Ngồi xuống và đọc: 5 Quyển sách để thấy đời an yên của Helly Tống | Vietcetera
Billboard banner
16 Thg 05, 2020
Cuộc SốngChất Lượng Sống

Ngồi xuống và đọc: 5 Quyển sách để thấy đời an yên của Helly Tống

Tìm hiểu về phong cách đọc sách và 5 quyển sách mà Helly Tống yêu thích.

Ngồi xuống và đọc: 5 Quyển sách để thấy đời an yên của Helly Tống

Ngồi xuống và đọc: 5 Quyển sách để thấy đời an yên của Helly Tống

Đôi điều về Helly

1. Lý do Helly tìm đến sách là gì?

Sách đối với mình như một người bạn, người thầy. Khi chưa giải được những câu hỏi trong tâm trí, thì người bạn ấy lại xuất hiện để giải mã giúp mình. Khi tò mò và muốn tìm nguồn cảm hứng mới, thì người thầy ấy sẽ cho mình những ý tưởng và hiểu hơn về lĩnh vực mình quan tâm. Sách, cũng là nơi để mình kết nối với chính mình.

2. Helly có lập kế hoạch cho việc đọc sách không?

Lúc mới bắt đầu đọc thì có, vì mình muốn hình thành thói quen. Nhưng khi việc đọc đã thành một thói quen, thì mình không lập kế hoạch nữa. Phần vì công việc ngày một nhiều hơn. Phần vì mình muốn đọc sách một cách chủ động và thư giãn. Như vậy mới cảm nhận được hoàn toàn, hoặc sẽ không quên đi nội dung rất nhanh sau khi đóng sách lại.

3. Mỗi ngày Helly dành bao nhiêu thời gian để đọc sách?

Thường là 1 tiếng, nếu bận rộn. Hoặc nếu như cuốn sách có nội dung quá cuốn hút, mình sẽ đọc xong trong vòng 1-2 ngày.

4. Thể loại sách mà Helly thích nhất là gì?

Triết học, tâm lý học, vật lý học, nghệ thuật, phi hư cấu, tự truyện.

5. Ba chủ đề mà Helly hay đọc nhất ?

Tâm lý học, nghệ thuật, phi hư cấu.

6. Những tác giả mà Helly yêu thích nhất.

Thích Nhất Hạnh, Lev Tolstoy, Carl Jung, Leonard Koren.

7. Một vài điều Helly hay làm để tạo thói quen đọc sách mỗi ngày?

Con người sẽ luôn cảm thấy thôi thúc khi tìm ra nguồn cảm hứng, hay có khao khát thay đổi điều gì đó trong cuộc sống, theo khía cạnh tốt hơn. Vậy nên nếu chúng ta ý thức được rằng sách là nơi có thể tìm ra những điều ấy, tự bản thân chúng ta sẽ luôn bị cuốn vào những quyển sách.

Nhưng đối với các bạn mới bắt đầu, hãy tìm một cuốn sách có chủ để mà mình yêu thích, rồi dành ra vài mục tiêu nhỏ như bao nhiêu thời gian, bao nhiêu chương, đặc biệt cũng không nên ép bản thân quá, điều ấy sẽ dẫn đến phản tác dụng.

8. Helly thường đọc mỗi lần một quyển sách hay nhiều quyển sách cùng lúc?

Mình để ý là nhiều quyển sách mỗi lần, để có thể linh hoạt, hoặc khi chưa tiếp thu được cuốn này, mình sẽ gác lại và đọc cuốn khác, rồi quay lại cuốn sách cũ.

9. Địa điểm và thời điểm lý tưởng nhất để đọc sách với Helly.

Những lúc yên ắng, ở nhà hoặc quán cà phê ít người.

10. Helly mất khoảng bao lâu để đọc xong một quyển sách?

Nếu mình rảnh thì là 2 ngày và bận rộn thì có khi tận 1 tháng.

Ngồi xuống vagrave đọc 5 Quyển saacutech để thấy đời an yecircn của Helly Tống0

5 Quyển sách Helly gợi ý cho bạn

Hạnh Phúc Đích Thực – Thích Nhất Hạnh

Ngồi xuống vagrave đọc 5 Quyển saacutech để thấy đời an yecircn của Helly Tống1
Cuộc sống vốn là một bài toán, nếu nắm được công thức thì ít nhất cũng sẽ tìm được cách giải bài toán, và rồi chúng ta sẽ hiểu vì sao chúng mình tồn tại.

Mình tin một điều rằng, dù chúng ta có chung một “ngôn ngữ” nhưng “hiểu” lại là vấn đề của mỗi cá nhân, từ đó tạo ra quan điểm. Nhưng khi thật sự quan tâm và lắng nghe, sự hiểu đó không cần từ lời nói mà đến từ trái tim. Rằng chúng ta có thể “cảm” được mà không cần phải mất quá nhiều thời gian để giải thích.

Đối với mình, tôn giáo là điều gì đó rất đơn giản và giống nhau, và con người sinh ra cần một đức tin để cân bằng. Cuộc sống vốn là một bài toán, nếu nắm được công thức thì ít nhất cũng sẽ tìm được cách giải bài toán, và rồi chúng ta sẽ hiểu vì sao chúng mình tồn tại.

Mình tình cờ tìm được trong mỗi trang sách — không chỉ 4 cuốn sách trên mà từ những trang sách khác — sự đồng điệu trong mỗi tôn giáo mà chúng ta biết đều có một điểm chung, đó là giúp con người tốt, bằng nhiều ngôn ngữ và văn hoá khác nhau để giúp người đọc chạm đến đúng con người họ.

“Bắt đầu trở về với chính mình” là điều mình muốn khai mở các bạn khi tìm đến những cuốn sách này.

Wabi-sabi for Artists, Designers, Poets & Philosophers – Leonard Koren

Ngồi xuống vagrave đọc 5 Quyển saacutech để thấy đời an yecircn của Helly Tống2
Dù luôn tin rằng mọi thứ đều không hoàn hảo, nhưng chúng ta (con người) vẫn muốn làm cho mọi thứ trở nên thật hoàn hảo.

Năm 2016, mình được một người bạn là kiến trúc sư tặng cho quyển này khi đang ở Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên mình biết về wabi-sabi. Mình luôn tò mò về vạn vật và sự vô thường. Nhưng rồi cuốn sách này lại biến sự tò mò của mình thành sự sáng tạo, những cảm xúc và góc nhìn rõ ràng về mọi thứ.

Đặc biệt, dù con người luôn tin rằng mọi thứ đều không hoàn hảo, nhưng trước đây mình cảm nhận rằng chúng ta vẫn muốn làm cho mọi thứ trở nên thật hoàn hảo. Có lẽ do việc không-hoàn-hảo chưa được công nhận sâu sắc bằng một góc nhìn khác hơn.

Nhưng rồi khi biết đến triết lý này, mình lại cảm nhận mạnh mẽ sự-hoàn-hảo-của-không-hoàn-hảo hiện diện trong bất cứ món vật nào, trong thiết kế, hay trong chính mình. Sự tiếp diễn, sự vô thường, dù không hoàn hảo, nhưng đều có ý nghĩa bằng ngôn ngữ nào đó.

Suy niệm mỗi ngày – Lev Tolstoy

Ngồi xuống vagrave đọc 5 Quyển saacutech để thấy đời an yecircn của Helly Tống3
Con đường chân thực duy nhất để cải thiện xã hội là cải thiện cái tôi tâm linh của mình.

Có lẽ, bạn vẫn không thể ngừng “suy niệm” ngay cả khi đóng lại cuốn sách này, được viết từ 1 thế kỷ trước. Những gì ông (Lev Tolstoy) chiêm nghiệm về khái niệm đức tin, linh hồn hay những hành động, tư tưởng và suy nghĩ hằng ngày vẫn khiến người đọc của thế kỷ này phải suy niệm theo từng trang, từng chữ của ông.

Xen lẫn theo đó là sự thú vị của những đoạn diễn giải nhỏ cuối mỗi trang, câu từ phản ánh góc nhìn đa chiều, hay đôi khi là phản biện? Điều đó khiến người đọc phần nào được phiêu lưu trong từng câu từ của cuốn sách này.

Cuối cùng, như ông nói: “Có vẻ như việc làm thay đổi xã hội và làm cho con người trở nên tốt hơn là vấn đề đơn giản. Do vậy, chúng ta thường hay cố thay đổi những ai xung quanh ta và quên đi việc phát triển tâm linh của chính mình – tự phấn đấu để đạt tới sự toàn thiện nội tại. Con đường chân thực duy nhất để cải thiện xã hội là cải thiện cái tôi tâm linh của mình.” – Một cuốn sách đáng đọc trong cuộc đời này.

Thông điệp của nước – Masaru Emoto

Ngồi xuống vagrave đọc 5 Quyển saacutech để thấy đời an yecircn của Helly Tống4
Càng tiến hoá, điều con người càng tò mò là tìm hiểu về những gì cơ bản nhất của sự sống.

Tần số vô hình hay sự rung động có chủ đích?

Con người càng tiến hoá, điều họ càng tò mò là tìm hiểu về những gì cơ bản nhất của sự sống. Như cuốn sách nói, thật kì lạ khi điểm chung giữa việc con người có 70-80% nước và trái đất cũng có cùng thông số ấy là đại dương. Vậy nước — xét về những điều không thể thấy được — có đóng vai trò gì lớn đến con người không?

Bằng những thí nghiệm mà tiến sĩ Masaru Emoto nghiên cứu từ các nguồn nước khác nhau, điều ông tìm thấy là vẻ đẹp mà vũ trụ đã ban cho con người lẫn thể chất và sự đồng điệu trong tâm hồn.

Những thí nghiệm của ông được thực hiện bằng cách nghe nhạc với các chủ đề khác nhau, hay nghe những lời nói tích cực và tiêu cực. Từ đó cho thấy nước, những tưởng là vô tri vô giác, lại vẫn có thể xuất hiện với những hình dáng tuyệt trần mà bạn có thể xem trong những hình ảnh nghiên cứu do ông chụp lại.

Cũng như con người, hay những thí nghiệm cái cây, khoa học càng ngày càng chứng minh được những tần số vô hình đều có thể va chạm và ảnh hưởng lên nhau. Điều đó cho thấy được rằng, chúng ta luôn là bị ảnh hưởng bởi môi trường, con người và thiên nhiên. Tất cả đều có thể kết nối bằng nhiều ngôn ngữ và ngữ cảnh khác nhau, để trở nên tốt đẹp hơn hay tệ đi.

Chiến binh cầu vồng – Andrea Hirata

Ngồi xuống vagrave đọc 5 Quyển saacutech để thấy đời an yecircn của Helly Tống5
Mọi người luôn nghĩ thế giới chỉ tồn tại bởi 2 con người là người có ước mơ và người không có ước mơ. Nhưng song song đó vẫn tồn tại một thế giới thứ 3 — những người không dám ước mơ vì vị trí xã hội, vì cái nghèo.

Đây có thể là một trong những cuốn sách mà dù ở độ tuổi nào cũng có thể mang những tâm hồn đó quay về 1 nơi bằng lời văn của chính nhân vật chính trong câu chuyện và bằng cái khao khát “sự học” của một vùng đất nghèo với không một thước đo nào bằng việc được dám ước mơ, khiến người đọc đôi lần có thể tự hỏi rằng “Sự may mắn của tôi đáng giá bao nhiêu?”

Bởi lẽ, mọi người luôn nghĩ thế giới chỉ tồn tại bởi 2 con người là người có ước mơ và người không có ước mơ, nhưng song song đó vẫn tồn tại một thế giới thứ 3 rằng họ không dám ước mơ vì vị trí xã hội, vì cái nghèo.

Những câu chuyện có thật của “Chiến binh cầu vồng” như kết nối lại 3 thế giới trên. Để rồi người đọc vẫn nhận ra rằng, tuổi thơ này rất ngắn và hãy sống như một đứa trẻ con thật sự và rồi bạn sẽ nhận ra ước mơ vẫn luôn ở nơi đấy đợi bạn.

Xem hashtag #cotongreads để tham khảo thêm về tủ sách của Helly!