Làm gì khi bị ‘sàm sỡ bằng lời nói’? | Vietcetera
Billboard banner

Làm gì khi bị ‘sàm sỡ bằng lời nói’?

Series #Chọn đưa ra các cách ứng xử trong những tình huống nhạy cảm.
Làm gì khi bị ‘sàm sỡ bằng lời nói’?

Ca sĩ Thái Trinh

Chuyện rằng...

Mới đây, ca sĩ Thái Trinh đã bị một nhân viên quay phim quấy rối khi đang ghi hình game show. Cụ thể, người này không chỉ đánh giá ngoại hình (body shaming) mà còn dùng lời lẽ khiếm nhã nhắm vào nữ ca sĩ.

Dùng ngôn từ trêu ghẹo, xúc phạm danh dự nhân phẩm, hay quấy rối tình dục bằng lời nói có thể xảy ra ở bất cứ ai và bất cứ đâu. Điều này là vi phạm pháp luật và trái đạo đức.

Ca sĩ Thái Trinh có lựa chọn ứng xử của riêng cô. Nhưng trước khi #chọn, cùng bình tĩnh...gỡ vấn đề.

Thaacutei Trinh chia sẻ bị sagravem sỡ bằng lời noacutei
Nữ ca sĩ Trinh chia sẻ cô bị sàm sỡ bằng lời nói | Nguồn: FB Ca sĩ Thái Trinh

Bình tĩnh gỡ

Theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi trêu ghẹo, xúc phạm danh dự nhân phẩm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Bên cạnh đó, nếu hành vi quấy rối được xác định là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác có thể xử lý hình sự. Theo điều 121 Bộ luật Hình sự 2015, Tội làm nhục người khác có thể phạt cảnh cáo đến phạt tù 05 năm.

Lựa chọn #1: Im lặng

Im lặng có thể khiến cho sự việc chìm xuống. Nạn nhân sẽ không bị đánh giá hay thậm chí bị “ném đá" khi sự việc được công khai. Với tư cách là người của công chúng, nếu Thái Trinh chọn im lặng là điều không hề khó hiểu.

Ca sĩ Hiền Hồ, Orange, người mẫu diễn viên Thiên Nga từng lựa chọn cách im lặng khi bị đánh giá về ngoại hình, thậm chí hứng chịu những lời cợt nhả (theo vtc.vn).

Phong tragraveo Metoo

Nhiều nghệ sĩ Hollywood cũng từng chọn cách nín nhịn trước hành vi quấy rối và bạo hành tình dục. Phong trào #Metoo (2017) ra đời và lan rộng đã giải phóng những “áp bức" mà các nghệ sĩ nữ phải hứng chịu. Rose McGowan, Uma Thurman, Jennifer Lawrence, Gwyneth Paltrow... và nhiều người khác đứng lên chia sẻ câu chuyện bị quấy rối, lạm dụng tình dục.

Lựa chọn 2: Lên tiếng

Thật bất ngờ! Thái Trinh đã không chọn cách im lặng để phản ứng lại vấn đề. Cô đã lên tiếng trước vấn đề theo quy trình: Trao đổi - Lên tiếng - Phản hồi.

  • Trao đổi với nhân viên chương trình về sự việc nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
  • Chủ động chia sẻ toàn bộ câu chuyện lên trang cá nhân.
  • Phản hồi lại những bình luận tích cực, tiêu cực của cộng động mạng.

Năm 2018, vũ công Phạm Lịch cũng từng đứng lên tố cáo rocker Phạm Anh Khoa gạ tình bằng lời lẽ tục tĩu, gọi cô bằng biệt danh khó nghe. Sau khi Phạm Lịch lên tiếng, một số người khác cũng nối gót tố Phạm Anh Khoa gạ tình. Cuối cùng, nam rocker phải thừa nhận và lên tiếng xin lỗi. (Nguồn: tienphong.vn)

Phạm Lịch tố Phạm Anh Khoa gạ tigravenh
Vũ công Phạm Lịch từng tố rocker Phạm Anh Khoa gạ tình bằng lời lẽ tục tĩu.

Lựa chọn #3: Báo VTV24

Thay vì im lặng hay chia sẻ trên trang cá nhân, ca sĩ Thái Trinh có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau để lên tiếng về sự việc này. Thông báo về hành vi và bỏ về cũng là một lựa chọn giúp nữ ca sĩ thể hiện sự phản đối trước hành vi khiếm nhã của nhân viên quay phim.

Bên cạnh đó, Thái Trinh cũng có quyền la toáng lên, thông báo cho mọi người tại trường quay biết về hành vi xấu xí của nhân viên quay phim mặc áo cam. Nếu đủ bình tĩnh, nữ ca sĩ còn có thể chọn “combo" vừa la toáng vừa ghi hình lại khoảnh khắc lố bịch của người này.

Thông báo sự việc đến VTV24 là một lựa chọn không tồi. Việc này sẽ giúp cho sự việc được điều tra làm rõ, công bố chính xác; được bảo vệ cũng như để rộng đường dư luận.