Khám phá cách dưỡng da mới giúp bạn làm sạch lỗ chân lông | Vietcetera
Billboard banner
Khảo Sát Về Thói Quen Tiêu Thụ Nội DungBắt Đầu
05 Thg 08, 2021
Beauty

Khám phá cách dưỡng da mới giúp bạn làm sạch lỗ chân lông

Dưỡng da theo kiểu làm sạch chân lông (Non-comedogenic) liệu có giúp da được thông thoáng hay là một cụm từ "nguy hiểm" khác để quảng bá các sản phẩm làm đẹp?
Khám phá cách dưỡng da mới giúp bạn làm sạch lỗ chân lông

Làm sạch lỗ chân lông đúng cách là khởi đầu của một làn da đẹp | Nguồn: Freepik

Non-comedogenic là gì?

Non-comedogenic là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm các sản phẩm chăm sóc da, làm đẹp không chứa thành phần hay công thức gây tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến da bị nổi mụn (mụn đầu đen, đầu trắng, các vết đốm, sần trên da). 

Những sản phẩm thuộc nhóm Non-comedogenic phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da đang gặp các vấn đề như mụn trứng cá, mụn đầu đen hoặc lỗ chân lông to. Không chỉ hạn chế việc kích ứng, mỹ phẩm Non-comedogenic còn giúp làm da cải thiện rõ rệt tình trạng mụn, viêm. 

Non-comedogenic
Non-comedogenic là những sản phẩm chăm sóc da không gây tắc nghẽn lỗ chân lông, phù hợp với da dầu, mụn | Nguồn: Freepik

Lợi ích của Non-comedogenic với da 

Daniel Isaacs, giám đốc nghiên cứu của Medik8 cho biết: Thông thường, da dầu có tuyến bã nhờn sản sinh nhiều bã nhờn gây mụn, viêm hơn các loại da khác. Vì vậy, nếu chúng ta sử dụng mỹ phẩm có thành phần gây bít lỗ chân lông, da sẽ rơi vào tình trạng quá tải, làm trầm trọng hơn những vấn đề mà da đang gặp phải. 

Hiện nay vẫn có nhiều sản phẩm chăm sóc da trị mụn, tuy nhiên nguyên lý hoạt động của nó lại là bào mòn da, khiến lớp màn bảo vệ bên ngoài bị suy yếu chứ không làm sạch lỗ chân lông như mỹ phẩm Non-comedogenic. 

Khi đó, da vừa không thể điều phối dầu nhờn đúng cách, vừa không thể hấp thụ dưỡng chất từ mỹ phẩm. Và tất nhiên, tình trạng này sẽ gây tắc lỗ chân lông, khiến mụn không thể được điều trị dứt điểm.

Non-comedogenic
Điểm khác biệt của các sản phẩm Non-comedogenic là làm thông thoáng lỗ chân lông | Nguồn: Flo

Non-comedogenic: Có thật hay chỉ là chiêu trò marketing? 

Nhiều ý kiến cho rằng thuật ngữ Non-comedogenic là một hình thức marketing cho các sản phẩm làm đẹp. Bởi lẽ những vỏ bao bì có cam kết đây là sản phẩm “thuần tự nhiên”, “clean beauty” hay chứa thành phần không gây tắc nghẽn lỗ chân lông sẽ dễ lấy lòng người tiêu dùng trong thời đại ngày nay.  

Bên cạnh đó, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho rằng hiện nay vẫn chưa có một quy định cụ thể về tiêu chuẩn của các loại mỹ phẩm Non-comedogenic. 

Non-comedogenic
Non-comedogenic có thật sự mang lại hiệu quả hay chỉ là một cách để marketing sản phẩm? | Nguồn: Glamour

Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, song đa số các chuyên gia da liễu vẫn đánh giá tốt về các sản phẩm Non-comedogenic. Yếu tố Non-comedogenic không nhất thiết phải phụ thuộc vào việc in trên bao bì hay nhãn mác để khẳng định điều này.

Chúng ta vẫn có thể tiếp cận với mỹ phẩm thân thiện với lỗ chân lông bằng cách tìm hiểu và lựa chọn thành phần phù hợp. 

Cách đọc bảng thành phần thân thiện với lỗ chân lông

Những thành phần sau đây sẽ giúp làn da của chúng ta “dễ thở” hơn rất nhiều:

1. Benzoyl Peroxide

Hoạt chất này được xem là một “dũng sĩ diệt mụn” hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của Benzoyl Peroxide là thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, kích hoạt oxy để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn (vì vi khuẩn này không thể sống trong môi trường có oxy) đồng thời ức chế sự phát triển của mụn. 

Bản thân Benzoyl Peroxide cũng có khả năng tẩy tế bào sừng trên bề mặt da, giúp lỗ chân thông được thông thoáng và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng khác.

Vì đây là tinh chất cải thiện mụn dễ tìm mua được nên bạn cần lựa chọn nồng độ phù hợp với làn da của mình để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như: khô da, mẩn đỏ hoặc bong tróc lớp sừng quá mức

Trên thị trường hiện nay, nồng độ thông thường của Benzoyl Peroxide là 2,5% – 5% – 10%. Người mới bắt đầu dùng nên thử nồng độ 2,5 hoặc 5% vì nó ít gây khô da và kích ứng hơn nhưng hiệu quả lại không thua kém nồng độ 10%.  

Non-comedogenic
Dòng sản phẩm trị mụn Clear của Paula’s Choice | Nguồn: Paula's Choice

2. Resorcinol 

Resorcinol là một thành phần được dùng để hỗ trợ điều trị các tình trạng như mụn trứng cá, bệnh chàm, vẩy nến hoặc viêm da tiết bã nhờn. Nó hoạt động bằng cách làm bong tróc tế bào da chết và lớp sừng trên bề mặt da đồng thời kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Để tăng công dụng trị dứt điểm mụn trứng cá, Resorcinol thường được kết hợp với lưu huỳnh bởi lưu huỳnh cũng có khả năng tẩy tế bào chết, hạn chế sự phát triển của tuyến bã nhờn và giảm thiểu vi khuẩn gây mụn. 

Resorcinol vẫn có tác dụng phụ. Trang EWG (Environmental Working Group) đánh giá thành phần này có khả năng gây rối loạn chức năng tuyến giáp, suy hô hấp ở một số người.

Tuy nhiên, theo trang Cosmetic Ingredient Review, nồng độ Resorcinol 2% được xem là an toàn nhưng vẫn đạt hiệu quả đối với người dùng. 

Non-comedogenic
Tinh chất Eucerin Anti-Pigment Spot Corrector | Nguồn: Twindly

3. Axit Salicylic

Đây là một trong những loại axit hiếm hoi được dùng để chăm sóc và điều trị các vấn đề về da. 

Bác sĩ da liễu Dennis Gross giải thích: “Đây là loại axit có nguồn gốc tự nhiên từ vỏ cây liễu. Axit Salicylic sẽ thâm nhập vào các nang lông để phá vỡ sự tích tụ của dầu nhờn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.”

Nồng độ an toàn khi sử dụng Axit Salicylic là từ 0.5% - 5% tùy theo sản phẩm và tình trạng da. 

Mặc dù Axit Salicylic phù hợp với mọi loại da, nhất là da thiên dầu, bị mụn. Song người bị dị ứng với aspirin không nên dùng sản phẩm có chứa loại axit này. Một số tác dụng phụ có thể kể đến như: da ngứa ran hoặc châm chích, bong tróc da quá mức. 

Non-comedogenic
Toner cho da dầu La Roche-Posay Effaclar Lotion Astringent | Nguồn: Pinterest

4. Lưu huỳnh

Nhắc đến lưu huỳnh, chúng ta vẫn nghĩ đây là một thành phần hóa học. Song đây là một nguyên liệu phổ biến trong y học hiện đại. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn mạnh mà lưu huỳnh đã và đang được ứng dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, điều trị mụn trứng cá. 

Nguyên lý hoạt động của lưu huỳnh tương tự như Benzoyl Peroxide và Axit Salicylic. Công dụng của nó là làm thông thoáng bề mặt da, giảm thiểu bã nhờn và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

Lưu huỳnh có thể được dùng để điều trị các loại mụn từ nhẹ (mụn đầu đen, đầu trắng) đến nặng (nốt sần, mụn viêm). Điều này tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và cơ địa của từng người. 

Giống như các thành phần trị mụn khác, lưu huỳnh có khả năng gây kích ứng, hoặc khiến da bị khô quá mức. Song được sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, lưu huỳnh vẫn an toàn với da nhạy cảm, da dầu, da khô và cả da hỗn hợp.

Non-comedogenic
Mặt nạ đất sét hút dầu & ngừa mụn Murad Clarifying Mask | Nguồn: Murad Việt Nam

Lỗ chân lông nên tránh xa thành phần nào?

Để tìm hiểu một bảng thành phần thân thiện với lỗ chân lông thì việc tìm đến các thành phần tốt thôi là chưa đủ mà chúng ta cũng cần nhận biết một số thành phần nên tránh:

  • Isopropyl myristate: một chất làm mềm da với nguyên lý kiềm dầu là làm tắc lỗ chân lông để dầu nhờn không thoát ra bên ngoài.

  • Propylene glycol: một chất giữ ẩm tăng cường thẩm thấu. Dưới sự tác động của chất này, khả năng hấp thụ của da sẽ tăng và tạo cơ hội cho các chất độc dại dễ dàng xâm nhập. 

  • Lanolin: một chất làm mềm và khóa ẩm phổ biến. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng Lanolin có thể gây kích ứng với các loại da nhạy cảm, nhất là da mụn vì nó có xu hướng làm tắc nghẽn lỗ chân lông.