Có phải cứ ngày đôi mới săn sale? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu
01 Thg 09, 2023
Chất Lượng Sống

Có phải cứ ngày đôi mới săn sale?

Thay vì săn sale, nếu các chi tiêu thường ngày cũng được tối ưu thì sao?
Có phải cứ ngày đôi mới săn sale?

Nguồn: ACB

Việc tạo ra những cột mốc như Black Friday hay ngày đôi 8/8, 9/9 khiến người tiêu dùng có một “cái hẹn định kỳ” cho việc mua sắm. Đây được xem là một chiến lược marketing thành công cho các sàn thương mại điện tử.

Ngược lại, từ góc độ là nơi đưa ra các giải pháp tài chính, các ngân hàng như ACB cũng luôn nhanh nhạy trong việc cung cấp ưu đãi để tối ưu chi tiêu hàng ngày, giúp khách hàng mua sắm thông minh mà không cần chờ “đến hẹn”.

Săn sale có thật là lời?

Theo các nghiên cứu về xu hướng mua sắm (2011), môi trường bán lẻ trực tuyến có thể thúc đẩy việc mua sắm bốc đồng (impulse buying) thông qua đặc tính ẩn danh xã hội (social anonymity). Điều này đặc biệt tăng cao trong những đợt sale khiến chúng ta thiếu cân nhắc trước khi bấm nút mua hàng.

alt
Nguồn: CouponSnake

Chiếc “bẫy” tâm lý này vô tình biến những ưu đãi từ lời thành không lời. Chẳng hạn thay vì mua 1 chiếc áo nguyên giá 200 nghìn, chúng ta tranh thủ mua 3 chiếc sale giá 100 nghìn. Lúc này, hầu bao của bạn đã phát sinh thêm một khoản nhiều hơn dự tính ban đầu cho những sản phẩm mà bạn mua thêm vì thấy nó “hời” chứ chưa chắc đã thật sự cần thiết.

Ngoài ra, theo flash sales chưa chắc đã là “deal” hời bởi những hệ lụy kèm theo như chi phí vận chuyển có thể đắt hơn, chính sách đổi trả nhiều bất lợi vì giới hạn thời gian... Hiệu ứng FOMO (fear of missing out) khiến chúng ta bước vào một đợt sale mà quá tập trung vào săn và trả giá chứ không phải vào sản phẩm mình thật sự cần. Và bạn cũng không thể biết liệu giá của sản phẩm đã tốt nhất hay chưa.

Vậy thay vì săn sale, nếu các chi tiêu thường ngày cũng được tối ưu thì sao?

Với ACB – Không cần chờ đến ngày đôi mới săn sale

Việc tạo ra những cột mốc như Black Friday hay ngày đôi 8/8, 9/9 khiến người tiêu dùng có một “cái hẹn định kỳ” cho việc mua sắm. Đây được xem là một chiến lược marketing thành công cho các sàn thương mại điện tử.

Ngược lại, từ góc độ là nơi đưa ra các giải pháp tài chính, các ngân hàng như ACB cũng luôn nhanh nhạy trong việc cung cấp ưu đãi để tối ưu chi tiêu hàng ngày, giúp khách hàng mua sắm thông minh mà không cần chờ “đến hẹn”.

Một trong những ví dụ có thể kể đến là các voucher cho khoản chi hàng ngày thông qua những chiếc thẻ thông minh của ACB, thay vì kích thích tiêu dùng mua sắm vào thời điểm nhất định, mà đôi khi hay tạo ra “over-consumption” – những chi tiêu không thực sự cần thiết.

alt
Nguồn: ACB

Thẻ ACB UrBox chi tiêu tích điểm đổi quà được coi là một kho ưu đãi đặc biệt mà ACB dành tặng các khách hàng trẻ đến từ hơn 250 thương hiệu liên kết trên Urbox như Starbuck, Phúc Long, 7-Eleven, Elite Fitness, Decathlon…

Mọi chi tiêu đều được tích luỹ điểm thưởng từ 5% giá trị giao dịch. Đối với những bạn trẻ lần đầu tiên mở thẻ cũng được nhận gói e-voucher lên đến 900k.

Hay đối với các chi tiêu qua app ngân hàng số, khách hàng cũng có thể nhận hoàn tiền trực tiếp 2% không giới hạn khi nạp tiền điện thoại trả trước qua ứng dụng ACB ONE.

Không chỉ tối ưu hóa cho đối tượng khách hàng trẻ, ACB cũng đưa ra giải pháp vô cùng hữu hiệu cho những người dùng lớn tuổi với giao diện thân thiện, dễ dùng và tập trung vào những nhu cầu chủ yếu. Việc khiến người dùng thay đổi thói quen từ cửa hàng lên online hay các nền tảng thương mại điện tử với giao diện có phần “phức tạp” của các trang mua sắm là không hề dễ dàng. Thay vào đó, việc hưởng ưu đãi từ các chi tiêu hàng ngày mà không cần “săn” sẽ dễ dàng hơn nhiều.

alt
Nguồn: ACB

Có thể kể đến Thẻ hoàn tiền lên đến 10% cho tất cả các chi tiêu tại siêu thị. Với ACB, việc khuyến khích mua sắm cũng là hoạt động chi tiêu cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt gia đình. Cụ thể, nhân dịp lễ 2/9, khi lần đầu thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn điện, nước, internet, truyền hình và quét mã VNPAY-QR, khách hàng sẽ nhận được ưu đãi hoàn tiền chuyển thẳng vào tài khoản.

Việc cá nhân hoá trải nghiệm người dùng dựa trên tính cách và hành vi mua sắm của mỗi nhóm đối tượng là chìa khóa để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, nắm bắt được nhu cầu và thể hiện sự thấu hiểu đối với khách hàng của mình.

Đây cũng chính là công thức ACB đã áp dụng để thiết kế riêng cho nhiều thế hệ, giúp khách hàng xây dựng thói quen quản lý tài chính thông minh. Dù là ngày thường hay ngày đôi, khách hàng vẫn luôn được trải nghiệm những thanh toán “hời” nhất cho những chi tiêu của mình.