sẽ khiến thực khách ghiền ngay từ ngụm đầu tiên, bởi chút thơm béo từ kem trứng, ngọt của sữa, hài hòa cùng vị đắng nhẹ từ ca cao và cà phê.

alt
Trọn hương vị cà phê Bắc - Trung - Nam hội tụ trong bộ sưu tập CloudFee Đoàn viên. | Nguồn: The Coffee House

CloudFee Muối Đà Nẵng nổi bật với một chút mằn mặn của muối, quyện cùng vị đậm đà từ cà phê, beo béo của sữa đặc và kem sữa, chỉ cần nhấp một ngụm là nhớ hoài.

CloudFee Sữa đá Sài Gòn mang hương vị cà phê nguyên chất, kết hợp cùng sữa đặc và kem sữa tạo nên thức uống mới mẻ. Thức uống có vị êm mượt, ngậy nhưng không ngấy, vừa ngòn ngọt vừa đăng đắng nên sẽ phù hợp với cả những khách hàng không quen dùng cà phê nhưng muốn sự tỉnh táo.

alt
CloudFee Đoàn viên nằm trong bộ sản phẩm Trung thu mang tên “Trăng Nhà Kết Nối” | Nguồn: The Coffee House

Đặc biệt, CloudFee Đoàn viên không chỉ là bộ sưu tập The Coffee House dành riêng cho mùa trăng năm nay, mà còn gửi gắm mong ước: Trung thu này, ai cũng có thể thưởng thức hương vị cà phê của 3 miền chỉ tại một nơi.

Ngoài CloudFee Đoàn Viên, “Trăng Nhà Kết Nối” còn có thêm bộ sưu tập Trà Hi-Tea Bling Bling với trải nghiệm mới mẻ “Khuấy để thấy trăng” và bánh trung thu gồm 6 hương vị. Trung thu này, với bộ sản phẩm đủ trà, cà phê và bánh như một lời mời thân tình ghé Nhà, thưởng trăng của The Coffee House.