Ngọc Nguyễn: Soi chiếu lại hành trình định nghĩa bản thân qua hồi ký ‘Weird Culture Kids’ | Vietcetera
Billboard banner
05 Thg 12, 2020
Cuộc SốngChất Lượng Sống

Ngọc Nguyễn: Soi chiếu lại hành trình định nghĩa bản thân qua hồi ký ‘Weird Culture Kids’

‘Weird culture kid’ là một thuật ngữ Ngọc Nguyễn đặt ra để miêu tả những người, giống như mình, không đặt vừa vào một chuẩn mực văn hóa cụ thể nào.

Ngọc Nguyễn: Soi chiếu lại hành trình định nghĩa bản thân qua hồi ký ‘Weird Culture Kids’

Nguồn: Weird Culture Kids

Đối thoại cùng Ngọc Nguyễn, tác giả của cuốn ‘Weird Culture Kids’ (ra mắt vào 07/12/2020) - bút ký của cô về hành trình đi tìm danh tính của bản thân trong một thế giới đa diện.

‘Weird Culture Kid’ là gì?

‘Weird culture kid’ là một thuật ngữ tự mình đặt ra để miêu tả những người, giống như mình, không đặt vừa vào một chuẩn mực văn hóa cụ thể nào. Họ tự tạo nên một ‘weird culture’ qua việc pha trộn những bản sắc được góp nhặt từ nhiều nền văn hóa và quốc gia mà họ đã từng đắm mình vào. Và cái văn hóa ấy chỉ dành riêng cho chính họ.

‘Weird’ (sự kỳ lạ) miêu tả hành trình trưởng thành và vượt qua những cảm xúc tiêu cực của bản thân vì không tìm được nơi mà mình hoàn toàn thuộc về. Đôi lúc, mình nghĩ sẽ phải chung sống với nỗi cô đơn và lạc lõng này như một sự “khuyết tật” của bản thân.

Giờ đây, khi đứng trước ngưỡng ba mươi, mình soi chiếu lại cuộc sống bôn ba qua nhiều năm. Hóa ra cái kỳ dị đấy lại chính là một siêu năng lực của bản thân.

Hóa ra cái kỳ dị đấy lại chính là một siêu năng lực của bản thân Source Ngoc Nguyen
Hóa ra cái kỳ dị đấy lại chính là một siêu năng lực của bản thân. | Source: Ngoc Nguyen

Điều gì ở thế giới ngoài kia truyền cảm hứng cho quyển hồi ký này?

Mình được thôi thúc để viết cuốn ‘Weird Culture Kids’ vì bản thân là một trong những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đa văn hóa và luôn vật lộn với cảm giác lạc lõng ở mọi nơi mình sống. Mình được sinh ra ở Moscow và lớn lên ở Hà Nội, cũng là nơi mình phải cùng lúc định hình cả hai bản sắc Pháp và Việt - khi đến trường và ở nhà.

Mình rời Việt Nam khi tròn 15 tuổi để theo học một trường ở Connecticut, Hoa Kỳ. Từ đó, câu hỏi ‘Bạn đến từ đâu?’ không ngừng bao vây mình. Tuy vậy, mình chưa bao giờ tin rằng chúng ta nên, hoặc phải, đến từ một nơi duy nhất.

Mình cũng chưa một lần hiểu rõ ý nghĩa đằng sau câu hỏi đấy. Phải chăng họ muốn biết về nơi tôi đã sống trước khi đến đấy, quê quán của mình, hay là hệ giá trị nào chi phối quyết định của mình? Câu trả lời mặc định của mình từng là Việt Nam, vì trên hộ chiếu của mình ghi vậy. Dù tinh thần Việt luôn ở bên trong, câu trả lời này không gói ghém tất cả những nơi chốn và cảm giác mà mình mong mỏi tìm về.

Và càng du ngoạn nhiều, mình càng nhận ra ngoài kia có rất nhiều người có cùng nỗi niềm. Quyển hồi ký này không chỉ để kết nối lại với những người trong ‘weird culture’ mình từng gặp, mà còn muốn chia sẻ câu chuyện của họ.

Qua những cuộc trò chuyện với họ, mình nhận ra mình có thể thuộc về những con người, thành phố và kỷ niệm. Hơn thế, mình cũng có thể thuộc về một thói quen chung, một bản nhạc ưa thích hoặc một điệu nhảy thân thuộc. ‘Weird culture kids’ là những bậc thầy trong nghệ thuật thích nghi và ý thức được một sức mạnh tinh thần giúp họ, và mình, nhận ra rằng có vô vàn khái niệm để ‘thuộc về’.

Qua những cuộc trò chuyện với họ, mình nhận ra bản thân có thể thuộc về con người, thành phố và kỉ niệm. Hơn thế, mình cũng có thể thuộc về một thói quen chung, một bản nhạc ưa thích hoặc một điệu nhảy thân thuộc | Source: Ngoc Nguyen”

Qua những cuộc trò chuyện với họ mình nhận ra bản thân có thể thuộc về con người thành phố và kỉ niệm Hơn thế mình cũng có thể thuộc về một thói quen chung một bản nhạc ưa thích hoặc một điệu nhảy thân thuộc Source Ngoc Nguyen
Qua những cuộc trò chuyện với họ, mình nhận ra bản thân có thể thuộc về con người, thành phố và kỉ niệm. Hơn thế, mình cũng có thể thuộc về một thói quen chung, một bản nhạc ưa thích hoặc một điệu nhảy thân thuộc | Source: Ngoc Nguyen

Sinh ra ở Moscow và lớn lên tại Hà Nội. Bố mẹ được hưởng giáo dục Liên Xô, trong khi ông bà theo ảnh hưởng của Pháp. Bạn đã định hình danh tính của mình như thế nào? Khía cạnh nào của mỗi văn hóa có trong danh tính của mình?

Mình tin rằng danh tính chưa bao giờ là một hằng số, và đôi khi mình cảm thấy thuộc về một bản sắc văn hóa khác với nơi đang mình sống. Ví dụ, khi học ở trường Pháp tại Việt Nam, mình cảm thấy mình là một người Pháp hơn là Việt Nam. Mình tin rằng đó là hệ quả của hệ thống đồng hóa người ngoại quốc của Pháp. Đó là một loạt các gạch đầu dòng những tiêu chí để được công nhận là một người Pháp. Do đó, việc bạn có là một người Pháp hay không được nhìn nhận trắng đen rõ ràng.

Vì thế, bạn có thể có một danh tính sóng đôi ở Mỹ, nhưng không phải ở Pháp. Bạn có thể nói mình là người Mỹ gốc Việt, nhưng không thể nói là một người Pháp gốc Việt. Về mặt xã hội, bạn chỉ nên nói mình là ‘người Pháp’ (cho đến khi có người hỏi bạn thực sự đến từ đâu).

Trớ trêu thay, khi mình chuyển đến Pháp vào năm 15 tuổi, mình bị gán mác là “American girl” (ám chỉ những cô nàng tóc vàng hoe đỏng đảnh). Bạn bè người Pháp thường lưu ý mình không nên cười với người lạ, đăng những câu quote truyền cảm hứng lên mạng xã hội. Nhất là tránh lạm dụng những từ cảm thán thái quá như là ‘awesome’ và ‘amazing’.

Nhưng thay vì bị bối rối trước những mâu thuẫn, mình đơn giản chỉ chọn những khía cạnh mà mình cảm thấy được-là-chính-mình ở mỗi văn hóa. Mình không cưỡng lại được những món ăn béo ngậy như là raclette, nghiện xem những talk show buổi đêm như là Ellen DeGeneres, và nỗi OCD cho việc cởi giày trước khi vào nhà, đặc biệt là nhà của mình.

Mình không cưỡng lại được những món ăn béo ngậy như là raclette nghiện xem những talk show buổi đêm như là Ellen DeGeneres và nỗi OCD cho việc cởi giày trước khi vào nhà đặc biệt là nhà của mình Source Ngoc Nguyen
Mình không cưỡng lại được những món ăn béo ngậy như là raclette, nghiện xem những talk show buổi đêm như là Ellen DeGeneres, và nỗi OCD cho việc cởi giày trước khi vào nhà, đặc biệt là nhà của mình. | Source: Ngoc Nguyen

Tại sao việc định hình danh tính lại quan trọng? Bạn mong chờ hồi ký của mình sẽ đạt được những gì?

Mình hy vọng cuốn sách này sẽ là chiếc vé dành cho các bạn ‘weird culture kids’ khắp thế giới đi ra khỏi nỗi cô đơn để đến với một cộng đồng vĩ đại gồm những con người giống như họ. Và tìm thấy được một niềm an ủi như mình đã khi viết ra những suy nghĩ trong đầu.

Đầu tiên, cuốn sách này vừa là một bài “truy điệu”, vừa là bản hoan ca dành cho những giây phút cô đơn chúng ta trải qua trong những cuộc trò chuyện lạc lõng. Các bạn hãy đừng chỉ nhìn nhận, mà hãy ôm lấy và trân trọng chúng, vì đấy là những chứng nhân cho nhiều đêm mất ngủ trong hành trình định hình danh tính của chính mình.

Thứ hai, cuốn sách này cũng thể hiện sự biết ơn dành cho bậc sinh thành, thầy cô và những người đã ủng hộ mình vì đã gieo mầm trí tò mò để khám phá thế giới cùng họ và vì họ. Mình trân trọng những sự kỳ quặc trong bản sắc, vốn là kết quả của một quá trình trưởng thành độc đáo. Nếu không nhờ tình yêu vô điều kiện và lòng bao dung của họ, mình khó có thể nào được trải nghiệm một cuộc sống muôn màu như thế.

Cuối cùng, quyển sách này cũng là một teaser cho những ai dự định sinh sống ở nước ngoài. Mình mong họ sẽ yêu (và cả ghét!) những trải nghiệm ở nước ngoài, những cuộc nói chuyện từ trên trời rớt xuống, và sẽ hòa mình vào những tập tục đôi khi kỳ quặc tại địa phương. Những chất liệu mới mẻ này một ngày nào đó sẽ trở thành những giá trị sống họ sẽ mang theo mình đến mãi sau.


Minority Report là nơi chúng tôi mang đến những cuộc trò chuyện thú vị với những người Việt và người châu Á ở các quốc gia khác nhau. Hãy cùng lắng nghe những suy nghĩ của họ về chủng tộc, văn hoá, và cách họ đi tìm bản thân trong môi trường sống và làm việc toàn cầu.